Giáo án Địa lý 10 bài 17: Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 15286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 17: Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:
Tieát:
NS:
ND:
Bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN.
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
I>MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1/Kiến thức: HS nắm được:
-Khái niệm thổ nhưỡng (đất) thổ nhưỡng quyển. 
-Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất.
	2/Kỹ năng: phân tích, nhận xét mối quan hệ giữa các nhân tố, vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
	3/Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
II>PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: hình 17/sgk, 1 số hình ảnh về tác động của con người đến việc hình thành và sử dụng đất.
III>TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1/Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
	2/Kiểm tra bài cũ: 
ŒTrình bày các khái niệm và nguyên nhân : sóng, sóng thần, thủy triều.
 Khi nào có triều cường, triều kém? 
ŽĐặc điểm dòng biển nóng, dòng biển lạnh? Kể tên 1 số dòng biển lớn trên thế giới.
	3/Vào bài mới: Đất là vật thể tự nhiên rất quen thuộc với con người. Chúng được hình thành từ đâu? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt chúng với các vật thể tự nhiên khác? Bài học hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề này.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
I>Thổ nhưỡng:
 1/Khái niệm thổ nhưỡng: (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì.
 2Thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng):
Là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa - nơi tiếp xúc với các quyển còn lại.
II>Các nhân tố hình thành đất:
 1/Đá mẹ: 
-Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
-Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và tính chất lý hóa của đất.
 2/Khí hậu:
-Vai trò: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất.
-Tác động: nhiệt và ẩm độ làm đá gốc bị phân hủy thành sản phẩm phong hóa rồi tiếp tục phong hóa thành đất, ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ, phân giải tổng hợp chất hữu cơ.
 3/Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo
-Thực vật: phá hủy đá, cung cấp chất hữu cơ 
-Động vật: làm đất tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước và nhiệt.
-Vi sinh vật: phân giải xác sinh vật, tổng hợp thành mùn.
 4/Địa hình: ảnh hưởng đến khí hậu, tạo ra các vành đai đất theo độ cao.
-Vùng núi cao: nhiệt độ thấp nên quá trình hình thành đất chậm. Nơi có địa hình dốc đất dễ xói mòn, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng.
-Vùng bằng phẳng: quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
 5/Thời gian:
-Thời gian hình thành đất gọi là tuổi của đất.
-Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn; mặc khác còn biểu thị cường độ của các quá trình tác động đó.
 6/Con người: 
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của con người có thể làm biến đổi tính chất của đất, làm tăng hoặc giảm độ phì của đất ( hđ đốt rừng làm rẫy làm đất bị xói mòn; bón phân, biện pháp thủy lợi góp phần cải tạo đất,)
Hoạt động 1: tìm hiểu các khái niệm chính
GV: gọi hs phát biểu các khái niệm dựa vào sgk
HS: phát biểu và tự ghi nhận kiến thức
GV: đúc kết bằng hình 17/63 sgk, chỉ rõ giới hạn của lớp phủ thổ nhưỡng: tiếp xúc với thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển. Đặt câu hỏi dẫn vào phần tiếp theo: Hãy kể tên 1 số loại đất mà em biết?
HS: đất phù sa, đất feralit, đất đỏ badan, đất phèn, đất mặn, đất cát,
GV: Vì sao lại có nhiều loại đất khác nhau?èphụ thuộc vào các nhân tố hình thành đất.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố hình thành đất:
GV: chia lớp thành 12 nhóm, mỗi 2 nhóm tìm hiểu 1 nhân tố, đưa ra nội dung yêu cầu thảo luận 
HS: thảo luận trong 5 phút các nội dung yêu cầu và trả lời các câu hỏi kèm theo trong sgk, ghi nội dung vào bảng phụ và mang lên bảng treo.
+N1: nhân tố đá mẹ (khái niệm, vai trò, ví dụ)
àđá gốc phong hóa thành đá mẹ =>đất; đá badan phong hóa thành đất badan
+N2: nhân tố khí hậu (vai trò, tác động, ví dụ)
àở vùng khí hậu ôn hòa: đất đen, đất pôt dôn, đất xám; vùng khí hậu lạnh: đất đài nguyên
+N3: nhân tố sinh vật (vai trò, tác động)
àkhác nhân tố đá mẹ ở chỗ có thể làm biến đổi thành phần, tính chất của đất (liên hệ bài tác động ngoại lực)
+N4: nhân tố địa hình (tác động)
àở miền núi đất đá khó bị phong hóa thành đất, lớp thổ nhưỡng mỏng ngược lại so với miền đồng bằng (thực tế địa phương)
+N5: nhân tố thời gian (khái niệm, đặc điểm)
+N6: nhân tố con người (vai trò, tác động, ví dụ)
GV: nhận xét và đúc kết vấn đề.
 	4/Đánh giá:
1)Lớp vỏ chứa đất nằm ở bề mặt các lục địa thường được gọi là:
	a/thổ nhưỡng quyển	b/sinh quyển	c/thổ quyển	 	d/đất quyển
2)Nguồn gốc tạo thành trực tiếp của mọi loại đất là:
	a/đá gốc	b/đá mẹ	c/đá trầm tích	d/câu a và b đúng
3)Trong quá trình hình thành đất, thực vật có vại trò:
	a/cung cấp chất hữu cơ thực vật	b/góp phần phá hủy đá, thúc đẩy quá trình phong hóa
	c/bảo vệ đất	d/tất cả các ý trên
5/Hoạt động nối tiếp:
 HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sgk và xem trước bài 18.

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 17.doc
Đề thi liên quan