Giáo án Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Bài: 6
Tiết: 
NS:
ND: 
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH
MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời; các mùa; ngày đêm dài, ngắn tùy theo mùa.
2. Kĩ năng
 - Sử dụng tranh, ảnh, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của trái đất:
hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời; các mùa; ngày đêm dài, ngắn tùy theo mùa và theo vĩ độ trên TĐất.
3. Thái độ
 Nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
 -Phóng to các hình 6.1, 6.2, 6.3 từ SGK.
 -Quả Địa Cầu và một ngọn nến (thay cho mô hình Trái Đất - Mặt Trời).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 -Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
 -Ở Hà Nội đang là 7h sáng ngày thứ Ba thì ở Washington DC là mấy giờ ngày thứ mấy? (Biết rằng Hà Nội múi giờ +7 và Washington DC múi giờ -5).
3. Bài mới (mở bài 2’)
 Có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối” 
 Vì sao lại có hiện tượng được phản ánh trong câu ca dao trên? Các em sẽ tìm thấy lời giải đáp câu hỏi này qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1:
CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜI
Mục tiêu: Nêu được khái niệm chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. Xác định được các khu vực Mặt Trời lên thiên đỉnh trên Trái Đất.
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
15’
-Thế nào là chuyển động biểu kiến? 
-Những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
(Dùng quả cầu kết hợp hình 6.1 giải thích cho HS vùng nội chí).
-Ở đâu trên mặt đất xảy ra 1 lần, 2 lần, không xảy ra?
-Vậy vì sao có hiện tượng trên? (2 nguyên nhân 1 hệ quả)
 Hoạt động cá nhân:
-Đọc SGK, hình 6.1, nhìn GV thực nghiệm
rồi trả lời các câu hỏi.
-Một số em đứng trình bày.
I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
+ Hiện tượng MTrời lên thiên đỉnh.
+ Chuyển động biểu kiến của MTrời.
Hoạt động 2:
CÁC MÙA TRONG NĂM
Mục tiêu: Trình bày và giải thích được diễn biến mùa hằng năm trên Trái Đất.
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
10’
? Mùa là gì?
? Mùa hạ thường nóng hay lạnh? Tại sao? (góc nhập xạ lớn. Ví dụ: Ở chí tuyến Bắc, vào ngày hạ chí, góc nhập xạ lúc 12h là 90o, trời nóng; vào ngày đông chí góc nhập xạ lúc 12h là 43o06’, trời mát).
-Thực nghiệm mô hình để hỏi HS một năm có mấy mùa?
? Vậy vì sao có mùa?
 Hoạt dộng cả lớp:
-Dựa vào nội dung để trả lời khái niệm.
-Dựa vào hình 6.3 đo góc nhập xạ để trả lời vì sao mùa hạ nóng.
II. Các mùa trong năm
- Mùa là 1 phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Một năm chia làm 4 mùa (Xuân, hạ thu đông).
- Mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
* Nguyên nhân sinh ra mùa:
Do trục TĐất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MTrời. 
Hoạt động 3:
NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ
Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
-Quan sát hình 6.3 hãy cho biết:
-Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất?
-Hiện tượng chênh lệch ngày đêm trên hai bán cầu diễn ra lần lượt thế nào?
-Trên các vĩ độ sự chênh lệch ngày đêm như thế nào?
 Hoạt động cặp.
-Dựa vào hình 6.3 bằng cách đo độ dài vĩ tuyến thuộc phần ban ngày và phần ban đêm ở một vĩ tuyến nào đó cả Nam lẫn Bắc, rồi rút ra kết luận.
III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa. 
 - Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.
4. Kiểm tra đánh giá (6’)
 1/ Giải thích câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
	 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
 2/ Hãy cho biết nơi nào trên Trái Đất trong 1 năm:
 -Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần.
 -Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần.
 -Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Học bài, lưu ý câu hỏi số 3 cuối bài. Chuẩn bị bài 7.
IV. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
 1/ Tháng 5, mùa hạ, ngày dài hơn đêm, nên ta có cảm giác đêm ngắn và ngược lại.
 2/ Sự thay đổi các mùa làm cho cường độ nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất luôn không đều nhau theo thời gian và địa điểm nên cảnh quan thiên nhiên cũng như hoạt động sản xuất và đời sống con người nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để phát triển. 
 3/ Nếu giả định Trái Đất không tự quay quanh trục, mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì tất nhiên trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Tuy nhiên, khi đó độ dài 1 ngày - đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm.
 Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Rõ ràng là khi đó trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 6.doc