Giáo án Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 6351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Bài: 8
Tiết: 8
NS:
ND: 
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I .MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.
 -Phân tích được tác động của nội lực theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng
 Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
 Một số tranh ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHÚC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
 Ba HS lần lượt trình bày 3 lớp cấu tạo của vỏ Trái Đất.
3. Mở bài (1’)
 Địa hình đa dạng trên bề mặt Trái Đất hiện nay là do kết quả tác động lâu dài của nhiều nguyên nhân, nguồn lực khác nhau. Đó là những nguồn lực nào, cơ chế tác động của chúng ra sao? Để làm rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU NỘI LỰC
Mục tiêu: Biết khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực là gì.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
-Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
-GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức về khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực.
 HS làm việc cá nhân
-Đọc mục I – SGK để có khái niệm và nguyên nhân.
-HS trả lời
I. Nội lực
1. Khái niệm:
Là lực phát sinh từ bên trong TĐất.
2. Nguyên nhân: 
Nội lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng ở bên trong TĐất.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
Mục tiêu: 
 -Hiểu và trình bày được tác động của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất.
 -Có kĩ năng quan sát và nhận xét tác động của các vận động đó qua tranh ảnh.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
16’
-Mục II.1, GV thuyết trình cho HS biết về hình thức, nguyên nhân và tác động của vận động theo phương thẳng đứng.
-Mục II.2,GV chia lớp ra 8 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận về hình thức, nguyên nhân và kết quả của vận động theo phương nằm ngang
-GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức.
-HS lắng nghe, ghi chép.
-HS đọc phần vài viết kết hợp quan sát hình 8.1 – SGK để thảo luận và trình bày
-Đại diện nhóm trình bày
-Các nhóm bổ sung.
II. Tác động của nội lực
1. Vận động theo phương thẳng đứng:(vận động nâng lên và hạ xuống)
 - Xảy ra rất chậm và trên 1 diện tích lớn làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi các bộ phận khác lại được hạ xuống.
 - Gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
2. Vận động theo phương nằm ngang:
 - Làm cho vỏ TĐất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác.
 - Gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
- Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa.
4. Kiểm tra đánh giá (8’)
 1/ Thế nào là nội lực? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
 Nội lực là lực phát sinh ra từ bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra chủ yếu là của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực và của các phản ứng hóa học.
 2/ Hoàn chỉnh bài tập sau:
 Các vận động:
 Nội dung:
Theo phương thẳng đứng
Theo phương nằm ngang
Nguyên nhân
Hình thức
Kết quả
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Học bài. Chuẩn bị bài 9.
IV. PHỤ LỤC
 2/ Hoàn chỉnh như sau:
 Các vận động:
 Nội dung:
Theo phương thẳng đứng
Theo phương nằm ngang
Nguyên nhân
Nội lực
Nội lực
Hình thức
Nâng lên, hạ xuống
Nén ép, tách dãn
Kết quả
Biển tiến, biển thoái
Uốn nếp, đứt gãy
 *Độ Richter: Thang chỉ cường độ động đất gồm 9 độ do Charles Richter, giáo sư trường Đại học California đưa ra năm 1935. Mỗi độ có mức tăng hoặc giảm năng lượng gấp 30 lần.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 8.doc