Giáo án Địa lý 10 tiết 16: Ôn tập giữa học kì

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 tiết 16: Ôn tập giữa học kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Bài: Ôn tập
Tiết: 16
NS:
ND:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ
I. MỤC TIÊU
 Sau bài ôn tập, HS nắm được:
1. Kiến thức
 -Các chuyển động chính của Trái Đất và hệ quả của nó
 -Cấu trúc của Trái Đất và khái niệm về thạch quyển
 -Các tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
 -Khí quyển, sự phân bố nhiệt; sự phân bố khí áp, các loại gió; những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
 -Nhận xét, giải thích được các hiện tượng địa lí
 -Củng cố kĩ năng làm bài bằng trắc nghiệm khách quan
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Quả địa cầu
 -Bản đồ Tự nhiên thế giới
 -Bản đồ Khí hậu thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Ôn tập
Hoạt động 1
ÔN KIẾN THỨC CHƯƠNG II
Mục tiêu: Nắm được các hệ quả của các chuyển động của Trái Đất 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
 Pp phát vấn
-Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
-Hãy trình bày các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
-GV chuẩn kiến thức
 Làm việc cả lớp
-Đọc SGK, xem các hình 6.1, 6.2, 6.3 để trả lời các câu hỏi đề ra
-Một số em đứng lên trả lời, các em khác bổ sung.
1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
-Sự luân phiên ngày, đêm
-Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
-Sự lệch hướng của vật thể
2. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
-Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
-Các mùa
-Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Hoạt động 2
ÔN KIẾN THỨC BÀI 7, 8, 9 CHƯƠNG III
Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc của Trái Đất và các tác động của nội và ngoại lực đến bề mặt của Trái Đất.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
-Hãy trình bày cấu trúc của Trái Đất, thạch quyển là gì?
-Tác động của nội lực: Khái niệm, nguyên nhân, các vận động và kết quả?
-Tác động của ngoại lực: Khái niệm, tác nhân, các quá trình và kết quả?
-Chuẩn xác kiến thức
 Làm việc cả lớp
-Đọc SGK, các kênh hình để trả lời các câu hỏi
-Một số em trả lời, các em khác bổ sung
3. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết Kiến tạo mảng
4. Tác động của nội lực
-Vận động theo phương thẳng đứng
-Vận động theo phương nằm ngang
5. Tác động của ngoại lực
-Quá trình phong hóa
-Quá trình bóc mòn
-Quá trình vận chuyển
-Quá trình bồi tụ
Hoạt động 3
Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm khí quyển, không khí ở tầng đối lưu và các hiện tượng nhiệt độ, khí áp, gió, mưa
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
20’
-Cấu tạo của khí quyển, nguồn cung cấp nhiệt cho không khí 
-Các khối khí, frông; các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
-Các đai khí áp và các loại gió chính
-Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phânbố lượng mưa trên Trái Đất
 Làm việc cả lớp
-Đọc SGK, các kênh hình, bản đồ khí hậu treo ở bảng để trả lời từng câu hỏi do GV đề ra
-Từng em lần lượt trả lời. Các em khác nhận xét, bổ sung
6. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
7. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
8. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
3. Củng cố - dặn dò (4’)
 -GV dùng bản đồ hệ thống lại các kiến thức đã học theo trình tự SGK
 -Dặn HS tiết tiếp đến kiểm tra 1 tiết
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.

File đính kèm:

  • docDIA 10 - TIET ON TAP - TUAN 8.doc
  • docDIA 10 - ÔN TẬP KIỂM TRA.doc