Giáo án Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
Bài: 02
Tiết: 02
NS:
ND:
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, 
KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của nó.
 -Biết lí do hình thành liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng
 -Sử dụng bản dồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
 -Phân tích bảng 2 dể nhận biết các nước thành viên, quy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
3. Thái độ
 Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
 -Bản đồ Các nước trên thế giới.
 -Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới (có thể dùng kí hiệu để thể hiện trên nền bản đồ Các nước trên thế giới).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
 -Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
 -Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền KT-XH thế giới.
3. Bài mới (mở bài 1’)
 Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự ăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. Ta tìm hiểu rõ trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
Mục tiêu: Nắm vững được các biểu hiện và thấy được hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
-Thuyết giảng về nguyên nhân và khái niệm toàn cầu hóa.
-Chia lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ là mỗi nhóm nghiên cứu và trình bày trước lớp một biểu hiện của toàn cầu hóa.
-Sau khi chuẩn kiến thức, hỏi chung cả lớp hệ quả hai mặt của toàn cầu hóa là gì?
-Hoạt động nhóm:
Khai thác kiến thức trong sách để rút ra kết luận cần thiết.
-Nhóm 1 và 5: mục a
-Nhóm 2 và 6: mục b
-Nhóm 3 và 7: mục c
-Nhóm 4 và 8: mục d
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác cho ý kiến.
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1. Toàn cầu hóa kinh tế được biểu hiện:
a.Thương mại thế giới phát triển mạnh
b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế
a. Tích cực
b.Mặt trái của TCH
Hoạt động 2
XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ
Mục tiêu: Nguyên nhân hình thành, các khu vực tiêu biểu và hệ quả.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
-Thuyết giảng về nguyên nhân và khái niệm về khu vực hóa.
-Cho HS tìm các nước thành viên của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bảng đồ Các nước trên thế giới (GV dùng kí hiệu vạch ra).
-Khu vực hóa kinh tế có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? Liên hệ VN trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay.
-Hoạt động cả lớp.
-Dựa vào bảng 2 để so sánh về quy mô dân số, GDP các khối với nhau.
-Dựa vào mục II.2 cùng trao đổi.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
-NAFTA (1994,3)
-EU (1957,27)
-ASEAN (1967,10)
-APEC (1989,21)
-MERCOSUR (1991,5)
-
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế (theo pp phân tích SWOT)
a. Ưu điểm, cơ hội (Strengths, Opportunities)
b. Nhược điểm, nguy cơ (Weaknesses, Threats)
4. Củng cố - đánh giá (6’)
 1/ Điền vào ô trống chữ B tương ứng với ý thể hiện sự biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế, hoặc chữ H là những ý thể hiện hệ quả:
Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
Các công ti quốc gia chi phối nhiều ngành kinh tế.
Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
 2/ Hoàn thành bảng Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực theo mẫu sau:
Tên tổ chức
Năm thành lập
Số thành viên
Vị trí số dân
Vị trí GDP
 3/ Tìm hiểu Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC).
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Học bài, làm các bài tập, chuẩn bị bài học mới
V. THÔNG TIN PHẢN HỒI
 1/
Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
(B)
Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
(H)
Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
(H)
Các công ti quốc gia chi phối nhiều ngành kinh tế.
(B)
Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
(H)
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
(B)
Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
(B)
Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
(H)
 2/
Tên tổ chức
Năm thành lập
Số thành viên
Vị trí số dân
Vị trí GDP
NAFTA
1994
3
4
2
EU
1957
27
3
3
ASEAN
1967
10
2
4
APEC
1989
21
1
1
MERCOSUR
1991
5
5
5
*Các thuật ngữ:
-EWEC (East West Economic Corridor): Đường hành lang kinh tế Đông Tây gồm 13 tỉnh thuộc 4 nước Myanmar (đi qua 2 tỉnh Mawlamyine, Myawaddy),Thailand (đi qua 7 tỉnh phía Bắc), Laos (đi qua tỉnh Savannakhet) và Vietnam (đi qua 3 tỉnh và thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng).
-WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới.
-IMF (International Monetery Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế.
-WB (World Bank): Ngân hàng thế giới.
-NAFTA (North American Free Trade Agreement): Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
-EU (European Union): Liên minh châu Âu.
-ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
-APEC (Asia Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương.
-MERCOSUR (Mercado Común del Sur): Thị trường chung Nam Mĩ.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.

File đính kèm:

  • docDIA 11 - BAI 2.doc