Giáo án Địa lý 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 9096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Bài: 3
Tiết: 3
NS:
ND:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa sân số ở các nước phát triển.
 -Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
 -Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh.
2. Kĩ năng
 Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế.
3. Thái độ
 Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
 -Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
 -Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
 -Phiếu học tập:
Vấn đề môi trường
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Suy giảm tầng ôdôn
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
Ô nhiễm biển, đại dương
Suy giảm đa dạng sinh vật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
 -Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn dẫn đến những hệ quả gì?
 -Xác định các nước thành viên của tổ chức ASEAN trên bản đồ.
3. Bài mới (mở đầu 1’)
 Cùng với việc bảo vệ hòa bình, nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trườnggây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ta tìm hiểu kĩ trong bài học này.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VỀ DÂN SỐ
Mục tiêu: Nắm vững đặc điểm, hậu quả của bùng nổ dân số, già hóa dân số và hậu quả của nó.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
-Chia lớp ra 6 nhóm thảo luận 2 nhiệm vụ sau:
+Vấn đề bùng nổ dân số (Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả).
+Vấn đề già hóa dân số (Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả).
-HS trình bày kết quả thảo luận, GV chuẩn kiến thức và liên hệ với chính sách dân số ở VN.
-Hoạt động nhóm.
-Các nhóm 1,3,5 đọc mục I.1, bảng 3.1 thảo luận và trả lời theo câu hỏi của sách
-Các nhóm 2,4,6 đọc mục I.2, bảng 3.2 thảo luận và trả lời theo câu hỏi của sách
(Lưu ý là phân tích bảng theo chiều dọc chứ không phải chiều ngang. Ví dụ bảng 3.1 giai đoạn 60-65, các nước đang phát triển gấp 1.9 lần các nước phát triển và gấp 1.2 lần thế giới).
-Lần lượt cử đại diện nhóm trình bày.
I. Dân số
1. Bùng nổ dân số
-Nửa sau XXes dân số thế giới tăng nhanh. Năm 2005:
6.477 triệu người.
-Bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển.
-Gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường.
2.Già hóa dân số
-Dân số thế giới đang có xu hướng già đi.
-Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
-Nguy cơ thiếu lao động, chi phí cho người già
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: Nắm được hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về các vấn đề của môi trường.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
-Phát phiếu học tập cho cả lớp và yêu cầu làm theo mẫu.
-Lấy kết quả, nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
-Hoạt động cá nhân.
-Có thể trao đổi trên cơ sở thông tin SGK và hiểu biết cá nhân điền kết quả vào phiếu học tập.
-Một số em lên bảng điền kết quả.
II. Môi trường
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn
2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
3. Suy giảm đa dạng sinh vật
(Nội dung ở phiếu học tập)
Hoạt động 3:
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
Mục tiêu: Hiểu được sự cấp thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
6’
-Đàm thoại mở .
-Ngoài những vấn đề đã tìm hiểu ở trên, hiện nay thế giới còn có những vấn đề nào cần quan tâm giải quyết nữa?
-Từ những hiểu biết của em, hãy cho những ví dụ cụ thể.
-Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế và giải quyết những vấn đề đó?
-Tiểu kết.
-Hoạt động cả lớp.
-Với những hiểu biết của mình, hãy cùng trao đổi với GV.Ví dụ:
+Xung đột sắc tộc ở đâu, tôn giáo ở đâu, khủng bố ở đâu?
+Mức độ như thế nào được gọi là nghiêm trọng? (Ngày 11/9/2001 tại Trung tâm Thương mại New York chết 2.749 người)
III. Một số vấn đề khác
1. Các vấn đề:
-Xung đột sắc tộc
-Xung đột tôn giáo
-Khủng bố
-Hoạt động kinh tế ngầm
2.Trách nhiệm của chúng ta
-Thành lập các cơ quan cảnh sát quốc tế
-Cam kết đoàn kết chống chủ nghĩa li khai dân tộc, chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. 
4. Củng cố - đánh giá (5’)
 1/ Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
 2/ Trình bày lại nội dung phiếu học tập về vấn đề môi trường.
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Trả lời câu hỏi và làm bài tập trang 16 SGK. Chuẩn bị bài thực hành.
V. THÔNG TIN PHẢN HỒI
 1/ Phiếu học tập:
Vấn đề môi trường
Biểu hiện
Nguyên nhân
Hậu quả
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên
Khí thải công nghiệpgây hiệu ứng nhà kính
Băng tan ở hai cực, nước biển dâng, mất đất
Suy giảm tầng ôdôn
Tầng ôdôn mỏng, xuất hiện lỗ thủng
Khí thải CFCS, SO2 trong công nghiệp
Tia tử ngoại
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
Dòng sông đen
Chất thải công nghiệp, sinh hoạt
Thiếu nước sạch
Ô nhiễm biển, đại dương
Thủy triều đen
Chất thải công nghiệp, đắm tàu dầu
Giảm sút tài nguyên biển
Suy giảm đa dạng sinh vật
Sinh vật tuyệt chủng, hệ sinh thái biến mất
Khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, biển
Mất nhiều nguồn gen, thực phẩm, dược phẩm quí
 2/ Gợi ý trả lời câu hỏi 2 cuối bài học:
 Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó có con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
VI. RÚT KINH NGHIÊM
..

File đính kèm:

  • docDIA 11 - BAI 3.doc