Giáo án Địa lý 11 bài 5 tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 5 tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Bài: 5 Tiết: 7 NS: ND: Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. -Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố. 2. Kĩ năng -Sử dụng bản đồ Các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vục Trung Á. -Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực. -Phân tích bảng số liệu để rút ra nhận định. -Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế. II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC -Bản đồ Các nước trên thế giới -Bản đồ Tự nhiên châu Á -Phóng to hình 5.8 – SGK -Phiếu học tập: Các mặt tìm hiểu Tây Nam Á Trung Á Vị trí địa lí Ý nghĩa Đặc trưng tự nhiên Đặc điểm xã hội nổi bật III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) -Cảnh quan chính và tài nguyên chủ yếu của Mĩ Latin là gì? Thuận lợi cho các ngành kinh tế nào? -Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ Latin phát triển không đều? 3. Mở bài (1’) Các em đã biết gì về Tây Nam Á hoặc Trung Á? Trung Đông, Vùng Vịnh các em đã từng nghe, có liên quan gì đến một trong hai khu vực này? Ta tìm hiểu các khu vực mà các em đã có nghe ở bài hôm nay. Hoạt động 1 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á Mục tiêu: -Hiểu được cả hai khu vực đều có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên -Biết được cả hai khu vực đều đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến việc tranh chấp quyền lợi tài nguyên đẫn tới các xung đột. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 16’ -Tổ chức cho HS làm 8 nhóm thảo luận. -Để các nhóm trình bày được thuận lợi, cho các nhóm phiếu học tập có ghi sẵn các yêu cầu, kết hợp với nội dung bài và các câu hỏi của SGK. -GV nhận xét, góp ý, chuẩn kiến thức. Hoạt động theo nhóm -Các nhóm lẻ nghiên cứu thảo luận các đặc điểm của khu vực Tây Nam Á -Các nhóm chẵn nghiên cứu thảo luận các đặc điểm của khu vực Trung Á -Đại diện các nhóm trình bày trước lớp I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Tây Nam Á 2. Trung Á (Nội dung ở phiếu học tập trong mục thông tin phản hồi) Hoạt động 2 TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á Mục tiêu: Thấy được vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia và tình trạng mất ổn định trong khu vực. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 16’ -GV yêu cầu HS tự nghiên cứu cá nhân +Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất? +Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất? +Sự chênh lệch về lượng dầu khai thác và tiêu dùng ở mỗi khu vực nói lên điều gì? -GV kết luận -GV cho HS hoạt động cặp: Những nguyên nhân nào làm cho tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng về quyền lợi của nhân dân nhiều nước trong khu vực? -Trả lời câu hỏi cuối mục 2 Hoạt động cá nhân -Dựa vào nội dung bài học và hình 5.8 trả lời các câu hỏi. -Một số HS trả lời, các em khác góp ý, bổ sung Hoạt động cặp -Thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ -Trữ lượng: TNA (50%), trong đó Arab Saudi, Iran, Iraq, Kuwait, UAE -Khả năng xuất khẩu: TNA, TA *Nguồn dầu mỏ và vị trí địa – chính trị → nguyên nhân quan trọng tạo sự bất ổn định của khu vực 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khung bố a/ Nguyên nhân: -Tôn giáo -Tài nguyên -Sự can thiệp bên ngoài b/ Hậu quả: Chiến tranh, nghèo dói, mất ổn định 4. Củng cố đánh giá (5’) 1/ Vị trí địa lí và ý nghĩa địa chính trị của TNA và TA? 2/ Nguyên nhân của tình trạng nghèo đói và thiếu ổn định của khu vực là gì? 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Học bài, làm bài tập và chuẩn bị cho tiết kiểm tra giữa học kì vào tuần sau. V. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1/ Phiếu học tập Các mặt tìm hiểu Tây Nam Á Trung Á Vị trí địa lí Tây nam châu Á, nơi tiếp giáp ba châu lục Á, Âu, Phi án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á → Âu Trung tâm châu Á án ngữ trên con đường tơ lụa Ý nghĩa Vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông,quân sự Vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự Đặc trưng về tự nhiên Khô hạn, giàu dầu mỏ và khí đốt nhất thế giới Khô hạn, giàu dầu mỏ và khí đốt Đặc điểm xã hội nổi bật Cái nôi của ba tôn giáo lớn, đa số dân cư theo đạo Hồi Đa dân tộc, vùng giao thoa văn hóa Đông - Tây 2/ Gợi ý trả lời câu hỏi cuối mục II.2 trang 32 – SGK: -Bắt đầu từ việc giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ); các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa, lịch sử; cùng với việc giải quyết tình trạng đói nghèo. -Đó là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực. VI. RÚT KINH NGHIỆM .
File đính kèm:
- DIA 11 - BAI 5- TIET 3.doc