Giáo án đọc văn: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu

doc123 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án đọc văn: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.vNgày soạn: 6-1-09
Tuần :19
Tiết : 73
Giáo án đọc văn:
lưu biệt khi xuất dương
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu

	


A.Mục tiêu bài học:
	Giúp hs:
Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ xx.
Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu.
B.Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định và kiểm tra.
 2. bài mới
PBC là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ. Sự nghiệp cứu nước của ông không thành nhưng tấm lòng yêu nước thiết tha nồng cháy của ông thì vẫn còn mãi muôn đời. Lãnh tụ NAQ từng suy tôn ông là “bậc anh hùng, vị thiên sứ được 25 triệu đồng bào tôn kính”.

Hoạt động của gv –hs
Nội dung cần đạt.
? Hãy cho biết những nét chính về tác giả PBC?








? Ông có những tác phẩm chính nào, nội dung của các tác phẩm đó?







? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Chủ đề của bài thơ là gì?




HS đọc văn bản và chia bố cục.

?HS đọc hai câu đề và cho biết tác giả đã đưa ra quan niệm gì?
-PNLão:múa giáo non sông trải mấy thu
-NCTrứ: làm trai nam bắc tây đông- cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
đã mang tiếng ở trong trời đất – phải có danh gì với núi sông
-PBC cũng nói: giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi- sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
? Âm hưởng hai câu thơ là gì?


? Hai câu thơ thể hiện điều gì? nghệ thuật và tác dụng?







? Hai câu thơ luận tác giả đã đề cập đến vấn đề gì?
“ Bôi mặt thờ kẻ thù là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ- sao bằng ngẩng đầu lên làm một người lỗi lạc cho tổ quốc”
? Em có cảm nhận gì về giọng điệu nhịp điệu của hai câu thơ? 


? Em hãy tìm hình ảnh thơ, hình ảnh đó thể hiện điều gì?
(PBC tiếp cận với tân thư, ông hiểu được sự mục rũa của triều đình- suốt một lũ trong vòng cung thất- của ăn chơi cao huyết muôn người—vua là tượng gỗ dân là thân trâu)























? Bài thơ có ý nghĩa gì với tuổi trẻ ngày nay?


Giới thiệu chung.
Tác giả.
Sinh 29-11-1867, mất 29-10-1940
Quê Đan Nhiệm – Xuân Hoà- Nam Đàn – Nghệ An
Là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc trong mấy chục năm đầu TKXX.
Là lãnh tụ của phong trào yêu nước: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quang phục hội 
Ông còn là một nhà văn lớn, dù không chủ tâm làm nhà văn 
Tác phẩm chính.
Việt Nam vong quốc sử 1905
Hải ngoại huyết thư 1906
Ngục trung thư 1914.......
Nội dung:
 +Tuyên truyền cổ động cách mạng 
Nghệ thuật :
 + Hào hùng, sôi nổi, nhiệt tình và tâm huyết
Thể loại: thất ngôn bát cú
Văn bản:
Hoàn cảnh sáng tác: năm 1905 PBC chia tay các bạn của mình để sang TQ, NB để mở đầu cho phong trào Đông du, trước lúc lên đường sang NB ông đã làm bài thơ này.
Chủ đề: thể hiện ý chí quyết tâm hăm hở và ý nghĩ lớn lao mới mẻ của PBC trong buổi đầu xuất dương.
Bố cục: 
 + Cách truyền thống
 + Hai phần: sáu câu đầu- nguyên cớ lưu biệt
 hai câu cuối- ý chí quyết tâm
Đọc – hiểu văn bản
Nguyên cớ lưu biệt
Hai câu đề
Quan niệm: chí làm trai - phải làm nên chuyện lạ 
 - phải xoay trời chuyển đất
Tức là: tung hoành ngang dọc hoà nhập tài năng của mình trong vũ trụ sống hết mình cùng trời đất. Đối với PBC đó còn là một lý tưởng sống tiến bộ, phải sống táo bạo mạnh mẽ hơn, không để vũ trụ chuyển vần xô đẩy, mong muốn có điều lạ điều mới, phải chủ động làm chủ cuộc đời mình, dám mưu đồ những việc lớn lao, không thể sống tầm thường tẻ nhạt buông xuôi.
- Âm hưởng – mạnh mẽ ta thấy một con người có tư thế mới khoẻ khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ thách thức với càn khôn.
 Tóm lại: hai câu thơ là suy nghĩ là cách sống cao đẹp khẳng định chí làm trai, lí tưởng, khát vọng sống tuổi trẻ, vượt lên trên mộng công danh tầm thường gắn liền với hai chữ hiếu trung vươn tới lí tưởng nhân quần xã hội rộng và cao cả.
Hai câu thực
ý thức về cái tôi cá nhân có trách nhiệm với đất nước 
Nghệ thuật: giọng thơ mạnh mẽ, khẳng định .
 câu hỏi nghi vấn: hỏi mình, hỏi người, hỉ thời đại – lời giục giã thanh niên hãy sống có trách nhiệm với đất nước với cuộc đời.
Tóm lại: hai câu thơ là sự khẳng định của cái tôi có trách nhiệm lớn lao trong hoàn cảnh xã hội tối tăm và là gửi gắm chút lo âu về muôn thuở.
Hai câu luận 
- Lẽ nhục vinh - nỗi nhục mất nước: non sông mất, sống thêm nhục.
- Việc học chữ thánh hiền - không giúp ích gì cho cảnh mất nước - đó là lối học cũ, vì thế tác giả kêu gọi đoạn tuyệt với lối học cũ, không đắm mình trong hư danh, mà phải đi tìm lí tưởng cao cả mới mẻ.
- Giọng điệu: nhiệt huyết sục sôi chân thành
- N hịp điệu: mạnh mẽ dứt khoát
Tóm lại: hai câu thơ là nỗi đau mất nước, sự bế tắc trong công danh và học vấn cho nên tác giả kêu gọi từ bỏ lối học cũ để tìm lối học mới giúp đất nước.
Quyết tâm lưu biệt
Hình ảnh: biển đông, cánh gió, sóng bạc – thể hiện một sức sống mạnh mẽ lớn lao, gợi sự khó khăn gian khổ, nhưng cũng là một lòng quyết tâm ra đi để đương đầu với khó khăn thử thách.
Tóm lại: một bức tranh thiên nhiên kì vĩ nhưng lại thể hiện một khát vọng lớn lao, một quyết tâm ra đi của con người, đồng thời cũng dào dạt niềm lạc quan về con đường mình đã chọn.
Tổng kết:
Bài thơ là tuyên ngôn về nhân sinh quan của PBC. đó cũng là một lí tưởng sống, suy nghĩ, cảm súc mới mẻ, tư thế hiên ngang, quyết tâm của tuổi trẻ ra đi tìm đường cứu nước.
- ý nghĩa: 
 + Khát vọng sống hào hùng mãnh liệt
 + Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang với vũ trụ
 + Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục vinh gắn liền với sự tồn vong của đất nước
 + Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại
 + Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với thử thách


3. Dặn dò
- HS về nhà học thuộc bài thơ
- Soạn bài mới












Ngày 7-1-2009
Tuần 19
Tiết 74

Giáo án tiếng việt 

Nghĩa của câu
A. Mục tiêu bài học
	Giúp học sinh:
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
B. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định và kiểm tra
Đọc thuộc bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của PBC?
 2. Bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Học sinh đọc ngữ liệu và phân tích ngữ liệu theo các câu hỏi ở dưới.











Học sinh nhận xét 











GV nhận xét chung
Sự việc trong thực tế khách quan rất đa dạng. Chúng ta vẫn chưa thống nhất các ý kiến là có bao nhiêu loại sự việc và mỗi sự việc có những loại đặc trưng nào


HS đọc ghi nhớ



I. Hai thành phần nghĩa của câu.
* ở cặp câu a1, a2
Hai câu cùng đề cập đến cùng một sự việc đó là: a1, a2 Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ
Nhưng câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc nhờ từ “hình như”
Câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
 * ở cặp câu b1, b2
 - Hai câu đều đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng (nếu tôi nói) 
 - Câu b1 thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc
 - Câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.
* Nhận xét: 
Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
Nghĩa sự việc còn gọi là nghĩa miêu tả hay là nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề.
Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái luôn luôn hoà quyện với nhau, nhưng nghĩa tình thái có thể biểu hiện riêng rẽ và tường minh bằng các từ ngữ tình thái. Hơn nữa có trường hợp tách riêng từ ngữ tình thái thành một câu độc lập. Lúc đó câu có nghĩa tình thái mà không có nghĩa sự việc. Câu có nghĩa sự việc luôn kèm theo nghĩa tình thái.
II. Nghĩa sự việc 
-Một số loại sự việc phổ biến: 
 Câu biểu hiện hành động
 Câu biểu hiện trạng thái, tính chất đặc điểm
Câu biểu hiện quá trình
Câu biểu hiện tư thế
Câu biểu hiện sự tồn tại
Câu biểu hiện quan hệ

III. Ghi nhớ và luyện tập




3. Dặn dò
đọc thuộc ghi nhớ
soạn bài mới: “Viết bài làm văn số 5”

























Ngày 7-1-09 Viết bài làm văn số 5
Tuần 19 (Nghị luận xã hội) 
Tiết 75


Mục tiêu bài học 
Giúp HS
Biết vận dụng các thao tác lập luận đã họcđể làm bài văn nghị luận văn học.
Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách. 
Tạo hứng thú đọc văn cũng như viết văn.
Tiến trình lên lớp
ổn định lớp
Bài mới

Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt

Đề bài:
Em có suy nghĩ gì về lũ lụt xảy ra đối với nước ta năm 2009?
Hướng dẫn chung
Xem lại các bài: phân tích đề , lập dàn ý bài văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh.
Đọc lại các văn bản đã học
Gợi ý cách làm bài
Thực trạng phá rừng, ô nhiễm môi trường: nước, không khí, đất…
Nguyên nhân
 + Chặt phá rừng đầu nguồn
 + Ô nhiễm môi trường nước ở công ti Vê Đan
 + Vứt rác thải bừa bãi: biển, đường…
 + Khu công nghiệp: xây dựng không đủ tiêu chuẩn…
Kết quả
 + Lũ lụt và hạn hán xảy ra liên miên
 + Người dân càng gặp khó khăn trong sản xuất, nghèo đói…
Biện pháp
+ Trồng cây gây rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng
+ Giữ gìn vệ sinh ở biển, nước, đất, không khí… mỗi người dân cần ý thức được việc bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
+ Tuyên truyền vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường…
=> Em rút ra bài học gì cho bản thân


3. Dặn dò
Soạn bài mới: Hỗu trời của Tản Đà
































Ngày 8-1-09
Tuần 20
Tiết 76,77 hầu trời
 Tản Đà
Mục tiêu bài học
Giúp HS
Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX
Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà.
Tiến trình lên lớp
ổn định và kiểm tra: Đọc thuộc bài thơ “xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu
bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

Hãy cho biết những nét chính về tác giả Tản Đà?








Tác phẩm chính của ông?










Em hãy phân tích khổ thơ đầu, cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?





? Tác giả được mời lên thiên đình để đọc thơ cho trời và chư tiên nghe. Buổi đọc thơ diễn ra như thề nào? (thái độ của tác giả và của các chư tiên)















? Qua lời kể của tác giả,em thấy dược điều gì về cá tính và tâm hồn thi sĩ?
- Xã hội phong kiến xưa là xã hội lễ nghi khuôn phép, cá tính độc đáo như tác giả tường coi là ngông khác đời – Nguyễn Công Trứ
















? Em hãy nhận xét về giọng kể của tác giả?
? Tác giả nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lương mà trời giao cho là gì?

VD: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng
Tản Đà nói: Hôm qua chửa có tiền nhà
Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào
Đi ra rồi lại đi vào
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ.










Giới thiệu chung
Tác giả1889-1939
Tên Nguyễn Khắc Hiếu
Quê ở làng Khê Thượng- Bất Bạt- Sơn Tây, nằm bên bờ sông Đà gần chân núi Tản Viên
ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học mới bắt đầu, nên con người ông , kể cả học vấn , lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “ người của hai thế kỉ”
Tản Đà học chữ Hán từ nhỏ, sau hai khoa thi hương đều hỏng, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác chữ Quốc Ngữ.
Những tác phẩm chính
Nội dung:
+ Tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghêng, vừa cảm thương ưu ái
+ Thơ văn ông được xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: Trung đại và hiện đại
Xuất xứ
Bài Hầu trời in trong tập “ Còn chơi” xuất bản đầu năm 1921
Đọc – hiểu văn bản
Khổ thơ đầu
Đêm qua chẳng biết có hay không,
+ Câu hỏi tu từ: nghi ngờ về một giấc mơ
 bàng hoàng chẳng biết có hay không
Đây là cảm xúc thực, nhưng tứ thơ lãng mạn lại là ở chỗ tác giả làm cho người đọc cảm nhận được “cái hồn” trong cõi mộng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thựcvì ba câu sau tác giả như khẳng định việc lên trời của mình là có thực.
Tóm lại: khổ thơ đầu gây mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc. Cách vào chuyện đặc sắc có duyên, cảm giác đó làm cho câu chuyện mà tác giả sẽ kể trở nên có sức hấp dẫn.
Tác giả” hầu trời.”
Thái độ tác giả: cao hứng tự đắc...
+ Đương cơn đắc ý đọc đã thích
+ Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe trời cũng lấy làm hay
+ Tác giả còn kể việc in sách của mình, rất nhiều áng văn được in: chưa biết con in ra mấy mươi”
+ Khen văn của mình: “văn đã giàu thay lại lắm lối”
 Tác giả rất vui, sảng khoái khi đọc thơ văn cho trời nghe, qua đó ta thấy tác giả khẳng định cái tôi của mình, đó là con người có tài làm thơ văn.
Thái độ của trời và chư tiên.
+ Trời khen hay: bật buồn cười
 phê “văn thật tuyệt”
 văn trần được thế chắc có ít
 nhời văn chuốt đẹp như sao băng
+ Chư tiên: tâm nở dạ
 cơ lè lưỡi
 Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
 Song thành, Tiểu Ngọc lắng tai
Trời và chư tiên nghe rất xúc động, tán thưởng và rất hâm mộ. đây cũng chính là sự khẳng định cái tôi của tác giả.
Tác giả xưng tên tuổi, thân thế, cho mình là tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông
ông ý thức được tài năng thơ của mình
Táo bạo, đường hoàng bộc lộ cái tôi cá thể của tác giả
Thể hiện cái ngông của mình khi tìm đén tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc hoàng và chư tiên.
Tóm lại: tác giả là một nghệ sĩ tài hoa có cốt cách có tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng đơn điệu nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ.
Hiện thực xã hội và cuộc đời
Cuộc đời: tác giả là người có tài nhưng không được xã hội trọng dụng, cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu,bệnh tật
+ Văn chương hai giới rẻ như bèo
+ Cảnh con thực nghèo khổ
+ Thước đất cũng không có
+ Chỉ còn một bụng văn
+ Kiếm được đồng lãi thực khó
+ Làm mãi chẳng đủ tiêu......
Hiện thực:Tác giả nói cuộc sống của mình nhưng đó cũng là cuộc sống của văn nghệ sĩ thời bấy giờ: bị rẻ rúng, khinh bỉ, không tìm được sự tri âm tri kỉ
Giọng kể đa dạng hóm hỉnh, có phần ngông nghênh tự đắc nhưng lại rất thực phản ánh đúng hiện thực xã hội
Tản Đà lãng mạn nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khao khát được gánh vác việc đời. Nhưng cuộc đời và xã hội đã không đối xử công bằng với ông: khổ cực tủi hổ bị o ép nhiều chiều.
(Cuối đời tác giả mở cửa hàng xem tướng số nhưng không có khách, mở lớp dạy học không có học trò. ông chết trong cảnh đói nghèo)
Tóm lại : trước hiện thực đó tác giả thường hay chán đời, ông phải tìm tri kỉ đến tận trời, để thoả niềm khao khát. Hai nguồn cảm hứng hiện thực và lãng mạn thưòng đan cài trong thơ ông
Biện pháp nghệ thuật
- Thể thơ: trường thiên khá tự do nguồn cảm xúc bộc lộ thoải mái tự nhiên phóng túng
- Ngôn ngữ chọn lọc,tinh tế gợi cảm, gần với đời không ước lệ
- Cách kể hóm hỉnh có duyên lôi cuốn
- tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
III. Tổng kết
Hướng dẫn trả lời bài tập.


Dặn dò
Học bài, thuộc đoạn in đậm
Soạn bài mới









Ngày 8-1-2009
Tuần: 20
Tiết: 78

Tiếng việt
Nghĩa của câu
(tiếp theo)


Hoạt động của gv – hs

Nội dung cần đạt


? Biểu hiện của nghĩa tình thái ở mấy phương diện?
? Phân tích vd sgk?
















? Phân tích VD sgk?








HS đọc phần ghi nhớ








Nghĩa tình thái
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu
Khẳng định tính chân thực của sự việc:
VD: Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật.
Phỏng đón sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp:
VD: Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc:
VD: Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.
Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra:
VD: Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:
VD: Tao không thể là người lương thiện nữa.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe
Tình cảm thân mật gần gũi
VD: Em thắp đèn lên chị liên nhé?
Thái độ bực tức hách dịch:
VD: Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
Thái độ kính cẩn:
VD: - Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách.
* Ghi nhớ
III. Luyện tập
Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
a.- Sự việc: hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền B/N có sắc thái khác nhau
Tình thái: phỏng đoán độ tin cậy cao chắc
 b. –Sự việc: ảnh là của mợ Du và thằng Dũng
 - Tình thái: khẩng định sự việc ở mức độ cao (rõ ràng là)
 c. Sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù
 Tình thái: khẳng định một cách mỉa mai (thật là)




Dặn dò
Làm bài tập còn lại
Soạ nbài mới
















bài làm văn số 6
(Văn thuyết minh)
Thời gian: 90
Đề bài:
Trắc nghiệm: (2 điểm)
Trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã nêu mấy trận đánh nổi bật?
 A. 5 trận B. 4 trận
 C. 3 trận D. 6 trận
2. Các biện pháp nghệ thuật trong bài Bình Ngô Đại Cáo
 A. Đối lập B. So sánh
 C. Động từ mạnh, tính từ chỉ mức độ D. Cả A,B,C đều đúng
3. Đại Cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập vì:
 Nêu luận đề chính nghĩa
 Tố cáo tội ác của giặc
 Tái hiện quá trình kháng chiến thắng lợi
 Khẳng định sự thật, chân lí mang tính quy luật: nước Đại Việt có quyền được hưởng tự do hạnh phúc, sự thực là đã được tự do, độclập.
 A. Đúng B. Sai
4. Đaị Cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn về quyền sống của con người.
 A. Sai B. Đúng
5. Yếu tố nào đã khẳng định bài Cáo là thiên cổ hùng văn
 A. yếu tố chính luận B. yếu tố văn chương
 C. yếu tố chính luận và văn chương D. Cả A, B,C, đều sai
6. Kết cấu của văn bản thưyết minh có mấy kiểu kết cấu?
 A. 2 B. 3
 C. 4 D. 5
7. Tính chuẩn xác của văn bản thuyếtminh là:
 A. Đúng mục đích B. Đúng nội dung và chân lí
 C. Chuẩn mực D. Cả A, B, C đều đúng
8. Tác giả Hoàng Đức Lương sinh và mất năm1418-1499
 A. Đúng B. Sai
 2. Tự luận: ( 8 điểm)
Em hãy thuyết minh về cái bánh chưng trong ngày tết cổ truyền Việt Nam.

(bài này anh đừng in)



















Ngày 9-1-2009
Tuần 21
Tiết 79, 80
Giáo án đọc văn:
Vội vàng
 - Xuân Diệu-

A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua bài thơ.
Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo vè nghệ thuật của nhà thơ.
B.Tiến trình lên lớp
1, ổn định và kiểm tra
Đọc thuộc phần in đậm trong bài Hầu Trời của Tản Đà.
Cho biết nội dung trong bài thơ?
2, Bài mới
Hoạt động GV- HS
Nội dung cần đạt
? 
Hãy cho biết phần tiểu dẫn đã giới thiệu những nội dung gì? Trình bày những nội dung đó?




















HS đọc bài thơ. Tìm xuất xứ và chia bố cục, tìm nội dung của từng phần









? Hãy đọc khổ thơ đầu, tìm nghệ thuật và tác dụng của nghệ thuật đó?








? Cảnh vật thiên nhiên được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ tiếp và nêu tác dụng?









? Cảnh thiên nhiên đẹp là thế, căng tràn là thế vậy tâm trạng của tác giả như thế nào?











Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào?Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi chảy của thời gian?



Cái bay không đợi cái trôi – Từ tôi phút ấy sang tôi phút này


? Điệp từ “ nghĩa là” được sử dụng với mục đích gì?

? Nghệ thuật đối lập trong đoạn thơ thể hiện điều gì?









Phân tích kết cấu: nói làm chi... nếu ... còn... nhưng chẳng còn... nên?



? Vậy làm thế nào có cách nào để tận hưởng hạnh phúc, tình yêu, tuổi trẻ?


Giọng thơ, nhịp thơ có sự thay đổi như thế nào?
? Phân tích tác dụng của các điệp từ, các động từ?








? Tư tưởng chủ đạo của “ Vội vàng” là gì?

? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật?
HS đọc ghi nhớ 


.

Giới thiệu chung
Tác giả (1916-1985)
Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu
Quê cha: làng Tảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Quê mẹ: Gò Bồi xã Tùng Giản huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định.
Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn
Đỗ tú tài, ông dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn
Là thành viên của Tự lực văn đoàn
Trước CM ông tham gia mặt trận Việt Minh
Ông hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá I, II, III
Năm 1983 ông dược bầu là viện sĩ thông tấnViện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức.
Sự nghiệp thơ văn
Ông để lại sự nghiệp văn học lớn
Nội dung thơ văn của ông: ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới mẻ, thể hiện một quan niệm sống mới cùng với cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông lf nhà thơ của tình yêu và mùa xuân, tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
Bài thơ
Xuất xứ: rút ra từ tập Thơ Thơ
Bố cục: chia làm ba đoạn đoạn một:( 13 câu thơ đầu)- bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
 đoạn hai:(từ câu 14-câu 29)- nỗi buồn băn khoăn về kiếp người, sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
 đoạn ba:(từ câu 30 đến hết) – lời giục giã cuống quýt, vội vàng.
Đọc – hiểu văn bản
Bộc lộ tình yêu tha thiết tràn thế
a, ý tưởng sống táo bạo đầy lãng mạn.

- Nghệ thuật đại từ “ tôi”
 điệp từ “ tôi muốn”, “ cho”
 động từ mạnh “tắt, buộc”
 lặp cấu trúc : dùng câu có quan hệ mục đích
 cường điệu: tắt nắng và buộc gió
 Tác giả lấy cái tôi chủ quan, muốn làm thay đổi thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hoá, muốn níu giữ cái đẹp, muốn níu giữ thời gian, cuộc đời. Đó là khát vọng đẹp táo bạo và lãng mạn .
 b, Niềm vui say ngây ngất trước cuộc đời trần thế
 - Cảnh thiên nhiên:
 + Nghệ thuật điệp từ: này đây
 ong bướm tuần tháng mật 
 màu xanh của hoa đồng nội
 liệt kê: lá của cành tơ phơ phất
 khúc tình si của yến anh
 ánh sáng của hàng mi
 tháng giêng ngon như cặp môi gần
 -> Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và nhạc điệu vui tươi. Cảnh vật đang ở độ mơn mởn căng tránức sống, đẹp như một thiên đường, một thiên đường trên mặt đất, một cuộc sóng trần thế đầy hương thơm và màu sắc.
Tâm trạng:
+ Thần vui: mang lại niềm vui, hạnh phúc tình yêu và sự sunh sướng

+ Tháng giêng mùa xuân ấm áp tươi vui, đầy sức sống
 ngon: từ khứu giác chuyển thành vị giác, ví tháng giêng ngon như cặp môi gần .
=>Thể hiện tâm trạng vui tươi hồ hởi, một tình yêu tha thiết ,say đắm nồng nàn. Tác giả hồi hộp trước hạnh phúc lớn lao mà cuộc đời đem lại, nhưng trong niềm vui sướng đó tác giả vẫn cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian: “ tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa. tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Tóm lại: đoạn thơ là lòng ham sống yêu đời, yêu cảnh vật thiên nhiên. Với Xuân Diệu thiên đường là cuộc sống xung quanh ta.
2, Tâm trạng băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp ngưòi trước sự trôi chảy qua nhanh của thời gian.
- Người xưa than thở về kiếp người ngắn ngủi: áng phù vân, bóng câu qua cửa sổ, kiếp hoa tàn......Đó là một cái nhìn siêu hình lấy thiên nhiên làm thước đo thời gian, thời gian là tuần hoàn là vĩnh cửu.
- Với Xuân Diệu thời gian là tuyến tính một đi không trở lại. Mỗi phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn.
Đó là quan niệm xuất phát từ quan niệm biện chứng về vũ trụ.
nhà thơ lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thời gian quý giá của mỗi cá nhân, của tuổi trẻ để làm thước đo thời gian.

- Tạo thành câu định nghĩa, giải thích để tìm ra bản chất, quy luật của thiên nhiên và cuộc sống, mang tính chất khẳng định phát hiện như chân lí.
+Đương tới - đương qua
+ Còn non - sẽ già
+ Lòng tôi rộng - lượng trời chật
+ Xuân tuần hoàn - tuổi trẻ chỉ có một lần
+ Trời đất còn - tôi thì mất
->Tác giả đưa ra quy luật phũ phàng của đời người, tự nhiên. Thời gian trôi chảy không ngừng kéo theo sự trôi chảy của đời người những gì còn giữ trong tay sẽ nhạt phai tàn úa, tan biến mất.Tácgiả tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc; cảm giác về thời gian trôi luôn gắn liền với sự mất mát, chia li.
“ Xuân đương tới ....... tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”
- Kết cấu có tác dụng nối kết ý
=> Tâm trạng con người nhuốm vào cảnh vật, cảnh vật chia li như con người đang chia tay với tuỏi xuân. đó chính là sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân về sự tồn tại của mỗi cá nhân đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng cuộc sống từng giây từng phút nhất là tuổi trẻ.

3,Lời giục giã hãy sống vội vàng
Giọng thơ mạnh mẽ
Nhịp thơ nhanh dồn dập
-> lời giục giã hãy sống vội vàng hãy tận hưởng lạc thú tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đắm say cuồng nhiệt hết mình.Tình cảm nồng nàn, hành động càng vội vàng, ước muốn mãnh liệt dâng trào.
- Điệp từ: ta muốn, cho, và
- Động từ: ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn
- Từ chỉ mức độ tình cảm: chếnh choáng, đã đầy, no nê
 -> Thể hiện một cảm xúc ào ạt dâng trào, một tình cảm mê đắm nhưng trong sáng
=> Đó là một cái nhìn mới một quan niệm mới về cuộc sống và tuổi trẻ. Đối với XD thế giới này đẹp nhất là con người, là tình yêu, là tuổi trẻ.Biết hưởng thụ chính đáng những gì cuộc sống dâng cho.
III. Tổng kết
Nội dung


Nghệ thuật


- Ghi nhớ.

3.Dặn dò
Học thuộc lòng bài

File đính kèm:

  • docGiao an 11 ki 2.doc