Giáo án giảng dạy: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Trích : “Đại Việt sử kí toàn thư”
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Trích : “Đại Việt sử kí toàn thư”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THỰC TẬP: TRUNG HỌC THỰC HÀNH ĐHSP GV HƯỚNG DẪN: THẦY Hoàng Phong TUẤN GS THỰC TẬP: HÀ THỊ THU SV LỚP CN VĂN 3 – K32 – ĐHSP TP.HCM & GIÁO ÁN GIẢNG DẠY: HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN Trích : “Đại Việt sử kí toàn thư” Tác giả: Ngô Sĩ Liên Phân phối chương trình: 2 tiết Ngữ văn 10 tập 2 Mục tiêu bài học. Kiến thức: Thấy được nhân cách, tài năng và đức độ của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ( TQT), qua đó có lòng tự hào, cảm phục và biết ơn sâu sắc. Đồng thời cũng hiểu được bài học đạo lý quí báu cũng là bài học làm người mà TQT đã để lại cho đời sau. Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử. Giúp HS yêu thích bộ môn văn học và lịch sử hơn. Kĩ năng: Đọc văn bản sử nhưng thể hiện được tính hấp dẫn, lôi cuốn của một tác phẩm văn học. Có kĩ năng phân tích nhân vật, tác phẩm. Thái độ: Cảm phục và tự hào về người anh hùng dân tộc TQT. Phương tiện giảng dạy SGV, SGK, Giáo án. Tư liệu tham khảo. Đồ dùng trực quan. Thiết bị giảng dạy. Phương pháp giảng dạy: phối hợp các phương pháp: PP phát vấn, gợi mở. PP kể chuyện, diễn giảng. PP đọc, trực quan. PP thảo luận nhóm. Tiến trình bài dạy Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ. Chữ viết Tiếng Việt đã có một quá trình phát triển ntn? Gọi một HS trả lời, cho HS khác bổ sung. Sau đó GV nhận xét, cho điểm. Giới thiệu bài mới. Truyện kể rằng trong trận Bạch Đằng năm 1288, giặc Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta, người anh hùng ấy đã cưỡi voi vượt sông Hóa để đánh giặc, nhưng đến giữa dòng voi bị sa lầy không lên được. Ông nhìn voi mà ứa nước mắt. Bỗng có một chú bé chăn trâu chạy đến xin ông cưỡi lên lưng trâu rồi qua sông. Ông cảm ơn chú bé, sang sông và đánh tan quân giặc, đại thắng trở về. Người anh hùng đó là Hưng Đạo Đại Vương TQT. Vậy TQT là ai? Chân dung con người ông như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ông qua đoạn trích “ HĐĐV TQT” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên – một cuốn sử lớn vừa có giá lịch sử vừa có giá trị văn học của nước ta. IV. Nội dung bài học. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt I.Tìm hiểu chung. (8 phút) Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn. ? Căn cứ vào phần Tiểu dẫn, em hãy cho biết SGK đã nêu lên những vấn đề gì? Tóm tắt ý chính. Yêu cầu HS gạch chân vào SGK. ? Nội dung cuốn ‘ĐVSKTT”? ? Xác định vị trí và ND của đoạn trích? II. Đọc – hiểu văn bản. (10 phút) GV nêu cách đọc bài này và gọi HS đọc: - Giọng đọc hào sảng, rắn rỏi mạnh mẽ đầy tự hào. - Đoạn đối thoại đọc với giọng dứt khoát, lên xuống nhịp điệu phù hợp. GV giải thích các từ khó. w Tìm hiểu văn bản: 1. Chân dung nhân vật HĐĐV TQT. a) Kế sách giữ nước. (14 phút) ? TQT đã trình bày với nhà vua những điều gì? GV diễn giảng: + Thanh dã: vườn không nhà trống. + Có thế: có lợi thế về đất đai, con người… ? Điều quan trọng nhất mà TQT muốn nhấn mạnh trong kế sách giữ nước là gì? GV giảng giải: “Khoan thư sức dân” là hạn chế thuế khóa, bớt hình phạt, chăm lo cho nhân dân. Đây là tư tưởng cao quý: Thương dân, trọng dân, biết lo cho dân.(Lấy dân làm gốc). u Thảo luận: TQT đã khẳng định điều gì trong kế sách giữ nước? Qua kế sách giữ nước em thấy TQT là người như thế nào? - Gọi HS trả lời. - Nhóm khác có bổ sung. GV giảng: ngày nay Đảng và Nhà nước ta cũng đã tiếp thu kinh nghiệm quí báu của cha ông ta đi trước: biết yêu thương nhân dân, dựa vào dân nhằm đoàn kết một lòng. Chính vì vậy chúng ta đã chiến thắng những kẻ thù vô cùng lợi hại như Pháp, Mĩ... b) Đạo trung hiếu của TQT. (15 phút) ? GV hỏi HS có biết câu truyện về mối hiềm khích giữa An Sinh Vương Trần Liễu với Chiêu Lăng (Trần Thái Tông) không? ASV Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lí Chiêu Hoàng, còn Chiêu Lăng cưới Lí Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau naỳ Lí Chiêu Hoàng không có con nên Trần Thủ Độ đã bắt vợ Trần Liễu – lúc này đã có mang ba tháng về làm vợ Chiêu Lăng. Do đó mà có mối hiềm khích này. u Thảo luận: Cha đã dặn TQT điều gì? Tình huống đó đã đặt ông vào hoàn cảnh ntn? Thái độ của ông trước tình huống đó ra sao? ? TQT có phải là người con bất hiếu không? Gọi HS trả lời và bổ sung, GV khái quát lại. TQT đã biến câu truyện của gia đình mình thành phép thử gia nô và các con. ? TQT đã hỏi gia nô và hỏi các con của mình như thế nào? ? Thái độ của TQT chứng tỏ ông là người thế nào? HS trả lời,có bổ sung. c) Công lao, tài năng và đức độ của TQT. .( 15 phút) ? Đọc văn bản, em hãy cho biết TQT còn có những phẩm chất nào khác? ? Cho HS trả lời câu hỏi 5 SGK trang 45. Gọi HS phát biểu và cho điểm khuyến khích. GV liên hệ mở rộng thêm: HĐĐV TQT đã được tôn là Đức Thánh Trần. Có rất nhiều đền thờ, đài tưởng niệm ông được xây dựng ở nhiều nơi như Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, tp.HCM… Lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ giỗ Đức Thánh Trần là để tưởng niệm công lao to lớn đó. Kết luận: ? Qua những điều đã trình bày ở trên, em hãy khái quát lại những phẩm chất của HĐĐV TQT? 2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật. (10 phút) a) Nghệ thuật kể chuyện: ? GV gợi ý: ngay từ đầu đoạn trích, chúng ta đã bắt gặp cảnh TQT ốm, vua tới thăm nói chuyện, hỏi kế sách giữ nước. Sau đó mới giời thiệu về hoàn cảnh, thân thế và những việc đáng chú ý trong cuộc đời ông. Vậy cách kể chuyện trên có tuân theo một trình tự nào không? ? Em hãy cho biết cách kể chuyện này có hạn chế không? GV gợi ý: ngoài ra trong truyện ta còn bắt gặp những lời nhận xét của tác giả: “ ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy, thế là dạy đạo trung đó, ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như vậy đó…” có tác dụng gì? ? Nhận xét về NT kể chuyện của đoạn trích? b) NT khắc họa nhân vật: ? Nhân vật TQT đã được miêu tả ntn? Có phải tác giả chỉ miêu tả đơn thuần nhân vật không? IV) Tổng kết. (5 phút) GV tóm lại những ý chính mà HS cần nắm được sau bài học này. ? Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì? V) Củng cố - luyện tập. (10 phút 1. Củng cố bài học: Yêu cầu HS nắm được hai ý chính sau: + phẩm chất HĐĐV TQT + NT đoạn trích. Luyện tập. a) Hãy tóm tắt lại đoạn trích. b) Thảo luận:Tính lịch sử, tính văn chương được thể hiện thế nào trong đoạn trích? VI. Dặn dò. (3 phút) - Các em về nhà học bài “HĐĐV TQT”: tóm tắt truyện, nắm vững ND, NT. Sưu tầm thêm tranh ảnh, tài liệu về TQT. - Chuẩn bị bài mới: Thái sư Trần Thủ Độ. I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả. - Ngô Sĩ Liên (? - ?) người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức. Nay là xã Chúc Sơn, Chương Mĩ, Hà Nội. - 1442 ông đỗ Tiến sĩ dưới triều vua Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn Lâm. - Ông giữ nhiều chức vụ cao, vâng lệnh vua ông soạn cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”. 2. Tác phẩm ‘ĐVSKTT” là bộ chính sử lớn của VN thời Trung đại, hoàn tất năm 1479 gồm 15 quyển. Ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Thái Tổ lên ngôi ( 1428). Đoạn trích được trích ở quyển VI phần bản kỉ của “ĐVSKTT” , viết về nhân vật lịch sử TQT – là người anh hùng kiệt xuất của dân tộc. II. Đọc – hiểu văn bản. w Đọc văn bản. w Giải thích từ khó. w Tìm hiểu văn bản: 1. Chân dung nhân vật HĐĐV TQT. a) Kế sách giữ nước. + TQT đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể: Triệu Vũ: cho nhân dân làm kế thanh dã. Đời Đinh, Lê: dùng người tài giỏi. Vua Lí: có thế. Nhà Trần: vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức. { Điều quan trọng nhất mà TQT muốn nhấn mạnh trong kế sách giữ nước là “Khoan thư sức dân”. TQT đã khẳng định: để bảo vệ được đất nước phải tùy vào thời thế, vận dụng binh pháp một cách linh hoạt, sáng tạo và hơn hết là phải đoàn kết được nhân dân. TQT là một vị tướng tài năng mưu lược, hết sức yêu nước, yêu nhân dân. Đồng thời cũng rất uyên bác, có trí tuệ hơn người. b) Đạo trung hiếu của TQT. * Thái độ trước lời cha dặn: Cha dặn: Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được. Tình huống đó đã đặt ông vào hoàn cảnh hết sức éo le giữa bên trung bên hiếu. Ông ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải. * TQT không phải là người con bất hiếu, mà ở đây ông đã nâng chữ hiếu lên một vị trí khác đó là không làm trái với đạo lí. * Thực hiện phép thử với gia nô và các con: _ Hỏi gia nô: họ khuyên không nên làm điều đó. Ông cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. _ Hỏi con: + Hưng Vũ Vương: cũng khuyên cha và cho rằng không nên làm thế. Ông ngầm cho là phải. + Hưng Nhượng Vương: cho là phải, nên làm. Ông đã rút gươm kể tội, không cho nhìn mặt khi chết. Tiểu kết: TQT là người trung vua, yêu nước, việc công việc tư phân minh rạch ròi, không mảy may tư lợi. Ông là người thông minh sáng suốt, thận trọng trong mọi việc, có chủ kiến, quyết đoán. Nghiêm khắc trong việc giáo dục con. c) Công lao, tài năng và đức độ của TQT - Ông có công lao lớn, được phong Thượng quốc công, được quyền phong tước hầu cho người khác nhưng ông chưa phong cho người nào mà kính cẩn giữa tiết bề tôi. Ø Ông là người trung vua, yêu nước, một lòng tận tụy không ham danh lợi. - Ông soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền. Ø Ông là người lo lắng, yêu thương binh sĩ. - Khi chết hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, chôn bí mật trong vườn, san đất trồng cây như cũ. Ø Sự lo xa, đoán trước việc như thần. ¨ Đáp án B; cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với HĐĐV TQT sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hóa ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giúp nước. Kết luận: - Ông là người trung quân ái quốc, có đức độ lớn lao. - Ông có tấm lòng yêu thương nhân dân hết mực. - Ông là vị anh hùng đầy tài năng mưu lược. 2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật. a) Nghệ thuật kể chuyện: - Đây là một câu truyện kể về một nhân vật lịch sử trong một cuốn sử lớn nhưng lại không theo một trình tự thời gian hay không gian nào. Cách kể chuyện này không hạn chế mà vẫn mạch lạc,khúc chiết. Sử và văn kết hợp một cách sinh động hấp dẫn, làm nổi bật chân dung của nhân vật. Lời nhận xét của tác giả có tác dụng mở đường, định hướng cho người đọc về mạch truyện và nội dung của truyện. NT kể chuyện điêu luyện, linh hoạt, sáng tạo. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn và sử giúp người đọc hứng thú tiếp nhận. b) NT khắc họa nhân vật: - TQT được đặt trong những hoàn cảnh khác nhau với những tình huống thử thách, nhờ đó phẩm chất nhân cách của nhân vật được bộc lộ toàn diện. IV) Tổng kết. ND: h/a người anh hùng dân tộc TQT : tài năng, đức độ và bất tử trong lòng mỗi người. NT: kể chuyện và khắc họa nhân vật. - Bài học về lòng trung thực, ngay thẳng, không ham danh lợi, chủ nghĩa cá nhân. V) Củng cố - luyện tập. b)Tính lịch sử, tính văn chương được thể hiện: - tính lịch sử: ghi lại những sự kiện, những nhân vật có thật trong lịch sử. - tính văn chương:nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật. Vấn đề thảo luận nhóm: Vấn đề 1: Câu truyện về kế sách giữ nước. TQT đã khẳng định điều gì trong kế sách giữ nước? Qua kế sách giữ nước em thấy TQT là người như thế nào? Vấn đề 2: Đạo trung hiếu của TQT. Cha đã dặn TQT điều gì? Tình huống đó đã đặt ông vào hoàn cảnh ntn? Thái độ của ông trước tình huống đó ra sao? Vấn đề 3: Tính lịch sử và tính văn chương. Tính lịch sử được thể hiện như thế nào? Chất văn chương được thể hiện ra sao?
File đính kèm:
- bai giang hung dao dai vuong tran quoc tuan.doc