Giáo án Hình học 11 – Ban cơ bản (GV: Nguyễn Minh Tuân)

doc55 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 11 – Ban cơ bản (GV: Nguyễn Minh Tuân), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
Ngày soạn 20 tháng 08 năm 2008
Tiết 1: bài 1. Phép biến hình + bài 2. Phép tịnh tiến
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm phép biến hình, thế nào là phép tịnh tiến
	-Các tính chất của phép tịnh tiến
	-Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến
	2. Kĩ năng
	-Qua tìm được toạ độ của M’
	-Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào
	-Xác định ảnh của một điểm, một hình qua phép tịnh tiến
	3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thức tế với phép tịnh tiến
-Có nhiều sáng tao trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các hình vẽ trong SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	-Đọc bài ở nhà
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 1: phép biến hình + phép tịnh tiến 
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới	M	d
Bài 1. Phép biến hình
*Thực hiện HĐ1 
GV treo hình 1.1 và đặt câu hỏi	 M’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Qua M có thể kẻ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với d?
C2: Hãy nêu cách dung M’
C3: Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
T1: Chỉ có 1 đường thẳng duy nhất
T2: Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với d, cắt d tại M’
T3: Có duy nhất 1 điểm
Gv gợi ý khái niệm phép biến hình qua HĐ1
Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó đgl phép biến hình trong mặt phẳng
Phép biến hình F ta có F(M)=M’, M’ đgl ảnh của M qua phép biến hình F
GV đưa khái niệm ảnh của một hình qua phép biến hình, khái niệm phép đồng nhất
*Thực hiện HĐ2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Hãy chỉ ra điểm M’ ?
C2: Có bao nhiêu điểm M’?
C3: Quy tắc trên có phải là phép biến hình hay không?
T1: Cho 1 HS trả lời
T2: Có vô số điểm M’
T3: Không, vì vi phạm tính duy nhất của ảnh
GV củng cố bài học
Bài 2. Phép tịnh tiến
GV nêu vấn đề
	Cho và điểm A. Hãy xác định điểm A’ sao cho 
GV gọi 1 HS trả lời
1. Định nghĩa
GV nếu vấn đề: Điểm A’ ở trên gọi là ảnh của điểm A qua pheps tịnh tiến theo 
GV cho HS phat biểu định nghĩa SGK
Trong mặt phẳng cho vectơ . Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho gọi là phép tịnh tiến theo 
 	Kí hiệu 
GV đưa các câu hỏi 	C
	C1: Phép đồng nhất là phép tịnh tiến theo vevtơ nào?
	C2: Nếu tịnh tiến M’ theo - thì được điểm nào?	B
*Thực hiện HĐ1 
	D
	A
	F
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Nêu hình dạng tứ giác ABDE và BCDE?
C2: So sánh các vectơ và ?
C3: Tìm phép tịnh tiến?
T1: Là những HBH
T2: Các vectơ này bằng nhau
T3: Phép tịnh tiến theo 
2. Tính chất
GV treo H1.6 và nêu câu hỏi
	C1: Phép tịnh tiến trong hình biến M thành M’, biến N thành N’. Hãy so sánh MN và M’N’
	C2: Phép tịnh tiến có bảo tồn khoảng cách hay không?
GV nêu tính chất 1
	Nếu =M’, =N’| thì từ đó suy ra M’N’=MN
Gv nêu tính chất 2
Phép tịnh tiến
	+Biến đường thẳng thanh đường thẳng song song hoặc trùng với nó
	+Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó
	+Biến tam giác thanh tam giác bằng nó
	+Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính
*Thực hiện HĐ2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Nêu cách xác định ảnh của đường thẳng qua phép tịnh tiến?
T1: Lấy 2 điểm trên d, tìm ảnh của chúng rồi nối các điểm đó lại
3. Biểu thức toạ độ
GV treo H1.8 và đặt câu hỏi
	C1: M(x; y), M’(x’; y’) hãy tìm toạ độ 
	C2: So sánh a và x’-x, b và y’-y?
	C3: Rút ra biểu thức liên hệ
GV cho HS nêu biểu thức toạ độ 
*Thực hiện HĐ3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Tìm toạ độ M’?
T1: 
M’(4; 1)
	4. Củng cố
Định nghĩa phép tịnh tiến, tính chất, biểu thức toạ độ
5. Bài tập về nhà
Ngày soạn 20 tháng 08 năm 2008
Tiết 2: bài 3. Phép đối xứng trục
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất, biểu thức toạ độ của phép đối xứng trục
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, hình qua phép đối xứng trục
	-Phân biệt 2 phép đối xứng trục
	-Tìm toạ độ của điểm qua phép đối xứng trục
	-Tìm trục đối xứng của 1 hình
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thức tế với đối xứng trục
-Có nhiều sáng tao trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các hình vẽ trong SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	-Đọc bài ở nhà, kiến thức bài trước
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 2: phép đối xứng trục 
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
	3. Bài mới	
2. Kiểm tra bài cũ
1. Định nghĩa
GV treo H1.10 và nêu vấn đề. 
C1: Cho đường thẳng d và điểm M. Nêu cách xác định điểm M’ sao cho d là trung trực của MM’?
C2: Điểm M’ xđ nh trên có duy nhất không?
HV cho HS phat biểu định nghĩa
Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểmM thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ sao cho d là trung trực của đoạn thẳng MM’ đgl phép đx qua đường thẳng d hay phép đx trục d
GV đưa các câu hỏi
	C1: Đd(M)=M’ thì Đd(M’)=?
HV treo H 1.11 cho Hs chỉ ảnh của A, B, C qua Đd 
HV nêu câu hỏi để củng cố
	C1: Trên H1.11 d là trung trực của các đoạn thẳng nào?
*Thực hiện HĐ1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Nhận xét mối quan hệ của AC và BD
C2: Tìm ảnh của A và C qua ĐAC?
C3: Tìm ảnh của B và D qua ĐAC
T1: Hai đường thẳng này vuông góc
T2: Là chính nó
T3: ĐAC(D)=C, ĐAC(C)=A
GV nêu nhận xét SGK
*Thực hiện HĐ2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Háy chứng minh M’=Đd(M)
C2: Hãy chứng minh M’=Đd(M)M=Đd(M’)
T1: Cho HS CM
T2: Cho HS CM
2. Biểu thức toạ độ	
GV treo H1.13 và đặt câu hỏi
Hình 1.13
	C1: Cho hệ toạ độ như hình 1.13 M(x; y) hãy tìm toạ độ M0 và M’
GV gọi Hs phát biểu biểu thức toạ độ của phép ĐX trục Ox là 
*Thực hiện HĐ3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Tìm ảnh của A và B?
T1: A(1; -2), B(0; 5)
GV treo H1.14 và dặt vấn đề
C1: Hãy tìm toạ độ của M0 và M’?
C2: Phát biểu biểu thức toạ độ của phép ĐX trục Oy?
*Thực hiện HĐ4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Tìm ảnh của A và B?
T1: A(-1; 2), B(-5; 0)
3. Tính chất
HV treo H1.11 
	C1: So sánh AB và A’B’?
Gọi HS phát biểu tính chất 1
	Phép ĐX trục bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm
*Thực hiện HĐ5 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: A(x; y) hãy tìm ảnh A’ của A qua Đ0x
C2: B(a; b) hãy tìm ảnh B’ của B qua Đ0x
C3: Tính AB và A’B’ 
T1: A’(x’; y’)
T2: B’(a; -b)
T3: 
Gv nêu tính chất 2
	Phép ĐX trục biến
	Đường thẳng thành đường thẳng 
	Đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó
	Tam giác thành tam giác bằng nó
	Đường tròn thành đường tròn bằng nó
4. Trục ĐX của một hình
GV lấy 1 số hình ảnh về hình có trục ĐX
GV nêu định nghĩa
	Đt d gọi là trục ĐX của hình H nếu phép ĐX trục d biến H thành chính nó
*Thực hiện HĐ6
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Tìm các chữ có trục ĐX?
C2: Tìm 1 và tứ giác có trục ĐX?
T1: H, A, O
T2: Hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật
4. Củng cố
Tóm tắt nội dung bài 
5. Bài tập về nhà
Ngày soạn 25 tháng 08 năm 2008
Tiết 3: bài 3. Bài tập
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất, biểu thức toạ độ của phép đối xứng trục
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, đường thẳng qua phép đối xứng trục
	-Tìm toạ độ của điểm qua phép đối xứng trục
	-Tìm trục đối xứng của 1 hình
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thức tế với đối xứng trục
-Có nhiều sáng tao trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các bài tập SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	-Đọc bài ở nhà, kiến thức bài trước, làm các bài tập
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 3: bài tập
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu định nghĩa, tĩnh chất của phép đối xứng trục? Biểu thức toạ độ của phép ĐX trục Ox và Oy?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Trong mặt phẳng Oxy cho 2 điểm A(1; -2), B(3; 1). Tìm ảnh của A, B và đường thẳng AB qua phép ĐX trục Ox
Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x-y+2=0. Viết phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d qua Đ0y?
Bài 3: Trong các chữ cái sau, chữ nào là hình có trục ĐX?
Bài 1: Ta có biểu thức toạ độ 
Vậy Đox(A)=A’(1; 2) và Đ0x(B=B’(3; -1)
Phương trình đường thẳng A’B’ qua A và B là 3x+2y+1=0 
Bài 2: 
Cách 1: Chọn A(0; 2), B(-1; -1) thuộc d. ảnh của A và B là A’(0; 2), B(1; -1). Đường thẳng d’ là A’B’: 3x+y-2=0
 Cách 2: Giả sử M(x; y) thuộc d. ảnh M’(x’; y’). Khi đó 
Vậy M(-x’; y’)
Mà M thuộc d nên 3(-x’)-y’+2=0
Hay phương trình d’ là 3x+y-2=0
Bài 3: 
	4. Củng cố
Cách xác định ảnh của đường thẳng qua phép ĐX trục.
5. Bài tập về nhà 
Ngày soạn 25 tháng 08 năm 2008
Tiết 4: bài 4. Phép đối xứng tâm
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất, biểu thức toạ độ của phép đối xứng tâm
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, hình qua phép đối xứng tâm
	-Phân biệt 2 phép đối xứng tâm
	-Tìm toạ độ của điểm qua phép đối xứng tâm
	-Liên hệ giữa phép ĐX trục và ĐX tâm
	-Tìm tâm đối xứng của 1 hình
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thức tế với đối xứng tâm
-Có nhiều sáng tao trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các hình vẽ trong SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	-Đọc bài ở nhà, kiến thức bài trước
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 4: phép đối xứng tâm
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới	
1. Định nghĩa
GV nêu vấn đề: Cho HBH ABCD tâm O điểm A ĐX với điểm C qua O
GV cho HS phát biểu định nghĩa
Cho điểm I. Phép biến hình biến điển I thành chính nó, biến mỗi điểm M hác I thành điểm M’ sao cho I là trung điểm của MM’ Đgl phép ĐX tâm I
	Điểm I gọi là tâm ĐX
 	Kí hiệu ĐI(M)=M’
	Hình 1. 19
Gc đưa các câu hỏi
	C1: ĐI(M’)=?
	C2: Nêu mối quan hệ giữa 
GV nêu VD1 và treo hình 1.20 . Chỉ ra các ảnh của C, D, E, X, Y, Z qua ĐI
	C1: I là trung điểm của các đoạn thẳng nào?
*Thực hiện HĐ1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: M’=ĐI(M) ta có gì?
C2: M=ĐI(M’) ta có gì?
C3: Kết luận?
T1: I là trung điểm MM’
T2: I là trung điểm M’M
T3: HS kết luận
*Thực hiện HĐ2
Vẽ hình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: O có dặc điểm gì?
C2: Chứng tỏ O là trung điểm EF 
T1: O là trung điểm AC và BD
T2: Gợi ý
So sánh các tam giác AOE và COF
Có các cặp điểm ĐX là A,C,B,D và E,F
2. Biểu thưc toạ độ
GV treo H1.22 và đặt câu hỏi
	C1: Hãy tìm toạ độ M’?
	C2: Hãy phát biểu công thức biểu thức toạ độ qua ĐO?
	Biểu thức toạ độ của phép ĐX tâm O là 
*Thực hiện HĐ3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Tìm ảnh của A?
T1: ĐO(A)=A’(4; -3)
GV có thể nêu vấn đề nếu A trên Ox hay Oy	
3. Tính chất
GV treo H1.23
	C1: So sánh MN và M’N’?
	C2: So sánh ?
Nêu tính chất 1
	Nếu ĐI(M)=M’ và ĐI(N)=N’ thì từ đó suy ra M’N’=MN
*Thực hiện HĐ4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Chọn hệ trục toạ độ?
C2: M(x; y), N(a; b). Hãy tìm M’ và N’?
C3: So sánh MN và M’N’, và 
T1: Chọn hệ trục gôc I
T2: M’(-x; -y), N(-a; -b)
T3: HS tự kết luận
GV nêu tính chất 2
Phép ĐX tâm
	-Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với no
	-Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó
	-Biến tam giác thành tam giác bằng nó
	-Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính
4. Tâm ĐX của một hình
GV lấy 1 số hình ảnh về hình có tâm ĐX
Nêu định nghĩa
Điểm I gọi là tâm ĐX của hình H nếu phép ĐX tâm I biến thành chính nó. Khi đó H là hình có tâm ĐX
*Thực hiện HĐ5
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Hình nào có tâm ĐX?
T1: H, N, O, I
*Thực hiện HĐ6
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Nêu 1 số tứ giác có tâm ĐX?
T1: Hình bình hành
	4. Củng cố
Tóm tắt nội dung bài
	Định nghĩa, tính chất, biểu thức toạ độ
	Hình có tâm ĐX
	5. Bài tập về nhà
Ngày soạn 05 tháng 09 năm 2008
Tiết 5: bài 5. Phép quay
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất của phép quay
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, hình qua phép quay
	-Phân biệt 2 phép quay khác nhau khi nào
	-Liên hệ giữa phép quay và các phép biến hình khác
	-Xác định phép quay khi biết ảnh và tạo ảnh
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thức tế với phép quay
-Có nhiều sáng tao trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các hình vẽ 1.16 đến 1.38 trong SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	-Đọc bài ở nhà, kiến thức bài trước
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 5: phép quay
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
I. Định nghĩa
GV cho HS quan sát H1.26 và nêu vấn đề
Hình 1.27
Nêu định nghĩa
Cho điểm O và góc lượng giác . Phép biến hình biến O thành chính no, biến mỗi điểm M khác O thàng điểm M’ sao cho OM’=OM và góc lượng giác (OM; OM’) = đgl phép quay tâm O góc .
O là tâm quay, là góc quay
Kí hiệu 
GV cho HS quan sát H1.28 và hỏi
C1: Tìm ảnh của A, B, O?
	C2: Phép quay phụ thuộc các yếu tố nào?
	C3: So sánh OA và OA’; OB và OB’
*Thực hiện HĐ1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Hãy tìm góc DOC và BOA
C2: Tìm phép quay biến A thành B?
C3: Tìm phép quay biến C thành D?
T1: DOC=600, BOA=300
T2: 
T3: 
GV nêu nhận xét 1
Chiều dương của phép quay là chiều dương của đường trong lượng giác nghĩa là chiều ngược lại với chiều quay kim đồng hồ
Vẽ hình 1.30
*Thực hiện HĐ2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Phân biệt chiều quay của 2 bánh xe
C2: Trả lời câu hỏi
T1: Hai bánh xe quay ngược chiều nhau
T2: HS tự trả lời
GV nêu nhận xét 2
	Với k là số nguyên ta có
	 là phép đồng nhất
	là phép đối xứng tâm O
*Thực hiện HĐ3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Mỗi giờ kim giờ chạy được bao nhiêu độ?
C2: Từ 12 đên 15 giờ kim giờ quay 1 góc bao nhiêu độ?
T1: 300
T2: HS tự trả lời
II. Tính chất
GV treo H1.35 và nêu câu hỏi
C1: So sánh AB và A’B’?
	C2: So sánh 2 góc AOA’ và BOB’?
GV cho HS nêu tính chất 1
	Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì
GV nêu tính chất 2
Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng , biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
Nhận xét 
Phép quay góc với 0< < biến đường thẳng d thành đường thẳng d’ sao cho góc giữa d và d’ bằng (nếu 0<), hoặc bằng - (nếu ) 
*Thực hiện HĐ4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: So sánh OA và OA’; OB và OB’
C2: Nhận xét về tam giác AOA’?
C3: Nêu cách dung
T1: OA=OA’; OB=OB’
T2: Tam giác đều
T3: Cho HS dựng
	4. Củng cố
Tóm tắt bài học
	5. Bài tập về nhà
Ngày soạn 05 tháng 09 năm 2008
Tiết 6: bài 6. khái niệm về phép dời hình 
 và hai hình bằng nhau
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất của phép dời hình
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, ảnh của một hình qua phép dời hình
	-Phân biệt 2 phép dời hình
	-Mối quan hệ giữa các phép dời hình
	-Xác định một phép dời hình
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thức tế với phép dời hình
-Có nhiều sáng tạo trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các hình vẽ 1.39 đến 1.49 trong SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
-Đọc bài ở nhà, kiến thức bài trước, một số hình ảnh thực tế về phép dời hình
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 6: khái niệm về phép dời hình 
và hai hình bằng nhau
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
	2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nhắc lại các khái niệm phép đồng nhất, phép ĐX trục, phép ĐX tâm và phép quay?
 Câu hỏi 2: Cho đoạn thẳng AB, điểm O và . Lấy ĐX AB qua O được A’B” và tịnh tiến A’B’ theo được A”B”. Hãy so sánh AB và A”B”
	3. Bài mới
1. Khái niệm về phép dời hình
GV nêu vấn đề
	C1: Các phép biến hình nào bảo toàn khoảng cách?
GV đưa định nghĩa
	Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì
GV nêu nhận xét
	Các phép đồng nhất, tịnh tiến, ĐX trục, ĐX tâm là các phép dời hình
Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp 2 phép dời hình cũng là 1 phép dời hình 
*Thực hiện HĐ1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Tìm ảnh của A, B, O qua 
C2: Tìm ảnh của B, C, O qua ĐBĐ
C3: Kết luận
T1: (A)=B; (B)=C; (O)=O
T2: ĐBĐ(B)=B; ĐBĐ(C)=A;, ĐBĐ(O)=O
T3: HS kết luận
GV nêu VD2 và đặt câu hỏi
	C1: Tìm phép biện hình biến tam giác ABC thành A’B’C’?
	C2: Tìm phép biến hình biến tam giác A’B’C” thành DEF?
2. Tính chất
GV nêu tính chất
	Phép dời hình
1)Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy
2)Biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó
	3)Biến tam giác thàng tam giác bằng nó, biến góc thành góc bằng nó
	4)Biến đường tròn thành đường tròn co cùng bán kính
*Thực hiện HĐ2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: So sánh Ab và A’B’; BC và B’C’; Ac và A’C’
C2: So sánh A’B’+B’C’ và A’C’
T1: AB=A’B’; BC=B’C’; AC=A’C’
T2: Do AB+BC=AC nên A’B’+B’C’=A’C’
*Thực hiện HĐ3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: So sánh AM và A’M’; BM và B’M’; AB và A’B’
C2: Chứng minh M’ là trung điểm A’B’
T1: AM=A’M’; BM=B’M’; AB=A’B’
T2: Tao có A’B’=A’M’+M’B’ nên M nằm giữa A’ và B’. Mặt khác A’M’=M’B’ nên M’ là trung điểm A’B’
GV nêu chú ý SGK
a)Nếu 1 phép dời hình biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì nó cũng biến trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp của tam giác ABC tương ứng thành trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp của tam giác A’B’C’
b)Phép dời hình biến đa giác n cạnh thành đa giác n cạnh, biến đỉnh thành đỉnh, biến cạnh thành cạnh
*Thực hiện HĐ4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Tìm ảnh của tam giác AEI qua ĐEF
C2: Tìm ảnh của tam giác BEI qua ĐI
C3: Tìm ảnh của tam giác DFI qua 
T1: Là tam giác BEI
T2: Là tam giác DFI
T3: Tam giác FCH
3. Khái niện hai hình bằng nhau
GV nêu định nghĩa SGK
	Hai hình bằng nhau nếu có 1 phép dời hình biến hình này thành hình kia
GV thực hiện VD4
Vẽ hình
*Thực hiện HĐ5
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Mối quan hệ giữa A và C, B và D, E và F?
C2: Hai hình thang này có mối quan hệ ntn?
C3: Chứng minh 2 hình thang này bằng nhau 
T1: Các cặp điểm ĐX qua O
T2: Hai hình thang này ĐX với nhau qua O
T3: Vì tồn tại 1 phép ĐX tâm biến hình này thành hình kia
	4. Củng cố
Tóm tắt nội dung bài học
	5. Bài tập về nhà
Ngày soạn 10 tháng 09 năm 2008
Tiết 7: bài 7. phép vị tự
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất của phép vị tự
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, ảnh của một hình qua phép vị tự
	-Phân biệt 2 phép vị tự
	-Mối quan hệ giữa các phép dời hình và phép vị tự
	-Xác định một phép vị tự
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thức tế với phép vị tự
-Có nhiều sáng tạo trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các hình vẽ 1.50 đến 1.62 trong SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
-Đọc bài ở nhà, kiến thức bài trước
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 7: phép vị tự
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
	2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Cho điểm O và điểm M, N. Vẽ điểm M’ và N’ sao cho , 
3. Bài mới
1. Định nghĩa
GV nêu đn
Cho điểm O và số k0. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho đgl phép vị tự tâm O tỉ số k. Kí hiệu là 
(M)=M’
GV đưa các câu hỏi củng cố
	C1: Trên H1.50 nếu OM=4, OM’=6 thì tỉ số vị tự bằng bao nhiêu?
	C2: Cho (M)=M’ 
	Nếu k0 nhận xét gì về M, O, M’?
*Thực hiện HĐ1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: EF là gì của tam giác ABC?
C2: So sánh 
C3: Kết luận gì?
T1: EF là đường trung bình
T2: Hai tỉ số này bằng nhau
T3: Phép vị tự tâm A tỉ số 1/2
GV nêu nhận xét SGK
	1)Phép vị tự biến tâm vị tự thành chính nó
	2)Khi k=1thì phép vị tự là phép đồng nhất
	3)Khi k=-1 thì phép vị tự là phép ĐX qua tâm vị tự
	4)M’=(M) M=(M’)
*Thực hiện HĐ2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Hãy viết biểu thức vectơ của M’=(M)
C2: 
C3: Kết luận
T1: 
T2: 
T3: M=(M’)
2. Tính chất
GV treo H1.52 và phát biểu tính chất 1
Nếu phép vị tự tỉ sốk biến hai điển M. N tuỳ ý theo thứ tự thành M’, N’ thì và M’N’=|k|MN
GV nêu VD2 SGK
*Thực hiện HĐ3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Để CM B’ nằm giữa A’ và C’ cần CM gì?
C2: Hãy CM?
T1: trong đó 0<t<1
T2: HS tự CM
GV nêu tính chất 2
a)Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy
b)Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
3)Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó, biến góc thành góc bằng nó
	4)Biến đường tròn bán kính R thành đường tròn có cùng bán kính |k|R
GV giải thích các tính chất thông qua hình vẽ
*Thực hiện HĐ4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Giả sử có hãy viêt các biểu thức toạ độ?
C2: Dụa vào tính chất 3 đường trung tuyến để so sánh ; ; 
C3: Hãy kết luận
T1: 
T2: 
T3: HS kết luận
3. Tâm vị tự của hai đường tròn
Đặt vấn đề: Cho 2 đường tròn bất kì liệu có phép biến hình nào biến đường tròn này thành đường tròn kia không?
GV nêu định lí
Hai dường tròn bất kì luôn có 1 phép vị tự biến đường tròn này thành đường tròn kia
Tâm vị tự đó là tâm vị tự của 2 đường tròn
GV nêu cách xác định tâm
Cho (I; R) và (I’; R’)
TH1: 	TH2: 
TH3: 
GV nêu VD4
	4. Củng cố
Tóm tắt nội dung bài
	5. Bài tập về nhà
Ngày soạn 10 tháng 09 năm 2008
Tiết 8: bài 7. bài tập
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất của phép vị tự
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, ảnh của một hình qua phép vị tự
	-Phân biệt 2 phép vị tự
	-Tim tâm vị tự của 2 đường tròn
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế với phép vị tự
-Có nhiều sáng tạo trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các câu hỏi và bài tập 1,2,3 SGK
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
-Đọc bài ở nhà, làm các bài tập 
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 8: bài tập 
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
	2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu định nghĩa phép vị tự? Tìm ảnh của tam giác ABC qua ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và H là trực tâm. Tìm ảnh của tam giác ABC qua ?
Bài 2: Tìm tâm vị tự của 2 đường tròn trong các TH sau
Bài 3: CMR khi thực hiện liên tiếp 2 phép vị tự tâm O sẽ thu được 1 phép vị tự tâm O
Bài 1: 
a. 
b. 
c. 
 O1
O
Bài 3: 
Giả sử (M)=M’ và (M’)=M” ta có và 
Nên hay (M)=M” 
	4. Củng cố
	5. Bài tập về nhà
Ngày soạn 15 tháng 09 năm 2008
Tiết 9: bài 8. Phép đồng dạng
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	HS nắm được
	-Khái niệm, tính chất của phép đồng dạng
	2. Kĩ năng
	-Tìm ảnh của điểm, ảnh của một hình qua phép đồng dạng
	-Phân biệt 2 phép vị tự
	-Mối quan hệ giữa phép đồng dạng với các phép biến hình khác
	-Xác định phép đồng dạng
3. Thái độ
-Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế với phép đồng dạng
-Có nhiều sáng tạo trong hình học
-Tích cực phát huy tính độc lập trong học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	-Các hình 1.64 đến 1.68
	-Thước kẻ, phấn màu
	2. Chuẩn bị của học sinh 
-Đọc bài ở nhà
C. Phân phối thời lượng
D. Tiến trình bài dạy
Tiết 9: phép đồng dạng 
1. Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11A2
11A4
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
1. Định nghĩa
GV nêu vấn đề
	Phép ĐX tâm O, phép vị tự là những phép đồng dạng
Nêu đn phép đồng dạng
Phép biến hình F đgl phép đồng dạng tỉ số k (k>0) nếu với 2 điểm M, N bất kì và ảnh M’, N’ tương ứng của chúng ta luôn có M’N’=kMN
GV đưa câu hỏi
	C1: So sánh phép dời hình và phép đồng dạng?
GV nêu nhận xét
	1)Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số 1
	2)Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số |k|
3)Nếu thực hiện liên tiếp phép đồng dạng tỉ số k và phép đồng dạng tỉ số p ta thu được phép đồng dạng tỉ số p.k
*Thực hiện HĐ1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Nhắc lại đn phép vị tự tỉ số k
C2: Hai tam giác AOB và A’OB’ có đồng dạng không?
C3: Hãy kết luận
T1: (A)=A’; (B)=B’ thì 
T2: Đồng dạng và 
T3: HS kết luận
*Thực hiện HĐ2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
C1: Nhắc lại đn phép đồng dạng
C2: Phép đồng dạng tỉ số k biến AB thành A’B’. So sánh Ab và A’B’
C3: Phép đồng dạng tỉ số p biến A’B’ thành A”B”. So sánh A”B” và A’B’
C4: So sánh AB và A”B”
T1: 
T2: A’B”=kAB
C3: A”B”=pA’B’
C4: A”B”=p.kAB
GV nêu VD1
2. Tính chất
GV nêu tính chất của phép đồng dạng
	Phép đồng dạng
1)Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy
2)Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
3)Biến tam giác thàng tam giác đòng dạng với nó, biến góc thành góc bằng nó
	4)Biến đường tròn bán kính R thành đường tròn có bán 

File đính kèm:

  • docGA HH 11 TL.doc
Đề thi liên quan