Giáo án Hướng nghiệp 11
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2008 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 06/09/2008 *Chủ đề hoạt động tháng 9: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI & ĐỊA CHẤT I. MỤC TIÊU: - Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa chất. - Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề. - Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc 2 ngành Giao thông vận tải và Địa chất trong giai đoạn hiện nay. - Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin nghề. II. CHUẨN BỊ: 1. Về giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, SGV và các lĩnh vực có liên quan về Giao thông vận tải (GTVT) và Địa chất. - Chuẩn bị một số bài hát về GTVT và Địa chất (Bài ca xây dựng, Bài ca về người thanh niên xứ mỏ). - Dặn dò trước cho HS tìm hiểu về đặc điểm chung của các nghề thuộc lĩnh vực GTVT & Địa chất. - Tìm hiểu về một số trường đào tạo (nếu có) trong phạm vi địa phương. 2. Về học sinh: - Chuẩn bị một số thông tin về bảng “Cấu trúc nghề” do GV đưa cho. - Tìm hiểu một số bài thơ, bài hát có liên quan. - Chuẩn bị bài báo cáo về một số trường đào tạo ở địa phương (nếu có) và có sự phân công của GV. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu chủ đề 1: Tìm hiểu một số ngành về GTVT& Địa chất 3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm (4 nhóm) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Văn nghệ: hát bài “Bài ca xây dựng”. Các tổ giới thiệu về thành phần của tổ. Cho HS bắt thăm câu hỏi thảo luận (Mỗi tổ 2 câu thuộc 2 lĩnh vực GTVT& Địa chất). 1. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành GTVT ? 2. Em có ý kiến gì về điều kiện tự nhiên của nước ta ảnh hưởng đến ngành GTVT ? 3. Em hãy cho biết vai trò, vị trí của các nghề thuộc ngành GTVT trong xã hội ? 4. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của ngành GTVT ? 5. Em hãy nêu tóm tắt lịch sử phát triển của ngành Địa chất Việt Nam ? 6. Hãy nêu vai trò của ngành địa chất trong xã hội ? 7. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất ? 8. Em hãy nêu vấn đề tuyển sinh vào các ngành địa chất ? Văn nghệ kết thúc - Mỗi tổ tự giới thiệu thành viên & tên tổ. - Tổ trưởng bốc thăm câu hỏi. *Câu 1: Từ lâu đường thuỷ phát triển. Ngày nay đường thủy phát triển tuyệt đối, có các phương tiện thiết bị hiện đại, phù hợp từng địa hình, có những con tàu hàng chục tấn phục vụ cho xuất khẩu. - Đường bộ phát triển nối liền các tỉnh, liền huyện, xã, các con đường cũ đã được nâng cấp, phù hợp phát triển kinh tế. - Đường sắt: 1880 Pháp bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên từ Sài Gòn - Mỹ Tho. Ngày nay các tuyến đường sắt nối liền các vùng miền Tổ quốc, thời gian chạy rút ngắn, nhà ga nâng cấp hiện đại. -Hàng không: 1956 cục hàng không chính thức thành lập, đổi mới phương tiện vận tải, nối liền vùng miền trong nước và trên thế giới. *Câu 2: Do vị trí địa lý nước ta có nhiều đồi núi và tiếp giáp với biển, sông ngòi chằng chịt nên giao thông đường thuỷ phát triển. Đường bộ, sắt, hàng không cũng phát triển đáp ứng sự phát triển của đất nước. *Câu 3: Thực hiện việc đi lại, vận chuyển hàng hoá phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá giữa các vùng miền,giữa các quốc gia. Vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Chính vì tầm quan trọng như vậy mà Đảng và Chính phủ đã coi trọng và đầu tư rất lớn vào lĩnh vực giao thông vận tải. *Câu 4: Các ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải gồm: xây dựng cầu đường, xây dựng những công trình cảng, xây dựng những công trình ngầm, cơ khí ô tô, quản trị doanh nghiệp giao thông vận tải. *Câu 5: Từ lâu ông cha ta đã biết khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta được biết qua các di chỉ khảo cổ học như trống đồng, Đến cuối thế kỉ 19 Pháp thành lập cơ quan điều tra khoáng sản và đến giữa những năm 50 của thế kỉ 20 ngành địa chất VN mới bắt đầu phát triển. Đến nay đã hoạt động trên khắp chiều dài đất nước và đã trở thành thành viên của Hiệp hội địa chất Đông Nam Á. *Câu 6: Thăm dò, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên của đất nước góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển đất nước. *Câu 7: + Dầu khí: khoan, khai thác dầu khí + Địa chất: công nghệ môi trường, địa chất thủy. + Trắc địa: bản đồ, địa chính, + Mỏ: khai thác mỏ, + Công nghệ thông tin: tin học địa chất, tin học mỏ + Cơ khí: điện khí hoá xí nghiệp, *Câu 8: a. Các cơ sở đào tạo: + Hệ đại học: Trường đại học Mỏ Địa chất + Hệ cao đẳng: Cao đẳng kĩ thuật mỏ + Hệ trung cấp: Trung cấp đào tạo mỏ địa chất b. Điều kiện tuyển sinh: tuỳ từng trường, từng ngành. IV. Tổng kết, đánh giá: Nhận xét,đánh giá thái độ học tập của HS. Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 01/10/2008 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 11/10/2008 *Chủ đề hoạt động tháng 10: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU: - Hiểu được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Biết đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. II. CHUẨN BỊ: 1. Về giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, SGV về các lĩnh vực có liên quan về các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Tranh ảnh, tư liệu thông tin các doanh nhân thành đạt trong các nghề kinh doanh, dịch vụ. - Câu hỏi, đáp án, trò chơi văn nghệ. 2. Về học sinh: - Chuẩn bị một số thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Tìm hiểu một số bài thơ, bài hát có liên quan. - Chuẩn bị bài báo cáo về một số trường đào tạo các nghề kinh doanh, dịch vụ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Giới thiệu chủ đề 10: tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ 3. Hình thức hoạt động: thảo luận nhóm (4 nhóm) 4. Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Cử MC: Giới thiệu mục tiêu, chủ đề, dẫn chương trình. - MC: khởi động: hát tập thể, mời các nhóm giới thiệu thành phần nhóm, tên nhóm. Thành phần ban giám khảo, đại biểu. - MC: Giới thiệu hoạt động 1. Thảo luận 10 phút 2 câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 20 điểm). Câu hỏi thảo luận: 1. Bạn hiểu kinh doanh, dịch vụ là gì? 2. Bạn cho một số ví dụ về lọai hình kinh doanh, dịch vụ ở địa phương? - MC: mời đại diện các nhóm trình bày, ưu tiên cho đội phát cờ dành quyền trả lời trước. - Giám khảo cho nhận xét, điểm. - MC: Giới thiệu hoạt động 2. Thảo luận 10 phút 2 câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 20 điểm). Câu hỏi thảo luận: 1. Hãy cho biết vai trò vị trí các nghề thuộc ngành kinh doanh,dịch vụ ? 2. Bạn hãy kể những doanh nhân thành đạt ở VL nhờ loại hình kinh doanh này ? Giám khảo nhận xét cho điểm hoạt động 2. - MC: tổ chức chơi trò chơi. - MC giới thiệu hoạt động 3. Thảo luận 10 phút. *Câu hỏi: Những chống chỉ định của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà em biết ? - Giám khảo nhận xét cho điểm hoạt động 3. - MC: thể lệ cuộc chơi: có 6 ô hàng ngang, mỗi ô hàng ngang 10 điểm, từ chìa khóa 40 điểm, mỗi đội chọn từ hàng ngang của mình theo lượt, trả lời ít nhất một lượt mới được có tín hiệu trả lời từ chìa khóa, đội nào trả lời từ chìa khóa sai không được tiếp tục tham dự, đội nào không trả lời được ít nhất một hàng ngang thì không được có tín hiệu trả lời từ chìa khóa. - MC đọc câu hỏi: * Câu hỏi gợi ý cho từ chìa khóa như sau: » Một loại hình du lịch nổi tiếng ở ĐBSCL được ưa chuộng nhất hiện nay? (8 chữ cái) + Hàng ngang 1: (11 chữ cái) Học sinh giỏi quốc gia môn ngoại ngữ được tuyển thẳng vào trường này ? + Hàng ngang 2: (9 chữ cái) Nơi đào tạo những sinh viên giỏi về lĩnh vực mua bán. + Hàng ngang 3: (14 chữ cái) Trường đào tạo ra các kế toán tọa lạc tại Vĩnh Long. + Hàng ngang 4: (12 chữ cái) Nơi đào tạo các bác sũi phục vụ quân đội ? + Hàng ngang 5: (14 chữ cái) Đây là nơi đào tạo các nhà thầu xây dựng,tọa lạc tại F8-TX Vĩnh Long. + Hàng ngang 6: (11 chữ cái) Nơi đào tạo các hướng dẫn viên du lịch. - Giám khảo cho điểm hoạt động 4. - Văn nghệ chờ tổng kết 4 hoạt động. *Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, dịch vụ. (Thảo luận nhóm, các nhóm trả lời). - Là đầu tư nguồn lực cá nhân, tổ chức, tiền vốn, tài sản, bí quyết, kinh nghiệm, nghề nghiệp, phát minh, nhằm trao đổi, gia công sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường để thu lợi nhuận. - Nghề gốm, du lịch miệt vườn, *Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Do nhu cầu sống và phát triển của xã hội cần tạo ra và trao đổi sản phẩm thông qua việc mua bán tức là thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Kinh doanh dịch vụ mang lại lợi nhuận, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển về mọi mặt xã hội. - Mời đại diện các nhóm kể tên các doanh nhân thành đạt. * Hoạt động 3: Tìm hiểu những đặc điểm và những chống chỉ định y học của các nghề trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Du lịch: ngoại hình, trình độ ngoại ngữ, giọng nói, * Hoạt động 4: Các cơ sở đào tạo. Giải ô chữ: Miệt vườn. - Ngoại thương. Ư - Thương mại. M,ơ - Tài chính, kế toán. ê - Học viện quân y. v,n - Xây dựng miền tây. T - Du lịch: i IV.Tổng kết đánh giá: - Nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS. - Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 01/11/2008 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 08/11/2008 *Chủ đề hoạt động tháng 11: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH NĂNG LƯỢNG, BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ***** I. Mục tiêu: - Biết được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển, nhu câu lao động của một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. - Tìm hiểu được thông tin một số nhóm nghề hoặc chuyên môn thuộc các lĩnh vực này. - Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề. II. Chuẩn bị: 1. Về giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, sách GV và các lĩnh vực liên quan các ngành. - Chuẩn bị một số bài hát. - Dặn dò trước cho HS tìm hiểu đặc điểm chung của các nghề thuộc lĩnh vực này. 2. Về học sinh: - Tìm hiểu một số bài hát, bài thơ có liên quan. - Chuẩn bị một số thông tin về nhóm nghề thuộc lĩnh vực này. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu chủ đề 3 3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Văn nghệ: “Bài ca người thợ lò''. - Các tổ giới thiệu về thành phần của tổ. - Cho HS bắt thăm câu hỏi thảo luận (mỗi tổ 2 câu). 1. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành năng lượng? 2. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành bưu chính -viễn thông ? 3. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành công nghệ thông tin ? 4. Em hãy kể tên những công cụ lao động của các nhóm nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin ? 5. Hãy cho biêt vai trò, vị trí các nhóm nghề thuộc lĩnh vực này ? 6. Hãy cho biêt yêu cầu của các nhóm nghề thuộc các lĩnh vực này đối với người lao động? 7. Những chống chỉ định y học của các nhóm nghề thuộc lĩnh vực này mà em biết ? 8. Em hãy nêu vấn đề tuyển sinh vào các ngành kể trên ? Văn nghệ kết thúc - Mỗi tổ tự giới thiệu thành viên và tên tổ. - Tổ trưởng bốc thăm câu hỏi. *Câu 1: Một số nghề của ngành năng lượng: khai thác mỏ, vận hành máy ủi, hoá dầu, hàn điện, thợ lặn, *Câu 2: Một số nghề của ngành bưu chính - viễn thông: bưu tá, công nhân khai thác tem bưu chính, sửa chữa tổng đài, bảo dưỡng sửa chữa thuê bao, ... *Câu 3: Một số nghề của ngành Công nghệ thông tin: lắp ráp máy tính điện tử, thiết kế, đánh giá chất lượng phần mềm, nối mạng thông tin điện tử, *Câu 4: Ngành năng lượng: cuốc, xẻng, búa, máy đào, máy ủi, tàu hoả chuyên dụng, các phương tiện an toàn lao động, các phương tiện phòng chống cháy nổ, - Ngành bưu chính viễn thông: máy phát thanh, ti vi, thông tin vệ tinh, ... - Ngành công nghệ thông tin: các thiết bị phần cứng và phần mềm. *Câu 5: Năng lượng phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước. Bưu chính viễn thông đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá nền kinh tế, đánh dấu bước chuyển từ nền kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri thức. Mạng lưới công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân và toàn XH. *Câu 6: - Ngành năng lượng: có thể lực tốt, tác phong nhanh nhẹn, ngăn nắp, phối hợp động tác tay chân thuần thục, - Ngành bưu chính viễn thông: có năng lực thuyết phục khách hàng, luôn niềm nở,lịch sự , - Ngành công nghệ thông tin: tư duy kĩ thuật phát triển, có năng lực quan sát, có bàn tay khéo léo, *Câu 7: Ngành năng lượng: người nhỏ bé, sức yếu hay chóng mặt, dị ứng xăng dầu, bị cận thị, viễn thị, - Ngành bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin: trí nhớ tư duy kém, hành động suy nghĩ chậm chạp, không tìm tòi sáng tạo, *Câu 8: - Ngành năng lượng: Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội; Trường ĐH Bách Khoa TPHCM, - Ngành bưu chính - viễn thông: Học Viện Công Nghệ Bưu Chính - Viễn Thông TPHCM, - Ngành công nghệ thông tin: Trường ĐH Bách Khoa và ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM, IV. Tổng kết tình hình: - Nhận xét,đánh giá tình hình học tập của HS. - Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 01/12/2008 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 06/12/2008 *Chủ đề hoạt động tháng 12: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC AN NINH QUỐC PHÒNG ***** I. Mục tiêu bài học: Qua chủ đề này hoc sinh phải: - Hiểu được vị trí XH, tầm quan trọng, vai trò, đặc điểm, yêu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ của một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. - Tìm hiểu được thông tin một nghề hoặc chuyên môn thuộc lĩnh vực ANQP. - Nhận thức rõ tính chất lao động đặc biệt của nghề thuộc lĩnh vực ANQP. Có ý thức trách nhiệm làm nghĩa vụ công dân đối với hai lĩnh vực này. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Có thể làm quen trước với một đơn vị bộ đội đóng ở địa phương hoặc một đồn Công an, một trường đào tạo Cảnh sát, ...để có thêm thông tin về lĩnh vực an ninh quốc phòng. - Đọc trước một số báo như: quân đội nhân dân, an ninh thế giới, để tìm thêm tư liệu minh hoạ cho bài giảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị trước một số bài hát, bài thơ hoặc một vài câu chuyện viết về bộ đội công an hoặc về các hoạt động của một số nghề trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. III. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: - Chia nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm - Cử một HS dẫn chương trình. 3. Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Giới thiệu vài nét về sự phát triển các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. - Giới thiệu cho HS biết bài hát ''Vì nhân dân quên mình'' và yêu cầu HS hát. 1. Rất nhiều người vào bộ đội, tham gia công an hoặc làm nhiều việc khác trong lĩnh vực quân sự và an ninh. Theo các em, những việc nào được coi là nghề của họ? Còn những việc nào không được coi là nghề của họ? *Gợi ý: + Những người tham gia lực lượng vũ trang theo nghĩa vụ công dân do pháp luật quy định. + Những người tham gia lực lượng vũ trang, làm nhiệm vụ chiến đấu và gắn liền cuộc đời mình với nhiệm vụ này: các sĩ quan, cán bộ chỉ huy các đơn vị chiến đấu, hạ sĩ quan, 2. Phân tích rõ những người trong các lực lượng vũ trang lấy nhiệm vụ thường trực chiến đấu làm nghề của mình, khác với những người vào bộ đội nghĩa vụ. - Người làm nghĩa vụ công dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ họ được giải ngũ trở về địa phương tham gia lao động sản xuất. - Người được đào tạo thành các cán bộ quân đội, cán bộ an ninh chuyên nghiệp. * Giới thiệu hệ thống nghề trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: Các cơ quan phụ trách công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế và bảo vệ sức khoẻ, thể dục thể thao, văn hoá và nghệ thuật, nhưng phải tuân thủ theo những yêu cầu riêng của quân đội. Gợi ý cho HS trả lời - Tội phạm,kẻ xâm phạm lãnh thổ, an ninh của đất nước. - Trong quan hệ phải thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo được quy định trong các văn bản pháp quy. - Giữ vững an ninh trật tự XH. - Đề phòng các thế lực thù địch tấn công, chiến đấu và tiêu diệt chúng. - Phải nâng cao đạo đức Cách mạng. - Vũ khí, thiết bị máy móc, xe tăng, thiết giáp, tàu chiến, máy bay chiến đấu, các phương tiện thông tin liên lạc, - Có sức khoẻ tốt,dũng cảm táo bạo, có nhiều sáng kiến. - Không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần cảnh giác cách mạng. - Trung thành tuyệt đối với cách mạng. - Thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm túc kỉ luật quân sự. - Gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh quên mình. - Mắc bệnh lao phổi, suy thận đau cột sống, viêm gan mãn tính, rối loạn tiền đình, - May quần áo trong các xưởng may quân đội, chữa bệnh trong các quân y viện, - Cũng như mọi nghề trong XH song toàn bộ việc SX, dịch vụ kinh doanh đều hướng vào việc xây dựng các lực lượng vũ trang, hiện đại hoá quân đội và công an để đáp ứng nhu cầu bảo vệ đất nước. - Cũng như các công cụ sản xuất khác nhưng có tính chất chuyên dụng so với dân dụng. - Có sức khoẻ tốt, dũng cảm, có nhiều sáng kiến, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần cảnh giác cách mạng, trung thành tuyệt đối với cách mạng, chấp hành nghiêm túc kỉ luật quân sự, có tinh thần trách nhiệm trong công viêc. - Đòi hỏi tính kỉ luật, ý thức cách mạng, kiên trì, dũng cảm. - Mắc bệnh lao phổi, suy thận, đau cột sống, viêm gan mãn tính, rối loạn tiền đình, * Hoạt động1: Tạo không khí thoải mái tự nhiên trước khi vào chủ đề mới: - HS đại diện của các nhóm hát các bài hát về quân đội hoặc công an. - HS cử đại diện lên trình bày. - Các HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến. Đặt ra câu hỏi, yêu cầu giải thích rõ khái niệm. * Hoạt động 2: Giới thiệu nghề trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng. - HS nêu ý kiến để phân biệt. - Các nhóm thảo luận về đặc điểm của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm lao động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. 1. Đối với những người coi công việc thường trực trong lực lượng vũ trang là nghề nghiệp của mình: a. Đối tượng lao động: HS liệt kê các đối tượng của lĩnh vực an ninh quốc phòng. b. Nội dung lao động: các nhóm lên trình bày nội dung lao động thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. c. Công cụ lao động: HS liệt kê các công cụ phục vụ an ninh quốc phòng. d. Những yêu cầu nghề đối với người lao động: HS suy nghĩ trình bày. e. Điều kiện lao động. f. Những chống chỉ định y học. 2. Đối với những người làm công việc sản xuất kinh doanh, dich vụ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. a. Đối tượng lao động: HS liệt kê các đối tượng của lĩnh vực an ninh quốc phòng. b. Nội dung lao động: các nhóm lên trình bày nội dung lao động thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. c. Công cụ lao động: HS liệt kê các công cụ lao động phục vụ an ninh quôc phòng. d. Những yêu cầu nghề đối với người lao động: HS suy nghĩ trình bày. e. Điều kiện lao động. f. Những chống chỉ định y học. * Hoạt động 4: Thi hát ngâm thơ hay kể chuyện về các chiến sĩ công an và quân đội. * Hoạt động 5: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề. IV. Nhận xét đánh giá: - HS tự nhận xét đánh giá. - GV đánh giá nhận xét chung,rút kinh nghiệm. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 25/12/2008 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 03/01/2009 *Chủ đề hoạt động tháng 1: GIAO LƯU VỚI NHỮNG ĐIỂN HÌNH VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI, NHỮNG GƯƠNG VƯỢT KHÓ ( Chủ đề : Làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông ) 1) Mục tiêu bài học : Qua buổi giao lưu học sinh phải : a) Về kiến thức : - Biết được các con đường, các hình thức tự học tập sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông để đạt được ước mơ của mình. - Hiểu được bất cứ nghề nào cũng là vinh quang và cũng được tôn trọng, nhất là những người có tay nghề cao, có nhiều thành tích trong công tác. b) Kỹ năng : Biết cách đặt các câu hỏi với các vấn đề mình quan tâm đối với người giao lưu. c) Thái độ : Có nhận thức học hỏi ở những gương thành đạt, gương vượt khó để phấn đấu trong nghề nghiệp tương lai của mình. 2) Chuẩn bị : a) Nghiên cứu kĩ chủ đề 5 (SGV) và tìm hiểu một số nhân vật điển hình đến giao lưu với học sinh thông qua sự giới thiệu của cơ quan, đoàn thể. Về đối tượng mời giao lưu nên chọn những đối tượng sau : - Là những người thành đạt trong nghề, có nhiều thành tích trong công tác, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, đặc biệt là những người đạt các danh hiệu thi đua các ngành. - Đối tượng giao lưu của học sinh cũng có thể là đại diện cho một đơn vị sản xuất kinh doanh giỏi. - Trong những người được chọn cũng nên có những người đã vượt qua nhiều khó khăn bằng những nổ lực bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp của mình. - Tốt nhất chọn những người của chính địa phương nơi trường đóng, có thể là những học sinh cũ của trường. Trong buổi giao lưu nên có học sinh nam và nữ, cả già lẫn trẻ đại diện cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Cũng nên lưu ý mời những người đang làm những nghề thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp, lĩnh vực mà ít học sinh lựa chọn. Cần lưu ý về ngày giờ địa điểm giao lưu, .... Giáo viên gặp gỡ trước các vị khách, thông báo những yêu cầu cần đặt ra trong buổi giao lưu, giới thiệu cho họ về tình hình, đặc điểm của học sinh trong lớp hoặc khối lớp để khách có sự chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với học sinh. Đồng thời giáo viên cũng nên giới thiệu trước cho các em học sinh về thành phần khách mời, gợi ý cho các em chuẩn bị các câu hỏi về những gì mình quan tâm muốn khai thác trong buổi giao lưu. b) Cơ sở vật chất : Giáo viên nhắc các em học sinh trang trí khung cảnh cho buổi giao lưu, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, một số câu hỏi theo mẫu (mẫu này do giáo viên chuẩn bị trước cho học sinh). c) Hình thức buổi giao lưu : - Các vị khách tham gia giao lưu ngồi ở phía trên (có thể là sân khấu của hội trường lớn) đối diện với học sinh, số lượng khách mời khoảng 3 đến 5 người. - Chọn 2 học sinh (một nam, một nữ) lên dẫn chương trình, nếu các em không đảm đương được thì thầy cô là người dẫn chương trình . - Khách đến dự buổi giao lưu nên mời đại diện Ban giám hiệu, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thầy cô chủ nghiệm lớp, các giáo viên phụ trách hướng nghiệp. 3) Tổ chức giao lưu: a) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: b) Tiến hành : - Văn nghệ: Chọn bài hát tập thể “Nối vòng tay lớn” - Người dẫn chương trình lên làm công tác tổ chức: giới thiệu chủ đề buổi giao lưu, giới thiệu khách mời giao lưu, giới thiệu khách dự . - Mời các vị khách mời giao lưu lên ngồi vị trí giao lưu trên sân khấu, người dẫn chương trình sẽ giới thiệu chi tiết từng khách mời như tên tuổi, nơi công tác thành tích đạt được hoặc tinh thần vượt khó như thế nào, cũng có thể gợi ý để khách mời tự giới thiệu những thành tích của họ. - Giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ chào mừng các đại biểu đã đến giao lưu (Chú ý lựa chọn tiết mục nhạc phù hợp) . - Người dẫn chương trình nêu một số câu hỏi của học sinh gửi cho các vị khách mời. Þ Gợi ý câu hỏi : 1) Lý do vì sao bác (cô, chú, anh, chị, ....) lại chọn nghề đó . 2) Những yêu cầu cơ bản mà nghề của bác (cô, chú, anh, chị, ....) đòi hỏi là gì ? 3) Những thuận lợi khó khăn trong công việc của bác (cô, chú, anh, chị, ....) 4) Động cơ gì mà bác (cô, chú, anh, chị, ....) lại đạt được những thành tích cao trong nghề nghiệp như vậy ? 5) Trong gia đình bác (cô, chú, anh, chị, ....) có ai làm nghề đó hay không ? Trong tương lai bác (cô, chú, anh, chị, ....) có động viên con cháu tiếp tục theo nghề đó hay không, vì sao ? 6) Triển vọng nghề nghiệp của bác (cô, chú, anh, chị, ....) trong tương lai như thế nào ? 7) Bác (cô, chú, anh, chị, ....) có nhận xét gì về thế hệ trẻ hôm nay ? 8) Bác (cô, chú, anh, chị, ....) có lời khuyên gì đối với học sinh ngồi ở đây . (các em học sinh có thể nêu một vài câu hỏi trực tiếp). Þ Các vị khách mời trả lời các câu hỏi của học sinh và phát biểu những kinh nghiệm, tâm tư của mình đối với học sinh về nghề nghiệp, về những thành tích đạt được . Þ Xen kẽ buổi giao lưu với học sinh nên có tiết mục văn nghệ ngâm thơ, hoặc kể chuyện buổi giao lưu thêm phần sinh động, vui vẻ, thân mật, tạo được không khí thoải mái tự nhiên ngắn bó giữa người giao lưu với học sinh. Cuối buổi giao lưu đại diện học sinh lên phát biểu cảm ơn và tặng quà cho khách mời Đại diện nhà trường lên phát biểu và cám ơn các vị khách đã đến giao lưu với học sinh của trường. Cả lớp hát một bài chia tay với khách. 4) Tổng kết : - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và rút kinh nghiệm - Chuẩn bị cho hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tháng 02. 5) Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 02/02/2009 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 07/02/2009 *Chủ đề hoạt động tháng 2: NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ***** I. Mục Đích: Qua chủ đề này giúp học sinh: - Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội tìm được việc làm. - Biết cách tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để có hướng chọn nghề phù hợp - Ý thức được sự đòi hỏi ngày càng cao đối với đào tạo nghề và đối với người lao động. II. Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Nghiên cứu kỹ chủ đề 6 SGV,các tài liệu liên quan, 2) Học sinh: Tìm ảnh biển quảng cáo, tờ rơi về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế trong cả nước, những tấm gương về những người lao động giỏi trong các ngành kinh tế khác nhau, III. Tiến trình lên lớp: 1) Nhận lớp, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2) Giới thiệu chủ đề, mục tiêu của chủ đề. 3) Tiến trình lên lớp: Hoạt động của Trò Hoạt động của Thầy Khởi động: Bốn học sinh đóng vai
File đính kèm:
- tong hop.doc