Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Lâm Văn Thương

doc84 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Lâm Văn Thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
KHOA HỌC
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I.Mục tiêu:
- Con người cần thức ăn , nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 4, 5 SGK - Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
B.Bài mới:
HĐ1: Động não ( Cả lớp )
- Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình
- Con người cần gì để duy trì sự sống?
* Kết luận: Điều kiện vật chất: Thức ăn, nước, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình.
- Điều kiện tinh thần văn hoá xã hội: Tình cảm gia đình, bạn bè phương tiện vui chơi, học tập, giải trí.
HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK
Làm việc cá nhân )
* Kết luận:Con người, động vật, và thực vật đều cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình. Bên cạnh con người cần nhà ở, quần áo, phương tiện, giao thông và những tiện nghi khác.
C.Củng cố - Dặn dò. 
Bài sau: Trao đổi chất ở người
Hoạt động của Trò
H/S kể ra
- Thức ăn, nước uống,, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, 
- H/S làm bài tập 1/3
H/S đọc mục cần biết 
TUẦN 1
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trưòng như: lấy ô xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí cac-bô-níc, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 6,7 SGK.
Vẽ sơ đồ vào VBT
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
-Con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
B.Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
- Kể tên những gì được vẽ trong hình 1/6 SGK?
- Con người những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình?
- Trao đổi chất là gì?
Nêu vai trò của trao đổi chất với con người?
* Kết luận: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước , không khí từ môi trường và thải ra từ môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, có trao đổi chất với môi trường thì mới sống đựoc
HĐ2: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường ( VBT)
* Kết luận:
C.Củng cố - Dặn dò. 
Bài sau: Trao đổi chất ở người (TT )
Hoạt động của Trò
- H/S trả lời
- H/S quan sát và thảo luận theo cặp
- Con người lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra hằng ngày như: Phân, nước tiểu, , khí cac-bô-níc.
- H/S đọc đoạn đầu trong mục cần biết: và trả lời câu hỏi
H/S tự vẽ
LẤY VÀO THẢI RA
 Khí
CO THỂ NGƯỜI
Khí ô-xi cac-bô-níc
Thức ăn Phân
Nước Nước tiểu
 Mồ hôi
 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2010
TUẦN 2
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI ( TT )
I.Mục tiêu:
- Kể được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người , tiêu hoá , hô hấp, bài tiết
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động , cơ thể sẽ chết.
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 8, 9 SGK. - Vẽ sơ đồ vào VBT
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
- Trao đổi chất là gì?
- Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường 
B.Bài mới:
HĐ1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người
- Trong số những cơ quan có ở H/8 SGK, cơ quan nào trực tiếp quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi truờng bên ngoài?
* Kết luận:- Tiêu hoá: Lấy vào: Thức ăn, nước uống; Thải ra: Phân
- Hô hấp: Thu khí ô xi và thải ra khí cac-bo-níc
- Bài tiết nước tiểu: Lọc máu, tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài.
HĐ2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
*GV hoàn thành sơ đồ như SGK
 Kết luận Nhờ có cơ quan tuần hoàn quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện.
- Nếu một trong các cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá, ngừng hoạt động , sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết
C. Củng cố - Dặn dò:
 Bài sau: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đường
Hoạt động của Trò
- H/S trả lời
- H/S quan sát và thảo luận theo cặp
- Đại diện một số nhóm trình bày
- H/S làm bài tập 2/ 5/VBT 
- Yêu cầu h/s xem sơ đồ /9 SGK để tìm ra các từ còn thiếu cần bổ sung sơ đồ cho hoàn chỉnh và trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan, tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn bài tiết trong quá trình trao đổi chất
TUẦN 2
KHOA HỌC
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN,
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I.Mục tiêu:
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: Chất bột đường , chất đạm, chất béo, vi ta min, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột, đường, gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn.
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể , cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 8, 9 SGK. - Vẽ sơ đồ vào VBT
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
-- Kể được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? 
B.Bài mới:
HĐ1: Tập phân loại thức ăn. ( BT 1/ VBT )
*Kết luận:- Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:
- Phân loại theo nguồn gốc. Đó là thức ăn động vật hay thức ăn thực vật
- Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó như: Bột đường, đạm, béo, vi ta min, chất khoáng, xơ và nước.
 HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường 
*- Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hằng ngày?
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường?
 Kết luận Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lưọng chủ yếu cho cơ thể . Chất bột đường có nhiều ở bột gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, củ đậu. đường ăn cũng thuộc loại này.
HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
* Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc thực vật
C. Củng cố - Dặn dò:
 Bài sau: Vai trò của chất đạm và chất béo
Hoạt động của Trò
- 2 H/S trả lời
- H/S quan sát Hình /SGK và hoàn thành bảng sau:
- Đại diện một số nhóm trình bày
Cả lớp
- H/S trả lòi.
H/S làm bài tập 3/ 7/VBT 
Trình bày và nhận xét
TUẦN 3
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I.Mục tiêu:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm ( thịt, cá, trứng, tôm, cua ), chất béo ( mỡ, dầu, bơ ).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
- Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
- Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min A, D, E, K
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 8, 9 SGK. - Vẽ sơ đồ vào VBT
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
-Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn? - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường?
B.Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo ( Nhóm đôi )
- Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình/12 SGK
Tại sao hằng ngày ta lại ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
- Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình/13 SGK
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
*Kết luận: Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể còn chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi -ta –min: A,D.E,K
 HĐ2: Xác định nguồn gốc các thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo ( Bài tạp 1/VBT )
 Kết luận: Các thức ăn nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật 
C. Củng cố - Dặn dò:
 Bài sau: Vai trò của vi-ta min, chất khoáng và chất xơ
Hoạt động của Trò
- 2 H/S trả lời
- H/S quan sát Hình /SGK và trả lời câu hỏi
- Đại diện một số nhóm trình bày
- H/S làm bài tập 1/VBT
- H/S trình bày.
- H/S nhắc lại mục cần biết
 Thứ sáu ngày11 tháng 9 năm 2010
TUẦN 3
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I.Mục tiêu:
- Kể tên những thức ăn chứa V	a-ta-min ( cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau ), chất khoáng ( Thịt, cá, trứng, ácc loại rau có màu xanh thẳm.. ) và chất xơ ( các loại rau )- Nêu được vai trò của vi ta min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể 
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 8, 9 SGK. - Vẽ sơ đồ vào VBT
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
B.Bài mới:
HĐ1: Trò chơi: Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ (Nhóm )
*Kết luận: 
 HĐ2: Thảo luận về vai trò của vitamin, chất khoáng , chất xơ và nước
1. Vai trò của vi-ta-min
*- Kể tên một số vi-ta-min mà em biết?- Nêu vai trò của vitamin đó.
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vitamin đối với cơ thể
 *Kết luận: Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, Nếu:- Thiếu vi-ta-min A: mắc bệnh khô mắt quáng gà
- Thiếu vi-ta -min D: mắc bệnh còi xương ở trẻ
Thiếu vi-ta -min C: mắc bệnh chảy máu chân răng
Thiếu vi-ta -min B1: Bị phù
2. Vai trò của chất khoáng
- Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể
* Kết luận: Một số chất khoáng như: Can-xi, sắt tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh.
3. Vai trò của chất xơ và nước
-Tại sao hằng ngày ta phải thức ăn có chứa chất xơ
- Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
* Kết luận: SGV/45
C. Củng cố - Dặn dò:
 Bài sau: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
Hoạt động của Trò
- 2 H/S trả lời
- H/S làm trong VBT
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
H/S trả lời
Trình bày và nhận xét
- H/S trả lời
TUẦN 4
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
I.Mục tiêu: - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ được bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn, chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng, ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm , ăn có nhiều mức độ nhóm chứa nhiều chất béo, ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 16, 17 SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
-- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vitamin đối với cơ thể
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể
B.Bài mới:
HĐ1:Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
*Kết luận: SGK/ 17
 HĐ2: Làm việc với SGK, Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
 *Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các chất ăn có nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải . Đối với thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ . Không nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối
HĐ3 Trò chơi: “ Đi chợ”
- H/S thi kể những thức ăn , đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa
C. Củng cố - Dặn dò:
 Bài sau: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
Hoạt động của Trò
- 2 H/S trả lời
- Thảo luận nhóm
- H/S làm trong VBT
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- H/S nghiên cứu : “ Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người/tháng” 
( Làm việc theo cặp )
- 2h/s thay nhau đặt câu hỏi và trả lời
- Hãy nói tên nhóm thức ăn:
+ Cần ăn đủ + Ă n vừa phải
+ Ăn có mức độ + Ăn ít.
+ Ăn hạn chế
Hoặc đưa ra tên một loại thức ăn và nói xem thức ăn đó cần được ăn ntn? Ăn đủ hay hạn chế
- Cả lớp nhận xét , tuyên dương
TUẦN 4
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I.Mục tiêu: - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấpđầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu lợi ích của của việc ăn cá, đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc , gia cầm
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 18, 19 SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
- Hãy nói tên nhóm thức ăn:
+ Cần ăn đủ + Ă n vừa phải
+ Ăn có mức độ + Ăn ít. + Ăn hạn chế
B.Bài mới:
HĐ1:Trò chơi thi kể tên các món thức ăn chứa nhiều chất đạm 
- GV chia lớp thành 2 đội
- Kể tên các món thức ăn chứa nhiều chất đạm 
 HĐ2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ( Cả lớp)
- Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật
- Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động hoặc chỉ ăn đạm thực vật
 *Kết luận: Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở những tỉ lệ khác nhau. Ăn kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Trong số số lượng cần ăn , nên ăn từ 1/2 -1/3 đạm động vật. Nên ăn cá nhiều hơn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt, tối thiểu mỗi tuần ăn ba bữa cá.
* Lưu ý: Khuyến khích việc sử dụng đậu phụ và sữa đậu nành có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư
C. Củng cố - Dặn dò: Bài sau: sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
Hoạt động của Trò
- 2 H/S trả lời
- Lần lượt 2 đội thi kể ( Viết vào giấy khổ to )
- Gà rán, cá kho, đậu kho thịt, mực xào, canh tôm, vừng, lạc, canh cua, cháo lươn.
- Cả lớp nhận xét – Tuyên dương
- Thịt, cá , đậu, vừng , lạc
- H/S đọc mục cần biết- 
TUẦN 5
KHOA HỌC
SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I.Mục tiêu: - Biết được cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất báo thực vật 
- Nêu lợi ích của của muối i-ốt ( giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ ) tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao )
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 20,21 SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
-Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động hoặc chỉ ăn đạm thực vật
B.Bài mới:
HĐ1:Trò chơi thi kể tên các món thức ăn chứa nhiều chất béo 
- GV chia lớp thành 2 đội
- Kể tên các món thức ăn chứa nhiều chất béo 
 HĐ2: Thảop luận về ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ( Cả lớp)
- Kể tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật 
- Giải thích tại sao không nên chỉ ăn béo động vật hoặc chỉ ăn béo thực vật
 *Kết luận: * 
HĐ3: Thảo luận về lợi ích của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn
- GV giảng: Khi thiếu i-ốt, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động vì vậy dễ gây ra u tuyến giáp. Do tuyến giáp nằm ở mặt trước cổ nên hình thành bướu cổ
- Làm thế nào để bổ sung I ốt cho cơ thể?
- Tại sao không nên ăn mặn?
C. Củng cố - Dặn dò: Bài sau: sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
Hoạt động của Trò
- 2 H/S trả lời
- Lần lượt 2 đội thi viết( Viết vào giấy khổ to )
- Cả lớp nhận xét – Tuyên dương
- Vì chất béo của động vật có nhiều a-xít béo no. Còn chất béo thựuc vật như: Dầu, vừngcó nhiều a-xít béo không no.
- Để phòng tránh các rối loạn do thiếu i-ốt nên ăn muối có bổ sung i-ốt.
- Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
- H/S đọc mục cần biết- 
TUẦN 5
KHOA HỌC
ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I.Mục tiêu: Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
- Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn ( Giữ được chất dinh dưỡng, được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh , không bị nhiễm khuẩn hoá chất , không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người .
- Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.( Thức ăn tươi sạch, dùng nước sạch, nấu chín thức ăn, bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng đến )
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 22-23 SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật 
Làm thế nào để bổ sung I ốt cho cơ thể?
- Tại sao không nên ăn mặn?
B.Bài mới:
HĐ1:Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín- 
- Kể tên một số loại rau, quả các em vấn ăn hằng ngày.
- Nêu ích lợi của việc ăn rau , quả
* Kết quả: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi ta min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể . Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táu. bón.
 HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn
GV yêu cầu h/s mở SGK và TLCH
- Theo em thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
- Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ?
 *Kết luận: SGK/23/ Phần 1
HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm ( Nhóm )
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
N1: Cách chọn thức ăn tươi, sạch
 Cách nhận ra thức ăn ôi, héo
N2: Cách chọn đồ hộp và chọn những thức ăn được đóng gói .
N3: - Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn.
- Sự cần thiết phải nấu thức ăn chín.
* Kết luận: SGK phần 2/
C. Củng cố - Dặn dò: Bài sau Một số cách bảo quản thức ăn
Hoạt động của Trò
- 2 H/S trả lời
- H/S trả lời
- Vì chất béo của động vật có nhiều a-xít béo no. Còn chất béo thựuc vật như: Dầu, vừngcó nhiều a-xít béo không no.
- H/S đọc mục cần biết
- H/S quan sát H3,4/ 23SGK
Thảo luận nhóm.
Trình bày.
TUẦN 6
KHOA HỌC
MỘT SÓ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I . Mục tiêu:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: Làm khô, ướp lạnh , ướp mặn , đóng hộp.
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà 
II. Đồ dùng dạy học: Hình 24, 25 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
- Nêu ích lợi của việc ăn rau ,quả?
- Nêu biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
B. Bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn
HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
- GV giảng; Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng , đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vây, chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu.
- Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm thế nào?
GV cho h/s làm bài tập
- Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có đ/k hoạt động ?
Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?
a/ Phơi khô, b/ Ướp muối ngâm nước muối
c/ Ướp lạnh, d/ Đóng hộp, e/ Cô đặc với đường 
HĐ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thứuc ăn ở nhà.
GV phát phiếu học tập cho cá nhân
GV: những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định . Vì vậy: khi mua nhũng thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ bạn sử dụng đươc in trên vỏ hộp hoặc bao gói
C. Củng cố - Dặn dò:Phòng một số bạnh do thiếu chất d/ d
Hoạt động của Trò
- 2 h/s trả lời
- H/S quan sát các H/ 24, 25 SGK và TLCH, Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Gọi một số nhóm trình bày.
- Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được.
- H/S làm bài tập
- Làm cho vi sinh vật không có đ/k hoạt động: a, b, c, e
-Ngan không cho vi sinh vật xâm nhập vào thựuc phẩm: d
- H/S làm việc với phiếu bài tập 
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1
2
3.
- Một số h/s trình bày
- H/S đọc mục cần biết.
TUẦN 6
KHOA HỌC
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I . Mục tiêu:Nêu cách phòng tránh một số do ăn thiếu chất dinh dưỡng
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng
+ Đưa trẻ em đi khám chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng dạy học: Hình 24, 25 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
-Muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm thế nào?
- B. Bài mới: 
HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương , suy dinh dưỡng và bệnh bươú cổ.
- Nguyên nhân dẫn đến các bệnh đó?
* Kết luận: Trẻ em nếu không ăn đủ lượng và đủ chất ,đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu bị thiếu vi ta min D sã bị còi xương.
- Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh dễ bị bướu cổ.
HĐ2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
HĐ3: Chơi trò chơi: “ Thi kể tên một số bệnh 
GV chia lớp làm 2 đội 
VD: Nếu đội 1 nói: “ Thiếu chất đạm ”thì đội 2 trả lời nhanh : “ Sẽ bị suy dinh dưỡng”..
C. Củng cố - Dặn dò:Phòng bệnh béo phì
Hoạt động của Trò
- 2 h/s trả lời
- Thảo luận nhóm 
- H/S quan sát các H/ 1,2/26 SGK và TLCH, 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi- ta- min A.
- Bệnh phù do thiếu vi-ta- min B.
- Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi ta- min C
- Nếu trẻ bị các bệnh do thiếu chất d/d thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện và cần ăn đủ lượng đủ chất.
- Kết thúc trò chơi – GV tuyên dương
TUẦN 7
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I . Mục tiêu:
- Nêu cách phòng bênh béo phì
:+ Ăn uống hợp lí , điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
+ Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT
II. Đồ dùng dạy học: Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
 - Nguyên nhân dẫn đến các bệnh còi xương , suy dinh dưỡng và bệnh bươú cổ.
-Nêu cách phòng tránh các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
- B. Bài mới: 
HĐ1:Tìm hiểu về bệnh béo phì: L. việc theo nhóm
Kết luận: Một em bé có thể xem là béo phì khi: 
+ Có c.nặng hơn mức TB so với c. cao và tuổi là 20%
+ Có lớp mỡ quanh đùi , cánh tay trên, vú và cằm
+ Bị hụt hơi khi gắng sức.
- Tác hại của bệnh béo phì: Người bị béo phì:
+Thường bị mất sự thoải mái trong cuộc sống.
+Thường giảm hiệu suất LĐ và sự lanh lợi trong sinh hoạt
+ Có nguy cơ bị bệnh bệnh tim mạch , huyết áp cao, bệnh tiểu đưòng, sỏi mật.
HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh beó phì
- Nêu nguyên nhân của bệnh béo phì?
- Nêu cách phòng bênh béo phì?
HĐ3: Đóng vai:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm;
TH1: Em của Lan có dấu hiệu bị béo phì, Nếu là Lan ban sẽ nói gì với mẹ và có thể làm gì để giúp em mình?
TH2: Nga cân nặng hơn nhưũng người cùng tuổi. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt, Nếu l;à Nga bạn sẽ làm gì?
C. Củng cố - Dặn dò:Phòng 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá
Hoạt động của Trò
- 2 h/s trả lời
- Thảo luận nhóm 
- H/S làm bài tập 1/19 VBT
- Đại diện nhóm trình bày
- H/S quan sát và trả lời câu hỏi 
- Các nhóm thảo luận , đưa ra tình huống và trình diễn
TUẦN 7
KHOA HỌC
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I . Mục tiêu:
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Tiêu chảy, tả lị.
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bênh lây qua đường tiêu hoá: Uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách p.tránh 1 số bệnh lây qua đ.tiêu hoá :+ Gĩư VS ăn uống , cá nhân ,m.trường
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh
II. Đồ dùng dạy học: Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
- Nêu nguyên nhân của bệnh béo phì?
- Nêu cách phòng bênh béo phì?
- B. Bài mới: 
HĐ1:Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đ. tiêu hoá
- Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ ntn?
Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
Kết luận: Các bệnh như tiêu, chảy, lị đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Chúng đều lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và ĐDCN của bệnh nhân nên rất dễ phát tán lây lan gây ra bệnh dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy cần phải báo cáo cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh.
HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Chỉ và nói nội dung của từng hình
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đễn bị lây bệnh qua đường tiêu hoá ? Tại sao?
 - Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được qua đường tiêu hoá ? Tại sao?
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
HĐ3: Vẽ tranh cổ động 
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
C. CC-DD:Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
Hoạt động của Trò
- 2 h/s trả lời
- Lo lắng, khó chịu, mệt, đau
- Tả, lị
- H/S quan sát hình /30,31 SGKvà trả lời câu hỏi 
- Đại diện các nhóm trình bày
- H/S thảo luận tìm ý cho nội dungtranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
-Vẽ tranh và trình bày
TUẦN 8
KHOA HỌC
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I . Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh : Hắt hơi, sổ mũi, chán ưan, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt.
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu , không bình thường.
- Phân biệt được lúc khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh .
II. Đồ dùng dạy học: Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
- Nêu nguyên nhân bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Nêu cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
- B. Bài mới: 
HĐ1:Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
GV yêu cầu từng HS thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và thựuc hành /32SGK
Lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32SGK thành 3 câu chuyện như SGK yêu cầu và kể lại các bạn trong nhóm.
- Kể tên một số bệnh em đã mắc.
- Khi bị bệnh, em cảm thấy thế nào?
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? tại sao?
* Kết luận: SGK
HĐ2: Trò chơi: đóng vai: Mẹ ơi, con sốt!
GV đưa ra tình huống, HS đóng vai
TH1: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
TH2: Đi học về, Hùng thấy trong người 

File đính kèm:

  • docgiao an khoa hoc lop 4ca nam.doc