Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Học kì II

doc32 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN LỊCH SỬ (HKII)
Tuần 19:	Thứ , ngày  tháng  năm 200.
Bài: 15 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
 -Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .	
II.Chuẩn bị :
 PHT của HS.
 Tranh minh hoạ như SGK .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 Cho HS hát .
2.KTBC :
 -Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
 -Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
 -GV nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Giơí thiệu và ghi tựa.
 b.Phát triển bài:
 * Hoạt động nhóm :
 GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu:
 Vào giữa thế kỉ XIV :
 +Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 +Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
 +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
 +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
 +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
 -GV nhận xét,kết luận .
 -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
 +Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
 +Ông đã làm gì ?
 +Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
 -GV cho HS dựa vào SGK để trả lời :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
 -Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
 -Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “ Chiến thắng Chi Lăng”.
 -Nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét .
-HS nghe.
-HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung .
-1 HS nêu.
-HS trả lời.
+Là quan đại thần của nhà Trần.
+Oâng đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân .Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước.Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân .
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-3 HS đọc bài học.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS cả lớp.
Tuần 20:	Thứ , ngày  tháng  năm 200.
Bài :16 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết thuật lại diễn biến trận Chi Lăng. 
 -Ý nghĩa quyết định của trận Chi đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.	
II.Chuẩn bị :
 -Hình trong SGK phóng to.
 -PHT của HS .
 -GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.KTBC :
 GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.”
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).Dưới ách đô hộ của nhà Minh ,nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
 Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long).Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ ,một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
 *Hoạt động cả lớp :
 GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng .
 GV nhận xét và cho HS mô tả ải Chi Lăng.Sau đó GV kết ý.
 * Hoạt động nhóm:
 Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhóm :
 +Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
 +Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
 +Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
 +Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
 -GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
 -GV nhận xét,kết luận.
 * Hoạt động cả lớp :
 -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng .
 +Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
 +Sau trận chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao ?
 -GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.
4.Củng cố :
 -GV tổ chức cho HS cả lớùp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
 -Cho HS đọc bài ở trong khung .
 5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nướcâ”.
 -Nhận xét tiết học . 
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét .
-HS cả lớp lắng nghe GV trình bày .
-HS quan sát lược đồ và đọc SGK.
-HS mô tả .
-HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời .
-Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
-HS kể.
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
Tuần 21:	Thứ , ngày  tháng  năm 200.
Bài : 17 NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC 
 QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC 
I.Mục tiêu :
 - HS biết nhà Lê ra đời trong hoàn cảnh nào .
 -Nhà Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy cũû và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ.
 -Nhận thức bước đầu nhận biết vai trò của pháp luật.
II.Chuẩn bị :
 -Sơ đồ về nhà nước thời Hậu lê ( để gắn lên bảng) .
 -Một số điểm của bộ luật Hồng Đức .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS chuẩn bị SGK và ĐDHT.
2.KTBC :
 GV cho HS đọc bài: “Chiến thắng Chi Lăng”.
 -Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch ?
 -Em hãy thuật lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng ?
 -Nêu ý nghĩa của trận Chi lăng .
 -GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê:
 Tháng 4-1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt .Nhàø Lê trải qua một số đời vua .Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) .
 *Hoạt độngnhóm :
 -GV phát PHT cho HS .
 -GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau : 
 +Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào ?Ai là người thành lập ?Đặt tên nước là gì ? Đóng đô ở đâu ?
 +Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê ?
 +Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ?
 -Việc quản lý đất nước thời Hậu lê như thế nào chúng ta tìm hiểu qua sơ đồ.(GV treo sơ đồ lên bảng )
 -GV nhận xét ,kết luận .
 * Hoạt động cá nhân:
 - GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh : Đây là công cụ để quản lí đất nước .
 -GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức (như trong SGK) .HS trả lời các câu hỏi và đi đến thống nhất nhận định: 
 +Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? (vua ,nhà giàu, làng xã, phụ nữ ) .
 +Luật hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
 -GV cho HS nhận định và trả lời.
 -GV nhận xét và kết luận .
4.Củng cố :
 -Cho Hs đọc bài trong SGK .
 -Những sự kiện nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua ?
 -Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: Trường học thời Hậu Lê .
 -Nhận xét tiết học .
-HS chuẩn bị.
-4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý .
-HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra .
-HS trả lời cá nhân.
-HS cả lớp nhận xét.
-3 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS cả lớp.
Tuần 22:	Thứ , ngày  tháng  năm 200
Bài :18 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết nhà Lê rất quan tâm tới giáo dục :tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê .
 -Tổ chức GD thời Hậu Lê có quy củ , nền nếp hơn.	
 -Coi trọng sự tự học.
II.Chuẩn bị :
 -Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào?
 -Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ?
 -GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động nhóm :GV phát PHT cho HS .
 -GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận :
 +Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào ?
 +Trường học thời Lê dạy những điều gì ?
 +Chế độ thi cử thời Lê thế nào ?
 -GV khẳng định :GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
 -GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.
 -GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh ,ảnh tham khảo thêm : Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh:Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
4.Củng cố :
 -Cho HS đọc bài học trong khung .
 -Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê ?
 -Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD ?
 5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.
 -Nhận xét tiết học .
-4 HS .(2 HS hỏi đáp nhau) .
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận , và trả lời câu hỏi:
-Lập Văn Miếu,thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám,trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .
-Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
-Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại 
-HS trả lời :Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ,lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
-HS xem tranh, ảnh .
-Vài HS đọc .
-HS trả lời .
-Cả lớp.
Tuần 23:	Thứ , ngày  tháng  năm 200
Bài :19 VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Lê, nhất là Nguyễn Trãi,Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm ,các công trình đó.
 -Dưới thời Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
 -Đến thời Lê,văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước .	
II.Chuẩn bị :
 -Hình trong SGK phóng to.
 -Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu .
 -PHT của HS.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 -GV cho HS hát .
2.KTBC :
 -Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Lê ?
 -Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động nhóm:
 -GV phát PHT cho HS .
 -GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung,tác giả ,tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
-Nguyễn Trãi
-Lý Tử Tấn,
Nguyễn Mộng Tuân
-Hội Tao Đàn
-Nguyễn Trãi
-Lý Tử Tấn
-Nguyễn Húc
-Bình Ngô đại cáo
-Các tác phẩm thơ
-Ức trai thi tập
-Các bài thơ
-Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
-Ca ngợi công đức của nhà vua.
-Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
 -GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Lê.
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS.
 -GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học hoặc ngược lại ) .
 Tác giả 
Công trình khoa học
 Nội dung
-Ngô sĩ Liên
-Nguyễn Trãi 
-Nguyễn Trãi 
-Lương Thế Vinh
-Đại việt sử kí toàn thư
-Lam Sơn thực lục
-Dư địa chí 
-Đại thành toán pháp 
Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Lê. 
-Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
-Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta .
-Kiến thức toán học.
 -GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
 -GV đặt câu hỏi :Dưới thời Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
 -GV :Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung .
 -Kể tên các tác phẩm vá tác giả tiêu biểu của văn học thời Lê.
 -Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS hỏi đáp nhau .
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận và điền vào bảng .
-Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Lê.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-HS phát biểu.
-HS điền vào bảng thống kê .
-Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Lê. 
-HS thảo luậnvà kết kuận :Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp.
Tuần 24:	Thứ , ngày  tháng  năm 200
Bài:20 ÔN TẬP	
I.Mục tiêu :
 -HS biết nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày bốn giai đoạn :buổi đầu độc lập,nước Đại Việt thời Lý, nước đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê .
 -Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình .
II.Chuẩn bị :
 -Băng thời gian trong SGK phóng to .
 -Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS hát .
2.KTBC :
 -Nêu những thành tựu cơ bản của văn học và khoa học thời Lê .
 -Kể tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu thời Lê.
 -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 Trong giờ học này, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 7 đến bài 19.
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động nhóm : 
 -GV treo băng thời gian lên bảng và phát PHT cho HS . Yêu cầu HS thảo luận rồi điền nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian .
 -Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung hoặc các nhóm báo cáo kết quả sau khi thảo luận.
 -GV nhận xét ,kết luận .
 *Hoạt động cả lớp : 
 -Chia lớp làm 2 dãy : 
 +Dãy A nội dung “Kể về sự kiện lịch sử”.
 +Dãy B nội dung “Kể về nhân vật lịch sử”.
 -GV cho 2 dãy thảo luận với nhau .
 -Cho HS đại diện 2 dãy lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước cả lớp .
 -GV nhận xét, kết luận .
4.Củng cố : 
 -GV cho HS chơi một số trò chơi .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài .
 -Chuẩn bị bài tiết sau : “Trịnh–Nguyễn phân tranh”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-HS lắng nhe.
-HS các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm lên diền kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS thảo luận.
-Đại diện HS 2 dãy lên báo cáo kết quả .
-Cho HS nhận xét và bổ sung .
-HS cả lớp tham gia .
-HS cả lớp .
Tuần 25:	Thứ , ngày  tháng  năm 2005.
Bài :21 TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết :Từ thế kỉ XVI ,triều đình nhà Lê suy thoái .Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài .
 -Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên .
 -Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt .	
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Hát.
2.KTBC :
 -GV hỏi :Buổi đầu độc lập thời Lý ,Trần, Lê đóng đô ở đâu ?
 -Tên gọi nước ta các thời đó là gì ?
 -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp: 
 GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI
 GV mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI
 GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.
 GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê .Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.
 *Hoạt động cả lớp :
 GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 -Mạc Đăng Dung là ai ?
 -Nhà Mạc ra đời như thế nào ?Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
 -Nam triều là triều đình của dòng họ nào PK nào ?Ra đời như thế nào ?
 -Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều ?
 -Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ?
 GV kết luận.
 * Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS trả lời các câu hỏi qua PHT :
 +Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì ?
 +Sau năm 1592,tình hình nước ta như thế nào ?
 +Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ?
 -GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền ,đời sống nhân dân vô cùng cực khổ .Đây là một giai đoạn đau thương trong LS dân tộc .
 * Hoạt động nhóm:
 GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi :
 -Chiến tranh Nam triều và Bắc triều , cũng như chiến tranh Trịnh –Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
 -Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ?
 GV Vậy là hơn 200 năm các thế lực PK đánh nhau , chia cắt đất nước ra làm 2 miền.Trước tình cảnh đó, đời sống của nhân dân ta cực khổ trăm bề .
4.Củng cố :
 -Cuộc chiến tranh Trịnh _Nguyễn chính nghĩa hay phi nghĩa ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hỏi đáp nhau .
-HS khác nhận xét ,kết luận.
-HS theo dõi SGKvà trả lời.
-HS lắng nghe .
-Là một quan võ dưới triều nhà Hậu lê .
-1527 lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu lê, Mạc Đăng Dung .lập ra triều Mạc.Sử cũ gọi là Bắc triều.
-Họ Lê... Vua Lê được họ Nguyễn giúp sức ,lập một triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa , Nghệ An (lịch sử gọi là Nam triều)
- Nam triều và Bắc triều đánh nhau
- Cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm .
-HS các nhóm thảo luận và trả lời :
-Các nhóm khác nhận xét .
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp.
Tuần 26:	Thứ , ngày  tháng  năm 200.
Bài :22	 CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết :Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam bộ ngày nay .
 -Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa .
 -Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau .
 -Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc .	
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Việt Nam Thế kỉ XVI- XVII .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
.KTBC :_Vào đầu thế kỉXVI triều đình nhà Lê có những biểu hiện suy sụp như thế nào?
 -Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK gây ra những hậu quả gì ?
 GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt độngcả lớp:
 GV treo bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII lên bảng và giới thiệu .
 -GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam bộ ngày nay . 
 -GV yêu cầu HS chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng Trong từ thế kỉ XVIII.
 *Hoạt độngnhóm:
 -GV phát PHT cho HS.
 -GV yêu cầu HS dựa vào PHT và bản đồ VN thảo luận nhóm :Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến ĐB sông cửu Long .
 -GV kết luận : Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam ,đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt .Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn .Từ cuối thế kỉ XVI ,các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng .
 *Hoạt động cá nhân:
 -GV đặt câu hỏi :Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ?
 -GV cho HS trao đổi để dẫn đến kết luận: Kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp ,xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người .
4.Củng cố :
 Cuộc khẩn hoang ở đàng trong đã mang lại ý nghĩa gì?
 -Nêu những chính sách đúng đắn ,tiến bộ của triều Nguyễn trong việc khẩn hoang ở Đàng Trong ?
Nêu ghi nhớ của bài
 5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét .
-HS theo dõi .
-2 HS đọc và xác định.
-HS lên bảng chỉ :
 +Vùng thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam.
 +Vùng tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay.
-HS các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS trao đổi và trả lời .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc .
- HS khác trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
Tuần 27:	Thứ , ngày  tháng  năm 200
Bài : 23	THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I.Mục tiêu :
 -HS biết ở thế kỉ XVI – XVII ,nước ta nổi lên ba thành thị lớn :Thăng Long ,Phố Hiến, Hội An .
 -Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế ,đặt biệt là thương mại.	II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Việt Nam .
 -Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVII .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2.KTBC :
Chúa Nguyễn đã làm gì để khuyến khích những người đi khẩn hoang?
 - Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?
 - Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp ?
 -GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV :Em hiểu thế nào là thành thị?
 Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển .
 -GV treo bản đồ VN và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long ,Phố Hiến ,Hội An trên bản đồ .
 GV nhận xét .
 *Hoạt động nhóm:
 - GV phát PHT cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến ,Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác:
Đặc điểm
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thành thị
Thăng Long
Đông dân nhiều hơn thành thị ở châu Á.
Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á.
Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được
Phố Hiến
Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập.
Hội An
Là nơi dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong.
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
 -GV yêu cầu một vài HS dựa vào bảng thống kê 
 -GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII .
 - GV nhận xét .
 *Hoạt động cá nhân :
 - GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau:
 +Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII .
 +Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ?
 -GV nhận xét .
4.Củng cố :
-Thành thị nước ta vào cuối thế kỉXVI-XVII phát triển như thế nào?
 -Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 - Xem trước bài : “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”.
 -Nhận xét tiết` học .
-HS trả lời .
-HS cả lớp bổ sung .
-HS phát biểu ý kiến.
-2 HS lên xác định .
-HS nhận xét .
-HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống ke âđể hoàn thành PHT.
-Vài HS mô tả.
-HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời.
-2 HS đọc bài .
-HS nêu. 
-HS cả lớp .
Tuần 28:	Thứ , ngày  tháng  năm 200.
Bài :24 NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA 
 THĂNG LONG NĂM 1786
I.Mục tiêu :
 - HS biết trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn .
 - Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước , chấm dứt thời kì Trịnh –Nguyễn phân tranh .
II.Chuẩn bị :
 -Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .
 -Gợi ý kịch bản :Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS chuẩn bị SGK.
2.KTBC :
 -Thành thị nước ta ở thế kỉ XVI-XVII phát triển như thế nào ?nêu những nét chính của các đô thị thời đó .
 -Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
 GV nhận xét ,ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp :
 GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ N

File đính kèm:

  • docgiao an hay.doc