Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tiết 1 đến tiết 4

doc9 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 08 năm 2011
Môn : ĐẠO ĐỨC
Tuần 1 tiết 1
EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Hs khá giỏi :
+Biết quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
+ Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
II. Các kỹ năng sộng được giáo dục :
- Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đông người,
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm
- Động não.
- Trình bày 1 phút
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Vở bài tập đạo đức 1.
- Giấy A4, bút, sáp màu
- Các bài hát
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
- Gv kiểm tra dụng cụ học tập của hs
C. Bài mới :
1. Khám phá :
+ Trong lớp mình, bạn nào biết tên các bạn trong tổ, trong lớp ? 
+ Các em đã bao giờ giới thiệu về bản thân với bạn nào đó trong lớp chưa? Nếu đã giới thiệu thì các em giới thiệu như thế nào?
- Gv nhận xét giới thiệu : Mới vào lớp 1 các em còn chưa biết nhiều về nhau, hôm nay chúng ta cùng làm quen với nhau và cùng tìm hiểu về trường lớp mới.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Bài tập 1 “vòng tròn giới thiệu”
+ Mục tiêu : Học sinh biết được tên của các bạn trong lớp mình và bắt đầu làm quen, kết bạn biết giới thiệu và tự giới thiệu tên của mình.
+ Cách tiến hành :
- Gv phổ biến trò chơi : Hướng dẫn các em đứng thành vòng tròn, mỗi vòng 8 em (2 vòng). Hs điểm số từ 1 đến 8. Em thứ nhất giới thiệu tên mình rồi lần lượt cho tới hết.
- Yêu cầu hs thực hiện trò chơi
+ Trò chơi giúp em điều gì? (Em tự được giới thiệu và được biết tên các bạn trong lớp)
+ Em hãy kể tên và sở thích của một vài bạn trong nhóm?
+ Sở thích của em có giống các bạn không?
+ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không?
- Gv kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống và khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta phải tôn trọng những sở thích riêng của bạn khác, của người khác.
* Hoạt động 2: Kể về ngày đầu tiên đi học.
+ Mục tiêu : Hs ý thức mình đã là hs lớp Một, vui thích được đi học. Hs có kỹ năng trình bày suy nghĩ cảm xúc ngày đầu tiên đi học
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs thảo luận theo gợi ý
+ Em đã chuẩn bị những gì cho ngày đầu tiên đi học?
+ Cha mẹ và mọi người trong gia đình quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào?
+ Ai đưa em đến trường ngày đầu tiên đi học?
+ Em có vui khi vào lớp Một không? Vì sao?
+ Em có thích trường mới, lớp mới của mình không? Vì sao?
+ Em cần làm gì khi là Hs lớp Một?
- Yêu cầu hs kể trong nhóm
- Hết thời gian gọi hs trình bày
- Gv nhận xét kết luận : Ngày đầu tiên đi học thật là vui. Mọi người trong gia đình đều quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em. Em rất tự hào vì mình là hs lớp Một. Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
D. Vận dụng : 
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
+ Em có thấy vui khi mình đã là học sinh lớp 1 không?
- Gv nhận xét tuyên dương
- Dặn hs về nhà các em kể cho bố mẹ nghe về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình nhé. Các em cũng cần phải xem trước các tranh để giờ sau chúng ta học.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs nêu tựa bài
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày
Hs lắng nghe
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011
Môn : ĐẠO ĐỨC
Tuần 2 tiết 2
EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Hs khá giỏi :
+Biết quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
+ Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
II. Các kỹ năng sộng được giáo dục :
- Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đông người,
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm
- Động não.
- Trình bày 1 phút
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Vở bài tập đạo đức 1.
- Giấy A4, bút, sáp màu
- Các bài hát
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Em đã chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của mình như thế nào?
+ Em có thấy vui khi mình đã là học sinh lớp 1 không?
+ Em đã làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
- Gv nhận xét – đánh giá
C. Bài mới :
1. Khám phá giới thiệu bài : Tiết học trước các em đã giới thiệu tên và sở thích của mình cho nhau nghe. Tiết này chúng ta tiếp tục quan sát tranh và kể cho nhau nghe nhé.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Thực hành :
* Hoạt động 1 : Kể về trường, lớp em
+ Mục tiêu : Học sinh biết tên trường, biết trẻ em có quyền được đi học. Hs có kỹ năng trình bày suy nghĩ về trường, lớp.
+ Cách tiến hành :
- Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ và hướng dẫn hs kể chuyện theo gợi ý :
+ Tên trường em là gì?
+ Trường em có những khu vực nào?
+ Em thích chơi những chỗ nào trong trường?
+ Lớp em là lớp nào?
+ Lớp em có những ai?
+ Cô giáo em tên là gì?
- Yêu cầu hs kể trong nhóm
- Gv theo dõi giú đỡ
- Gọi hs trình bày trước lớp
- Gv kết luận : Được đi học là quyền lợi của hs. Đến trường các em được học tập và vui vhơi, biết đọc, biết viết, biết làm toán và biết thêm nhiều điều mới lạ. Các em cần cố gắng học thật giỏi.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh về chủ đề : Trường. lớp em.
+ Mục tiêu : Củng cố bài học. Rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs vẽ tranh về chủ đề : Trường. lớp em.
- Gv theo dõi giú đỡ
- Yêu cầu hs trình bày sản phẩm
- Gv nhận xét bình chọn
- Gv nhận xét kết luận : Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Chúng ta phải thật vui và tự hào khi đã là học sinh lớp Một. Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp Một nhé..
D. Vận dụng : 
- Gọi học sinh kể lại theo tranh bài tập 4.
- Gv nhận xét tuyên dương
- Dặn hs về nhà giới thiệu cho cha mẹ vàb những người thân biết về trường, lớp, bạn bè, thầy cô giáo của mình.
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs nêu tựa bài
Hs thảo luận
Hs kể trong nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 29 tháng 08 năm 2011
Môn : ĐẠO ĐỨC
Tuần 3 tiết 3
GỌN GÀNG SẠCH SẼ
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìm vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Hs khá giỏi :
+Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.
II. Các kỹ năng sộng được giáo dục :
- Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
- Kỹ năng ra quyết định.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm
- Động não.
- Trình bày 1 phút
IV. Đồ dùng dạy học :
- Bài hát: Rửa mặt như mèo.
- Bút chì, sáp mầu, lược chải đầu.
- Tranh minh hoạ sgk
- Vở bài tập Đạo đức
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Trường, lớp em tên là gì?
+ Em có thấy vui khi mình đã là học sinh lớp một không?
+ Em đã làm gì để xứng đáng là học sinh lớp một?
- Gv nhận xét – đánh giá
C. Bài mới :
1. Khám phá :
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ
+ Các em đoán xem các bạn trong tranh đang làm gì?
- Gv giới thiệu bài : Tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để gọn gàng, sạch sẽ.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Quan sát đầu tóc, quần áo của các bạn trong nhóm mình.
Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết được gọn gàng, sạch sẽ. Làm cho cơ thể khỏe và đẹp mắt.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs thảo luận trong nhóm nhỏ theo gợi ý :
+ Trong nhóm ai là người có quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ?
- Gọi hs trình bày trước lớp
+ Vì sao em cho là bạn đó gọn gàng?
- Gv nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 2: Làm bài tập.
+ Mục tiêu : Hs nhận biết thế nào là gọn gàng, sạch sẽ.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs quan sát tranh 
- Yêu cầu hs thảo luận chọn bạn nào ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Gọi hs trình bày kết quả
- Gv nhận xét tuyên dương
+ Tại sao em lại chọn tranh đó? (Vì bạn đó sạch sẽ, gọn gàng)
+ Vì sao em không chọn tranh 1,2,6?( Quần áo lấm lem)
+ Tại sao em không thích hình 6,7? (Dây dày không buộc, đầu tóc bù xù)
- Gv nhận xét kết luận : Nếu quần áo rách các em phải nhờ mẹ vá, cúc áo lệch thì phải gài lại, quần ống cao ống thấp thì phải sửa lại Nói chung khi mặc quần áo song các em cần coi lại xem là gọn gàng chưa rồi sửa lại cho ngay ngắn.
3. Thực hành :
* Hoạt động 3: Chọn quần áo đi học.
+ Mục tiêu : Giúp các em phân biệt quần áo đi học khác quần áo mặc ở nhà.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs quan sát tranh và chọn bộ đồ đi học cho bạn nam và bạn nữ
- Gọi hs trình bày kết quả
- Gv nhận xét kết luận : Quần áo đi học phải sạch sẽ, phẳng phiu, gọn gàng, không mặc quần áo rách, đứt khuy, tuột chỉ, nhàu nát, bẩn, hôi đên lớp.
D. Vận dụng : 
+ Để quần áo đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ chúng ta cần phải làm gì?
- Gv nhận xét tuyên dương
- Dặn hs về nhà thực hiện tốt việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ..
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs quan sát tranh
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs nêu tựa bài
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs quan sát tranh
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 05 tháng 09 năm 2011
Môn : ĐẠO ĐỨC
Tuần 4 tiết 4
GỌN GÀNG SẠCH SẼ
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Hs khá giỏi :
+Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.
II. Các kỹ năng sộng được giáo dục :
- Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
- Kỹ năng ra quyết định.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm
- Động não.
- Trình bày 1 phút
IV. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ sgk
- Bài hát: Rửa mặt như mèo.
- Bút chì, sáp mầu, lược chải đầu.
- Tranh minh hoạ sgk
- Vở bài tập Đạo đức
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Quần áo lấm lem thì em làm gì? 
+ Quần áo rách em cần làm gì?
- Gv nhận xét – đánh giá
C. Bài mới :
1. Khám phá giới thiệu bài : Tiết học trước các em biết như thế nào là gọn gàng, sạch sẽ. Tiết hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thế nào loà gọn gàng, sạch sẽ.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Thực hành :
* Hoạt động 1 : Hs làm bài tập 3.
+ Mục tiêu : Giúp học sinh nhận thấy gọn gàng, sạch sẽ thì luôn có cơ thể khỏe và đẹp mắt. Để học sinh tập và làm theo.c đi học. Hs có kỹ năng trình bày suy nghĩ về trường, lớp.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận theo gợi ý :
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
+ Em có muốn làm như bạn không?
- Gv theo dõi giúp đỡ
- Gọi hs trình bày trước lớp
- Gv kết luận : Chúng ta nên học tập và làm theo các em nhỏ trong tranh 1,2,3,4,5,7,8.
* Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp.
+ Mục tiêu : Các em biết giúp nhau làm cho mình gọn gàng, sạch sẽ.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs sửa sang đầu tóc, quần áo cho nhau gọn gàng sạch sẽ như bài tập 4.
- Gv nhận xét quan sát và tuyên dương các nhóm đôi làm tốt.
+ Các em giúp bạn sửa những gì?
* Hoạt động 3: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh
+ Mục tiêu : Hs có ý thức giữ vệ sinh cá nhân
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs hát bài “Rửa mặt như mèo”.
+ Bài hát nói về con gì?
+ Mèo đang làm gì?
+ Mèo rửa mặt sạch hay dơ?
+ Các em có nên bắt chước mèo không? Vì sao?
- Gv kết luận : Hằng ngày các em phải tắm gội, thay quần áo, chải đầu, cắt móng tay, móng chân, đánh răng, rửa mẳt không chơi nghịc bẩn, không đi chân đất.
D. Vận dụng : 
+ Qua bài học em học được điều gì?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn các em về nhà thực hiện gọn gàng, sạch sẽ như bài học, chuẩn bị bài kế tiếp.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs nêu tựa bài
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docĐạo đức Na qui T1-4.doc
Đề thi liên quan