Giáo án lớp 1 môn Thủ công - Tuần 19 đến tuần 22

doc6 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Thủ công - Tuần 19 đến tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2012
Môn : Thủ công
Tuần 19
GẤP MŨ CA LÔ
Tiết 1
I. Mục tiêu:
 - Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
 - Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 - Với HS khéo tay:
 - Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
Một chiếc mũ calô gấp có kích thước lớn
 - Học sinh: 
Tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở học sinh
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng của học sinh
3. Bài mới:
 a) Hướng dẫn học sinh quan sát:
- Cho học sinh quan sát xem mũ calô mẫu:
+ Mũ calô giống hình gì?
+ Các em thường thấy các bạn nào ội mũ calô?
+ Đội mũ này khi nào?
b) Hướng dẫn mẫu:
- Hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông:
 + Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật, gấp tiếp miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần thừa ta sẽ ược tờ giấy hình vuông
- Đặt tờ giấy hình vuông trước mặt (mặt màu úp xuống)
- Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo. Tiếp tục gấp đôi để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra và gấp một phần của cạnh bên phải vào, sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa. Lật H.4 ra mặt sau và gấp tương tự 
- Gấp một lớp giấy phần dưới sao cho sát với cạnh vừa mới gấp
- Gấp theo đường dâùu giữa và gấp vào trong phần vừa mới gấp lên. Lật ra phía sau gấp tương tự
- Như vậy ta đã gấp được chiếc mũ calô bằng giấy màu.
- Giáo viên hướng dẫn chậm từng thao tác gấp để học sinh quan sát được các quy trình gấp mũ calô
GIẢI LAO
- Cho học sinh gấp mũ calô trên tờ giấy nháp
4. Củng cố:
 - Gọi học sinh nhắc lại cách gấp mũ calô
 - Cho học sinh xem vài sản phẩm đúng đẹp. Giáo dục học sinh khéo léo
5. Dặn dò:
 - Về nhà tập gấp lại mũ calô, tiết sau thực hiện trê giấy màu
 - Nhận xét tiêt học 
- Hát vui
- Giấy màu, giấy vở
- Cho một học sinh lên đội thử để gây hứng thú ở học sinh
- Học sinh nêu
- Học sinh quan sát từng thao tác
- Học sinh thực hành trên nháp 
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát
* Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 12 tháng 01 năm 2012
Môn : Thủ công
Tuần 20
GẤP MŨ CA LÔ
(Tiết 2)
I) Mục tiêu:
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 * Với HS khéo tay:
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
II) Chuẩn bị:
 - Học sinh chuẩn bị giấy màu
III) Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiễm tra bài cũ:
 - Tiết trước các em học bài gì?
 - Nêu cách gấp mũ ca lô?
 - Kiểm tra đồ dùng của học sinh
 - Nhận xét, tuyên dương
3. Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Gấp mũ ca lô 
b) Bài mới 
 * Hoạt động 1:Học sinh thực hành:
 - Nhắc lại quy trình gấp hoặc gợi ý để học sinh nhớ lại quy trình gấp
 + Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật
 + Gấp tiếp miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông
 - Đặt tờ giấy hình vuông trước mặt (mặt màu úp xuống). Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo. Tiếp tục gấp đôi để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp một phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa. Lật (H. 4) ra mặt sau và gấp tương tự
- Gấp 1 lớp giấy phần dưới lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp
- Gấp theo đường dấu giữa và gấp vào trong phần vừa gấp lên. Lật ra phía sau gấp tương tự
- Quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng
- Khi gấp mũ xong, hướng dẫn học sinh trang trí theo ý thích của mỗi em, tạo sự hứng thú cho học sinh
* Hoạt động 2: Trưng bài và đánh giá sản phẩm
 - Tổ chức trưng bày sản phẩm, nhận xét sản phẩm.
 Nhận xét tuyên dương. 
4. Củng cố, dặn dò:
 - Chuẩn bị 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở để kiểm tra
 - Nhận xét tiết học 
Hát vui
... gấp mũ ca lô
Học sinh nêu
Học sinh lấy giấy ra thực hành
HS đem sản phẩm lên trưng bày.
Hs nhận xét
* Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 19 tháng 01 năm 2012
Môn : Thủ công
Tuần 21
Ôn tập chương II: Kỹ thuật gấp hình.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố được kiến thức,kĩ năng gấp giấy.
 - Gấp được một đường gấp đơn giản.
 - Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 * Với HS khéo tay:
 - Gấp được ít nhất hai hình gấp đơn giản. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
 - Có thể gấp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
 - Các mẫu gấp của các bài 13, 14, 15 để học sinh xem lại
Học sinh:
 - Chuẩn bị giấy màu có màu sắc tuỳ thuộc vào sản phẩm học sinh sẽ chọn để làm bài kiểm tra
 III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định lớp:
Kiễm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh
Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ôn tập kỹ thuật gấp hình
b) Tái hiện kiến thức cũ:
- Yêu cầu hs nêu quy trình gấp cái ví, cái mũ ca lô, cái quạt.
- GV nhận xét – chốt 
 * Hoạt động 1: Thực hành gấp 
 - Cho HS một trong các sản phẩm đã học( cái ví, cái mũ, cái quạt)
 - Nêu yêu cầu kĩ thuật
 - Gợi ý giúp đỡ những HS còn lúng túng, gặp khó khăn hoàn thành sản phẩm.
 Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
 + Nêu yêu cầu đánh giá sản phẩm.
 + Hoàn thành:
 * Gấp đúng quy trình
 * Nếp gấp thẳng, phẳng
 * Sản phẩm sử dụng được
 + Hoàn thành:
 * Gấp chưa đúng quy trình
 * Nếp chưa gấp thẳng, phẳng
 * Sản phẩm không sử dụng được
 + Cho cả lớp trưng bày sản phẩm và tham quan.
 + Nhận xét đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô
 - Dặn học sinh mang 1 đến 2 tờ giấy vở, kéo, bút chì, thước để học bài 14
 - Nhận xét thái độ học tập của học sinh và nhận xét tiết học 
- Hát vui
-Nêu các quy trình.
-HS nhận xét.
- Học sinh tự chọn một trong những sản phẩm đã làm
- Học sinh thực hành
- Học sinh đem sản phẩm lên trình bày
Hs nhận xét
Hs nhắc lại quy trình
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 02 tháng 02 năm 2012
Môn : Thủ công
Tuần 22
Cách sử dụng bút chì, thước kéo
I. MỤC TIÊU
 - Biết sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
 - Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo. 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Một tờ giấy vở 
Bút, thước, kéo
Học sinh:
- Một tờ giấy vở 
- Bút, thước, kéo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiễm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Tên bài học và mục tiêu của bài
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các dụng cụ thủ công:
 - Cho học sinh quan sát từng dụng cụ: bút chì, thước kẻ, kéo một cách thong thả
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách thực hành:
Hướng dẫn cách sử dụng bút chì:
 + Mô tả: bút chì gồm 2 bộ phận thân và ruột bút. Để sử dụng người ta gột nhọn 1 đầu bằng dao hoặc bằng cái gọt bút
+ Khi sử dụng cầm bút chì ở tay phải, các ngón cái; trỏ; giữa giữ thân bút, các ngón còn lại ở dưới thân bút để làm điểm tựa ặt trên bàn khi viết, vẽ, kẻ. Khoảng cách giữa tay cầm và đầu nhọn của bút khoảng 3 cm. Khi sử dụng bút chì để kẻ ta di chuyển nhẹ
Hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ: thước kẻ gồm nhiều loại bằng gỗ, nhựa. Khi sử dụng tay trái cầm thước đặt xuống tờ giấy, dùng bút chì di chuyển nhẹ nhàng
Hướng dẫn cách sử dụng kéo: 
 + Mô tả: kéo gồm 2 bộ phận lưỡi và cán. Lưỡi kéo bén được làm bằng sắt, cán cầm có 2 vòng
 + Hướng dẫn sử dụng: đưa lưỡi kéo vào giấy, bấm kéo từ từ ngay đường cắt
GIẢI LAO
* Hoạt động 3: Kẻ đường thẳng
- Cắt theo đường thẳng
- Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát uốn nắn kịp thời. Cần nhắc nhở an toàn khi sử dụng kéo
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi học sinh lên thực hiện cách sử dụng kéo
- Nhận xét, tuyên dương
 - Dặn học sinh chuẩn bị dụng cụ để học tiếp bài 15
 - Nhận xét tiết học
- Hát vui
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành kẻ, cắt
- Học sinh thực hiện
* Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docthu cong T19-22.doc