Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 1 đến tiết 4

doc10 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 16 tháng 08 năm 2011
Môn : Tự nhiên và Xã hội
Tuần 1 tiết 1
CƠ THỂ CHÚNG TA
I. Mục tiêu :
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
- Hs khá, giỏi : Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
II. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Kỹ năng tự nhận thức : nhận biết được các phần chính của cơ thể người.
- Kỹ năng giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
III. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến cá nhân
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong bài 1 sgk
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định: 
B. Kiểm tra :
- Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs
C. Bài mới : 
1. Khám phá : 
+ Các em cho cô biết nhìn từ bên ngoài các em có thể biết cơ thể chúng ta có những bộ phận nào không? 
- Gv nhận xét giới thiệu bài : Bài học Tự nhiên và xã hội đầu tiên hôm nay sẽ giới thiệu chúng ta thấy được điều đó. 
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Kết nối : 
* Hoạt động 1: quan sát tranh tìm các bộ phận bên ngoài cơ thể 
+ Mục tiêu : Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo cặp.
- Gv đưa ra chỉ dẫn : quan sát hình ở tr.4 sgk. 
- Yêu cầu hs thảo luận theo câu hỏi
+ Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Gv theo dõi và giúp đỡ các em làm việc tích cực.
Bước 2: Trình bày.
 - Gv treo hình 4 sgk đã phóng to lên bảng.
- Gọi hs lên bảng chỉ vào tranh nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thỂ.
- Gv nhận xét tuyên dương
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : quan sát tranh.
+ Mục tiêu : Hs biết được cơ thể gồm 3 phần chính: đầu, mình, chân tay và một số cử động của 3 bộ phận đó.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm nhỏ.
- Gv hướng dẫn hs đánh số các hình ở trang 5, sgk từ 1-11 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- Yêu cầu hs thảo luận theo câu hỏi
+ Hãy quan sát các hình vẽ trong sgk và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
+ Cơ thể chúng ta gồm mấy phần, là những phần nào?
- Gv theo dõi giúp đỡ từng nhóm giúp 
Bước 2: Trình bày .
- Gọi mỗi nhóm 2 hs lên trình bày theo câu hỏi
- Gv nhận xét : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính là đầu, mình và tay chân. Để cho cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn hàng ngày các em nên cần bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục thường xuyên.
* Hoạt động 3: tập thể dục.
+ Mục đích: gây hứng thú để hs rèn luyện thân thể.
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : họat động cả lớp
- Gv hướng dẫn hs học bài hát : cúi mãi mỏi lưng,viết mãi mỏi tay, thể dục thế này, là hết mệt mỏi”
Bước 2 : họat động cả lớp
- Gv vừa hát vừa làm mẫu từng động tác.
Khi hát : “cúi mãi mỏi lưng”: gv làm động tác cúi gập người rồi đứng thẳng lưng dậy.“viết mãi mỏi tay”: gv làm động tác tay, hàn tay, ngón tay.“thể dục thế này”: làm động tác nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải.“là hết mệt mỏi”: làm động tác đưa chân trái, đưa chân phải.
Bước 3 : Hoạt động cá nhân
- Gọi lần lược hs lên bảng thực hiện các động tác 
- Gv nhận xét : Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày.
D. Vận dụng :
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “ai nhanh, ai đúng”
+ Mục tiêu : Củng cố kiến thức đã học
+ Cách tiến hành : 
- Gv phổ biến trò chơi : Trong thời gian 1 phút, các chỉ vào hình vẽ nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể người, bạn nào kể được nhiều tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể và kể đúng sẽ thắng cuộc.
- Yêu cầu hs chơi trò chơi
- Gv nhận xét tuyên dương
- Dặn hs về nhà thực hiện những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs nhắc lại tựa bài
Hs quan sát tranh
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu 
Hs nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 23 tháng 08 năm 2011
Môn : Tự nhiên và Xã hội
Tuần 2 tiết 2
CHÚNG TA ĐANG LỚN
I. Mục tiêu :
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
- Hs khá, giỏi : nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
II. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Kỹ năng tự nhận thức : nhận thức được bản thân: cao/thấp, gầy/béo, mức độ hiểu biết. 
- Kỹ năng giao tiếp: tự tin giao tiếp khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo.
III. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Thảo luận nhóm
- Thực hành đo chiều cao.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong bài 2 sgk
V. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động của hs
A.Ổn định:
B. Kiểm tra :
- Gọi hs nêu các bộ phận bên ngoài của cơ thể. 
+ Cơ thể gồm mấy phần, là những phần nào? 
- Gv nhận xét tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Khám phá :
- Gọi 4 hs lên bảng trong lớp có đặc điểm sau : em béo nhất, gầy nhất em cao nhất, em thấp nhất.
+ Các em có nhận xét gì về hình dáng bên ngoài của các bạn?
- Gv nhận xét giới thiệu bài : Chúng ta cùng lứa tuổi cùng học một lớp. Song có em béo hơn, em gầy hơn, em cao hơn, em thấp hơn. Hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó? 
- Gv ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối :
* Hoạt động 1: quan sát tranh
+ Mục tiêu : Biết sự lớn lên của cơ thể, thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết 
+ Cách tiến hành:
Bước 1 : Thảo luận nhóm
- Yêu cầu hs quan sát hoạt động của em bé trong từng hình, hoạt động của hai bạn nhỏ và hoạt động của hai anh em ở hình dưới.
Bước 2 : Trình bày
- Gọi hs nói về hoạt động của từng em trong từng hình.
+ Từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi thể hiện điều gì?
- Gv chỉ 2 hình hỏi: “hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì” (nữa)?
- Gv chỉ hình và hỏi tiếp: “các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa?”
- Gv kết luận : trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao về các hoạt động vận động (biết lẫy, bò, ngoài, đi). Về sự hiểu biết (lạ, quen, nói, đọc, biết học). Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn, trí tuệ phát triển hơn.
3. Thực hành :
* Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ.
+ Mục đích : Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm
- Gv chia hs thành các nhóm, mỗi nhóm 4 hs và hướng dẫn cách đo: lần lượt các cặp áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Hai bạn còn lại trong nhóm quan sát để biết bạn nào cao hơn, tay bạn nào dài hơn, bạn nào béo hơn
Bước 2 : Trình bày.
- Yêu cầu hs nhóm nói rõ bạn nào béo nhất, gầy nhất, ...
+ Qua thực hành các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên như thế nào? Điều đó có gì đáng lo không?
- Gv kết luận : Sự lớn lên của các em không giống nhau, các em cần chú ý ăn uống và điều độ, tập thể dục thường xuyên, không ốm đau sẽ chóng lớn, khỏe mạnh.
* Hoạt động 3: làm thế nào để khỏe mạnh.
+ Mục đích : hs biết làm một số việc để cơ thể mau lớn và khỏe mạnh.
+ Cách tiền hành :
- Gv nêu vấn đề : “để có một cơ thể khỏe mạnh, mau lớn hàng ngày các em cần làm gì?”
- Yêu cầu hs thảo luận
- Gv theo dõi giúp đỡ
- Hết thời gian gọi hs trình bày
- Gv tuyên dương những em có ý kiến tốt.
D. Vận dụng :
+ Chúng ta không nên làm những việc vì để bảo vệ sức khỏe?
- Gv nhận xét – giáo dục hs.
- Dặn hs về nhà thực hiện những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs nhắc lại tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Hs thảo luận
Hs trình bày
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 30 tháng 08 năm 2011
Môn : Tự nhiên và Xã hội
Tuần 3 tiết 3
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. Mục tiêu :
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là bộ phận giúp ta nhận biết ra các vật xung quanh.
- Hs khá, giỏi : nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
II. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Kỹ năng tự nhận thức : tự nhận xét về các giác quan của mình.
- Kỹ năng giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
- Kỹ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
III. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến cá nhân
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong bài 3 sgk
V. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động của hs
A.Ổn định:
B. Kiểm tra :
+ Để có một cơ thể khỏe mạnh, mau lớn hằng ngày các em cần làm gì?
- Gv nhận xét tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Khám phá : 
- Gv tổ chức trò chơi : nhận biết các vật xung quanh.
+ Mục tiêu : giáo dục kỹ năng giao tiếp.
+ Cách tiến hành: dùng khăn sạch che mắt bạn, lần lượt đặt vào tay bạn một số vật, như mô tả ở phần đồ dùng dạy học để bạn đó đoán xem đó là vật gì. Ai đoán đúng tất cả là thắng cuộc.
- Yêu cầu hs thực hiện trò chơi
- Gv nhận xét giới thiệu bài : Qua trò chơi, chúng ta biết ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, còn có thể dùng các bộ khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện tượng ở xung quanh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
- Gv ghi đầu bài lên bảng 
2. Kết nối :
* Hoạt động 1: Quan sát vật thật.
+ Mục đích: giáo dục kỹ năng tự nhận thức : hs mô tả được một số vật xung quanh.
+ Cách tiến hành:
Bước 1 : Thảo luận 
- Gv nêu : Quan sát và nói về màu sắc, hình dáng, kích cỡ : to, nhỏ, nhẵn nhụi, sần sùi, tròn, dài, ... của một số vật xung quanh các em như : cái bàn, ghế, cặp, bút, ... và một số vật các em mang theo
- Gv theo dõi giúp đỡ
Bước 2 : Trình bày
- Gọi hs xung phong chỉ vào và nói tên một số vật mà em quan sát được.
- Gv nhận xét tuyên dương
3. Thực hành :
* Hoạt động 2: thảo luận nhóm.
+ Mục đích : 
- Hs biết các giác quan và vai trò của nó trong việc nhận biết các vật xung quanh . 
- Giáo dục kỹ năng phát triển hợp tác.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Gv nêu câu hỏi để hs thảo luận nhóm
+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của vật?
+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của vật?
+ Bạn nhận ra tiếng của các con vật như : tiếng chim hót, tiếng chó sủa ... Bằng bộ phận nào?
- Gv theo dõi giúp đỡ
Bước 2 : Trình bày
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gv nhận xét tuyên dương
+ Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng?
+ Điều gì xãy ra nếu tay (da) của chúng ta không còn cảm giác gì?
- Gv nhận xét : Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết ra các vật xung quanh. Nếu 1 trong các bộ phận đó bị hỏng thì chúng ta sẽ không nhận biết đầy đủ về thế giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
D. Vận dụng : Tổ chức chơi trò chơi: đoán vật.
+ Mục đích : Hs nhận biết được các vật xung quanh.
+ Cách tiến hành :
Bước 1: Gv dùng 3 khăn bịt mắt 3 hs cùng 1 lúc và lần lượt cho hs sờ, ngửi, ... một số vật đã chuẩn bị. Ai đóan đúng tên sẽ thắng cuộc.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi
Bước 2 : Gv nhận xét, tổng kết trò chơi đồng thời nhắc hs không nên sử dụng các giác quan một cách tùy tiện, dễ mất an tòan. Chẳng hạn không sờ vào vật nóng, sắc... Không nên ngửi, nếm các vật cay như ớt, tiêu, ...
- Dặn hs về nhà thực hiện những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
Hs hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Hs nhắc lại tựa bài
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Thực hiện trò chơi
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 06 tháng 09 năm 2011
 Môn : Tự nhiên và Xã hội
 Tuần 4 tiết 4
 BẢO VỆ MẮT VÀTAI
I. Mục tiêu :
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Ks khá, giỏi : đưa ra được một số cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai. Ví dụ: bị bụi bay vào mắt, kiến bò vào tai.
II. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Kỹ năng tự bảo vệ : chăm sóc mắt và tai.
- Kỹ năng ra quyết định : nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai; 
- Phát triển kn giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
III. Các kỹ năng sống được giáo dục :
- Thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến cá nhân
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong bài 4 sgk
V. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động của hs
A.Ổn định:
B. Kiểm tra :
+ Nhờ đâu các em nhận biết được các vật xung quanh?
+ ĐỂ nhận biết các vật xung quanh được đầy đủ chúng ta cần làm gì?
- Gv nhận xét tuyên dương
B. Bài mới:
1. Khám phá : 
- Cho lớp hát bài rửa mặt như mèo.
- Gv giới thiệu : Mắt, tai là hai cơ quan của cơ thể người. Nhờ nó mà chúng ta nhìn thấy và nghe được mọi vật xung quanh. Để mắt và tai luôn khoẻ mạnh, hôm nay các em tìm hiểu cách bảo vệ chúng.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1: quan sát và xếp tranh theo ý “nên” hay “không nên”.
+ Mục đích : Hs nhận ra những việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt và tai. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1 : Thảo luận nhóm
- Yêu cầu hs quan sát hình sgk thảo luận
- Gv chỉ vào tranh và nêu câu hỏi.
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
+ Việc làm của bạn đó đúng hay sai?
+ Chúng ta có nên học tập bạn nhỏ đó không?
Bước 2 : Trình bày
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Gv nhận xét kết luận 
3 Thực hành :
*Hoạt động 2 : Quan sát tranh và tập đặt câu hỏi..
+ Mục đích : Hs nhận ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai. 
+ Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn hs quan sát từng hình ở tr.11 sgk hỏi
+ Hai bạn đang làm gì?
+ Theo bạn việc đó đúng hay sai?
+ Nếu bạn nhìn thấy 2 bạn đó bạn sẽ nói gì với hai bạn?
- Yêu cầu hs nhìn tiếp chỉ vào hình phía trên, bên phải của trang sách và hỏi:
+ Bạn gái trong hình đang làm gì? 
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
- Yêu cầu hs chỉ vào hình phía dưới bên phải trang sách hỏi:
+ Các bạn trong hình đang làm gì? 
+ Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
+ Nếu bạn ngồi đây bạn sẽ nói gì với những người nghe nhạc quá to?.....
- Gv kết luận ý chính các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai.
* Hoạt động 3: đóng vai..
+ Mục đích: tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận và phân công các bạn đóng vai 
- Nhóm 1: “hùng đi học về thấy tuấn (em trai hùng) và bạn của tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que. Nếu là hùng em sẽ làm gì khi đó?”
- Nhóm 2: “lan đang học bài thì bạn của anh lan đến chơi và đem băng nhạc đến mở rất to. Nếu là lan, em sẽ làm gì?”
Bước 2: Trình bày.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Gv nhận xét kết luận
D. Vận dụng : 
+ Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ mắt và tai?
- Gv khen những em biết giữ gìn vệ sinh tai và mắt. Nhắc nhở hs chưa biết giữ gìn và bảo vệ tai, mắt. Đồng thời nhắc nhở các em có tư thế ngồi học chưa đúng dễ làm hại mắt.
- Dặn hs về nhà thực hiện những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
Hs hát vui
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Hs nhắc lại tựa bài
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTHXH T 1-4.doc