Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 31: Gió

doc2 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 31: Gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ  ngày  tháng  năm 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
GIÓ
 I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Giúp HS nhận biết thời tiết có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác.
2/ Kĩ năng : Dùng vốn từ riêng để miêu tả cây cối khi có gió thổi va cảm giác.
3/ Thái độ: Giáo dục HS cảnh giác và biết phòng trừ khi có gió mạnh, gió xoáy.
 II . Chuẩn bị :
1/ GV: hình ảnh trong SGK.
2/ HS : sưu tầm tranh ảnh có trong SGK.
III . Các hoạt động :
	1 . Khởi động :(1’) Hát
	2 . Bài cũ : (5’)
* Khi đi dưới trời nắng em cần làm gì ?
* Khi nào ta biết trời sắp mưa ?
* Đi dưới trời mưa em cần làm gì ?
- GV nhận xét – chấm điểm.
	3 . Bài mới :(1’)
Tiết này các em học bài : Gió - ghi tựa 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1 : Quan sát tranh ( 7’ )
- PP: đàm thoại , trực quan 
 - GV cho HS quan sát tranh trong SGK .
+ B1 : GV hướng dẫn HS quan sát 5 hình trong SGK bài 32/ 66, 67.
* Hình nào cho ta biết trời đang có gió ?
* Vì sao em biết trời đang có gió ?
* Gió trong hình có mạnh không ? có nguy hiểm không ?
+ B2 : GV gọi HS TLCH và chỉ vào tranh :
- GV nhận xét.
+ B3 : GV treo một số tranh, ảnh gió to và bão cho HS quan sát và hỏi :
* Gió trong mỗi bức tranh như thế nào ?
* Cảnh vật ra sao khi có gió mạnh ?
- GV nhận xét – chốt : Gió mạnh có thể chuyển thành bão, bão rất nguy hiểm cho con người, có thể làm đổ nhà, gãy cây, thậm chí làm chết người.
Quan sát 
HS thảo luận theo nhóm 4 em
Đại diện trình bày
Gió rất mạnh
Nhà cửa siêu vẹo, cây cối ngã nghiêng, 
b/ Hoạt động 2 : Tạo gió ( 5’)
- PP : Thực hành.
+ B1 :GV cho HS cầm 1 cái quạt hay 1 quyển tập quạt vào mình. 
* Em cảm thấy thế nào ?
+ B2 : Gọi HS trả lời câu hỏi ?
- GV nhận xét.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
HS thực hành
Mát
c/ Hoạt động 3 : Quan sát ngoài trời ( 7’)
- PP: Đàm thoại, trực quan.
+ B1 : Cho HS ra sân để quan sát trời.
- Yêu cầu HS quan sát cây cối : lá cây, ngọn cây, lá cờ có lay động hay không ?
+ B2 : Cho HS thảo luận theo nhóm.
+ B3 : Tập trung lớp lại – gọi đại diện nêu kết quả.
* Nhờ đâu chúng ta biết trời lặng gió hay có gió ?
- GV nhận xét – chốt : Nhờ quan sát cây cối, cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
d/ Hoạt động 4 : Củng cố ( 4’)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Chong chóng.
- GV nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị : Trời nóng, trời rét.
- Nhận xét tiết học .
HS quan sát
HS thảo luận nhóm
Đại diện trình bày
Nhờ quan sát cây cối, cảnh vật xung quanh

File đính kèm:

  • doctnxh.doc