Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 15: Mở rộng vốn từ các dân tộc Luyện đặt câu hỏi có hình ảnh so sánh

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 15: Mở rộng vốn từ các dân tộc Luyện đặt câu hỏi có hình ảnh so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tiết: Luyện từ và câu
Bài: Mở rộng vốn từ các dân tộc
Luyện đặt câu hỏi có hình ảnh so sánh
I- Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc: Biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta, điền đúng từ ngữ thích hợp ( gắn với đời sống của đồng bào dân tộc ) điền vào chỗ trống.
- Tiếp tục học về phép so sánh: đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II- ĐDDH:
- Máy chiếu
- Máy vi tính
- Bản đồ
- Tranh các dân tộc
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: GV chiếu side 2 + 3
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2- SGK trang 117
- Học sinh trả lời
- Theo giỏi nhận xét ghi điểm
- Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ
2- Giới thiệu bài mới: GV chiếu side 4
Qua các bài tập đọc: “ Người con của Tây Nguyên “ , “ Người liên lạc nhỏ “ nói về người anh hùng nào? Người anh hùng đó thuộc dân tộc nào? Câu chuyện : “ Hũ bạc của người cha “ nói về dân tộc nào? ( Núp- dân tộc Ba- na, Kim Đồng- dân tộc Nùng, Dân tộc Chăm ). Đất nước ta có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống đó là những dân tộc nào? Tiết Luyện từ và câu hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “ Mở rộng vốn từ dân tộc- Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh ”. 1 học sinh nhắc lại tực bài.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Cách tiến hành:
+ GV chiếu side 5
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
Bài 1: Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- Hỏi: * Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?
 * Dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
+ Gv chiếu side 6, 7, 8, 9, 10
- Gv chiếu side 11: Giảng: Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 90%, hơn 10% là dân số của 53 dân tộc. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng.
+ Hỏi: Vậy dân tộc Kinh có phải là dân tộc thiểu số không? Vì sao?
+ Gv chiếu side: 12
- Miền Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà- ôi, 
- Miền Trung: Vân Kiều, Cơ- ho, Khơ- mú, Ê- đê, Ba na, Xơ- Đăng, Chăm, 
- Miền Nam: Khơ- me, Hoa,Xtiêng
+ GV chiếu side: 13- Thảo luận nhóm đôi
+ Hỏi: Những dân tộc thiểu số nào sống nhiều ở miền Bắc?
- Những dân tộc thiểu số nào sống nhiều ở miền Trung?
- Những dân tộc thiểu số nào sống nhiều ở miền Nam?
+ Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Tìm hiểu vài nét về đời sống của đồng bào dân tộc.
- Cách tiến hành:
+ GV chiếu side 14, 15
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập:
+ Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: 
+ GV chiếu side: 16, 17, 18
- Hỏi: Thầy vừa cho các em xem bức tranh gì?
* Em biết gì về : “ Nhà rông “?
- GV giảng:
- Nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan trọng đối với các dân tộc Tây nguyên. Nhà rông được làm rất to, cao và chắc chắn. Nó là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần làng, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng quan trọng của người dân tộc Tây Nguyên.
Hỏi: Thầy vừa cho các em xem bức tranh gì?
8 Em biết gì về nhà sàn?
Nhà sàn Việt Nam – nói chung thịnh hành tại khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên, về cơ bản được xây dựng trên cao so với mặt đất. 
- Hỏi: Thầy vừa cho các em xem bức tranh gì?
- Em biết gì về : “ Ruộng bậc thang “?
Ruộng bậc thang là phương thức canh tác, xây dựng đồng ruộng trồng lúa nước vùng đồi núi. Đất ở sườn đồi, núi được san ủi thành vạt có cùng độ dốc theo đường đồng mức (độ cao và diện tích tương đương nhau) tiếp nối từ trên xuống theo kiểu bậc thang.
+ GV chiếu side: 19
- Học sinh làm vào vở bài tập
- Nêu kết quả
+ Hoạt động 3: GV chiếu side: 20
- Mục tiêu: Tập đặt câu có hình ảnh so sánh
- Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh?
+ GV chiếu side: 21, 22, 23
- Hỏi : Cặp hình này vẽ gì? Vậy chúng ta so sánh mặt trăng với quả bóng, quả bóng với mặt trăng. Cặp hình này giống nhau ở điểm nào? Hãy đặt câu hỏi so sánh mặt trăng và quả bóng?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Thu tập chấm
- Nhận xét sửa
* Bé xinh như hoa, Bé đẹp như hoa, bé cười tươi như hoa, Bé tươi như hoa 
* Đèn sáng như sao, Ngôi sao được so sánh với ngọn đèn
* Đất nước ta cong cong như hình chữ S, Chữ S được so sánh với hình dáng của nước ta
+ Hoạt động 4:
- Mục tiêu: Điền đúng vào chỗ chấm
- Cách tiến hành:
+ GV chiếu side: 24
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
+ Bài 4: Tìm các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm Gv chiếu side: 25, 26 27
- Yêu cầu HS điền vào chỗ chấm
- HS làm việc nhóm
+ GV chiếu side: 28
- Trình bày
- Nhận xét
+ GDTTHS: Chúng ta có thể tìm thấy nét chung của 54 dân tộc anh em cùng sống chung trên đất nước Việt Nam đó là đức tính cần cù, chịu khó, thông minh trong sản xuất, là sự gắn bó hoà đồng với thiên nhiên, là sự không khoan nhượng với kẻ thù, sự vị tha bao dung, độ lượng với con người.
- Đọc yêu cầu
- Là các dân tộc có ít người
- Ở các vùng cao , vùng núi
- Làm việc theo nhóm
- Lắng nghe bổ sung
- Theo dõi
- Theo dõi
- Không, vì dân tộc Kinh có số dân chiếm gần 90%. 
- Học sinh đọc
- Học sinh theo dõi
- Dân tộc Thái, Hmông, Mường.
- Dân tộc Chăm, Ba- na.
- Dân tộc Khơ- me.
- Đọc
- Theo dõi quan sát
- Nhà rông
- Trả lời: Nhà rông được làm rất to và chắc chắn, nơi thờ thần làng và diễn ra các lễ hội
- Lắng nghe
- Nhà sàn
- Dựng cao so với mặt đất, tránh thú dữ
- Ruộng bậc thang
- Được trồng lúa trên đồi núi, sườn núi theo kiểu bậc thang
- Quan sát
- Làm vào VBT
- Nêu
- Đọc
- Quan sát
- Mặt trăng và quả bóng. Tròn
- Mặt trăng rằm tròn như quả bóng
- HS làm vào vở
- Theo dõi, nêu
- Đọc
- Như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra
Làm việc theo nhóm
- Nêu kết quả
3- Củng cố dăn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docbai day.doc