Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 1: Vẽ trang trí Màu sắc và cách pha màu I. Mục tiêu: - HS biết cách pha màu : da cam, xanh lục, tím. - HS nhận biết được cặp màu bổ túc và vẽ được màu nóng, màu lạnh.pha được các màu như hướng dẫn. - Cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên . II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGK, SGV hộp màu bảng màu sắc. - Hình hướng dẫn cách pha màu - Hình giới thiệu ba màu cơ bản - Bài vẽ của HS năm trước . 2. Học sinh : - SGK, giấy vẽ, vở thực hành . III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra: - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV Giới thiệu ba màu cơ bản để HS nhận biết . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét (6p') - GV giới thiệu tranh bảng mầu, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra 3 màu cơ bản, ( Đỏ, vàng, lam ) màu nhị hợp ( Xanh cây, tím , cam ) và màu bổ túc - Em hãy kể tên ba màu cơ bản ? - Màu da cam được pha bởi hai màu nào ? - Màu tím được pha bởi hai màu ? - Màu xanh lục được pha bởi hai màu nào ? - GV giới thiệu cặp màu bổ túc để HS nhận biết : Các màu vừa pha ra đặt cạnh màu gốc gọi là cặp màu bổ túc . - Cặp màu bổ túc khi đặt cạnh nhau sẽ tạo ra độ tương phản , làm cho nhau đẹp hơn , tôn nhau rực rỡ hơn - GV giới thiệu gam màu nóng màu lạnh : - Em hiểu thế nào là màu nóng, màu lạnh? - Yêu cầu HS kể tên các đồ vật, cây, hoa, quả... có màu đỏ, vàng, lam . - GV tóm tắt và bổ sung : pha lần lượt hai màu cơ bản với nhau, sẽ được các màu da cam, xanh, lục, tím... * Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ màu (7p') - GV giới thiệu hình hướng dẫn cách pha màu yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra cách pha màu - Màu vàng pha với màu đỏ tạo thành màu da cam - Màu vàng pha với màu xanh lam tạo ra màu xanh lục - Màu đỏ pha với màu xanh lam sẽ tạo ra màu tím - GV làm mẫu cách pha màu bột trên khổ giấy lớn treo trên bảng để HS nhận biết cách pha màu. - GV cho HS xem một số bài của HS năm trước để tham khảo * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (18p') - GV nêu yêu cầu của bài thực hành .( vẽ gam màu nóng hoặc gam màu lạnh, vẽ ba màu nóng hoặc lạnh em thích ) - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánh giá (3p') - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về : - Cách vẽ màu nóng hoặc màu lạnh, vẽ màu rõ ràng đúng, đẹp. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh nhận ra 3 màu cơ bản, ( Đỏ, vàng, lam )màu nhị hợp ( Xanh cây, tím, cam )và màu bổ túc - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS quan sát nhận biết. - HS quan sát nhận biết. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - 4 HS tự kể HS khác bổ xung ý kiến - HS lắng nghe 2. Cách vẽ màu - Quan sát tranh nhận ra cách pha màu - HS quan sát cách vẽ màu của GV - HS xem bài vẽ của HS năm trước để tham khảo 3. Thực hành - HS thực hành trên vở tập vẽ . 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận . - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò (1p') - Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu __________________________________________________________ Tuần 2 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 2 : Vẽ theo mẫu Vẽ hoa, lá I. Mục tiêu : - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc của hoa, lá. - Vẽ được hoa, lá theo mẫu và vẽ màu theo ý thích của mình. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGK, SGV tranh, ảnh hoa, lá khác nhau . - Một số bông hoa, lá - Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá - Bài vẽ của HS năm trước 2. Học sinh : - SGK, vở tập vẽ, bút chì, màu. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra : - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV yêu cầu HS kể tên một số loại hoa, lá khác nhau. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét (5p') - GV giới thiệu tranh, ảnh một số loại hoa, lá đã chuẩn bị, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra vẻ đẹp, hình dáng, đặc điểm riêng biệt của các loại hoa, lá - Trong tranh có những bông hoa, chiếc lá gì? - Hình dáng của mỗi loại hoa, lá như thế nào? - Đặc điểm của mỗi loại hoa, lá đó như thế nào? - Màu sắc của mỗi loại hoa, lá đó như thế nào? - Sự khác nhau của về hình dáng của mỗi loại hoa lá đó? - Yêu cầu HS kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà mình biết? - GV tóm tắt và bổ sung : vẻ đẹp, hình dáng, đặc điểm riêng biệt của các loại hoa, lá * Hoạt động2 : Hướng dẫn cách vẽ hoa, lá (7p') - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ yêu cầu học sinh quan sát gợi ý HS nhận ra cách vẽ hình và vẽ màu - Vẽ khung hình chung của hoa, lá . - Ước lượng tỉ lệ vẽ phác các nét chính của hoa, lá - Chỉnh sửa hình cho giống với mẫu - Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá - Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích của mình . - GV vẽ phác nhanh lên bảng yêu cầu HS quan sát để nhận ra cách vẽ - GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước để tham khảo. * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (19p') - GV yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ. - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS làm bài. * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánhgiá (3p') - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về - Hình dáng, đặc điểm, màu sắc. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh và nhận ra vẻ đẹp, hình dáng, đặc điểm riêng biệt của các loại hoa, lá - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS tự kể tên một số hoa lá mà mình biết - HS lắng nghe 2. Cách vẽ hoa, lá - Quan sát tranh nhận ra cách vẽ hình và vẽ màu - Quan sát nhận ra cách vẽ - HS quan sát bài vẽ của HS năm trước để tham khảo . 3. Thực hành - HS thực hành trên vở, giấy A4 4. Nhận xét, đánhgiá - HS nhận xét theo cảm nhận của mình . - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò:(1p') - Quan sát các con vật và tranh, ảnh về các con vật __________________________________________________________ Tuần 3 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 3 : Vẽ tranh Đề tài con vật quen thuộc I. Mục tiêu : - HS biết hình dáng đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của con vật. - Vẽ được tranh con vật theo ý thích và vẽ màu đẹp. - Biết chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGV,SGK tranh, ảnh một số con vật. - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ con vật của HS năm trước. 2. Học sinh: - SGK, giấy vẽ, màu bút chì . III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra: - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu tranh, ảnh các con vật để HS nhận biết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dug đề tài (5p') - GV giới thiệu tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc, yêu cầu HS quan sát và gợi ý để HS nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc, lợi ích của con vật. - Trong tranh có những con vật gì? - Con vật có đặc điểm gì nổi bật? - Kể tên các bộ phận chính của con vật ? - Con vật có màu sắc như thế nào? - Yêu cầu HS kể tên một số con vật quen thuộc mà mình có thể vẽ và tả lại hình dáng, đặc điểm của chúng khi phân biệt chúng với con vật khác - Con vật có lợi ích đối với chúng ta như thế nào? - GV kết luận: hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ con vật (8p') - GV giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra cách vẽ. - Vẽ hình ảnh chính là con vật cân đối với phần giấy - Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động - Chỉnh sửa hoàn chỉnh hình vẽ - Vẽ màu theo ý thích của mình . - GV lưu ý HS Khi vẽ phải nhớ hình dáng đặc điểm con vật mình yêu thích, vẽ hình ảnh con vật trước, vẽ thêm hình ảnh khác để tranh thêm sinh động hơn - Vẽ mẫu lên bảng yêu cầu HS quan sát nhận ra cách vẽ - GV cho HS xem bài của HS năm trước để tham khảo . * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (18p') - GV nêu yêu cầu của bài tập . - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánh giá. (3p') - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về - Cách vẽ hình dáng, đặc điển, màu sắc. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. 1. Tìm, chọn nội dug đề tài - Quan sát tranh nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc ...của con vật - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - 4 HS tự kể HS khác bổ xung ý kiến - HS tự kể - HS lắng nghe 2. Cách vẽ con vật - Quan sát tranh nhận ra cách vẽ - HS lắng nghe - Quan sát GV vẽ mẫu - HS quan sát tham khảo 3. Thực hành - HS thực hành trên vở, giấy A4 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo gợi ý của GV - HS tự nhận xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò : (1p') - Quan sát, sưu tầm những hoạ tiết dân tộc. ____________________________________________________________ Tuần 4 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 4 : Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc I. Mục tiêu : - HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc - HS biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc. - HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGK,SGV một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc - Hình gợi ý cách chép hoạ tiết - Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh: - SGK, giấy vẽ, màu bút chì . III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra: - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu thiệu một số họa tiết trang trí dân tộc để HS nhận biết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét (6p') - GV giới thiệu tranh, ảnh một số mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra các đặc điểm, đường nét, cách sắp xếp, hình dáng và vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc - Các họa tiết trang trí là những hình gì? - Hình hoa, lá, con vật ở các họa tiết được vẽ như thế nào? - Đường nét của các họa tiết trang trí được vẽ như thế nào? - Cách họa tiết trang trí được sắp xếp như thế nào? - Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu? - Yêu cầu HS kể tên các đồ vật được trang trí bằng họa tiết trang trí dân tộc trong cuộc sống - GV tóm tắt và bổ sung : Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cân học tạp, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách chép họa tiết trang trí dân tộc (8p') - GV giới thiệu hình hướng dẫn cách chép yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra cách chép - Tìm và phác hình dáng chung của họa tiết - Vẽ đường trục dọc, ngang để tìm các phần của họa tiết - Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng - Quan sát, so sánh hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu theo ý thích - Vẽ mẫu lên bảng yêu cầu HS quan sát nhận ra cách chép - GV cho HS xem bài của HS năm trước để tham khảo * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (17p') - GV yêu cầu HS chọn và chép hình họa tiết trang trí dân tộc ở trong SGK - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS làm bài * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánh giá (3p') - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về - Cách vẽ hình, vẽ nét, vẽ màu. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh nhận ra đặc điểm cách sắp xếp hình dáng và vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - 4 HS tự kể HS khác bổ xung ý kiến - HS lắng nghe 2. Cách chép họa tiết trang trí dân tộc - HS quan sát nhận ra cách chép - HS quan sát nhận ra cách chép - HS quan sát tham khảo 3. Thực hành - HS thực hành trên vở, giấy A4 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo gợi ý của GV - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn: (1p') - Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh ________________________________________________________________ Tuần 5 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 5 : Thường thức mĩ thuật Xem tranh phong cảnh I. Mục tiêu : - HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh. - HS cảm nhận và hiểu được nội dung của tranh phong cảnh ( Các hình ảnh, bố cục, màu sắc của tranh) - Cảm nhận có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. Chuẩn bị : 1.Giáo viên : - SGV, SGK, sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và đề tài khác. - Bài vẽ tranh phong cảnh của HS. 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra: - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh để HS nhận biết. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Họat động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu tranh phong (5p') cảnh - GV chia HS theo các nhóm, giới thiệu tranh phong cảnh và tranh về đề tài khác, yêu cầu HS quan sát, gợi ý HS thảo luận nhóm nhận ra đặc điểm của tranh phong cảnh * Họat động 2 : Hướng dẫn xem tranh (27p') - Giới thiệu tranh Phong cảnh Sài Sơn, Phố cổ, Cầu Thê Húc. Yêu cầu HS quan sát, chia nhóm và gợi ý HS thảo luận theo nhóm và nhận ra. Tên tranh, tên hoạ sĩ sáng tác, nội dung tranh, hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc, chất liệu ...của tranh - Tranh vẽ theo đề tài gì? - Tên tác giả của bức tranh? - Hình ảnh chính trong tranh là hình ảnh nào? - Ngoài ra tranh còn vẽ hình ảnh nào khác ? - Trong tranh có những màu gì? - Màu sắc trong bức tranh như thế nào? - Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? - Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình thích bức tranh nào nhất? Vì sao? * GV tóm tắt và bổ sung : Tên tranh, tên hoạ sĩ sáng tác, nội dung tranh, hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc, chất liệu... của tranh * Hoạt động 3: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá (2p') - GV nhận xét chung giờ học, động viên khen ngợi những HS có ý thức tham gia xây dựng bài 1. Tìm hiểu tranh phong cảnh - HS thảo luận nhóm nhận ra đặc điểm của tranh phong cảnh theo sự hướng dẫn của GV 2. Xem tranh - Quan sát tranh và cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận (Tên tranh, tên hoạ sĩ sáng tác, nội dung tranh , các hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc, chất liệu ...của tranh) - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung thêm ý kiến HS nêu cảm nhận của mình thích bức tranh nào nhất - HS lắng nghe 3. Nhận xét, đánh giá - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò : (1p') - Quan sát các loại quả dạng hình cầu ___________________________________________________________ Tuần 6 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 6 : Vẽ theo mẫu Vẽ quả dạng hình cầu I. Mục tiêu : - HS nhận biết được hình dáng đặc điểm, màu sắc của quả. - HS vẽ được qủa theo ý thíchvà vẽ màu đẹp. - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGV, SGK tranh, ảnh một số quả khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ - Một số quả khác nhau. - Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh: - Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì , màu vẽ. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra : - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu thiệu tranh, ảnh để HS nhận biết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét .(5p') - GV giới thiệu tranh, ảnh một số quả có dạng hình cầu đã chuẩn bị, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra vẻ đẹp, hình dáng, đặc điểm riêng biệt và lợi ích của các loại quả - Kể tên những loại quả ở trong tranh? - Quả nằm trong khung hình gì ? - Quả có màu sắc như thế nào? - Quả có những màu gì ? - Quả có lợi ích đối với chúng ta như thế nào? - Hãy so sánh hình dáng, màu sắc giữa các loại quả ? - Yêu cầu HS kể tên một số quả hình cầu mà mình biết miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của chúng đặc điểm của chúng - GV tóm tắt và bổ sung : vẻ đẹp, hình dáng, đặc điểm riêng biệt và lợi ích của các loại quả * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ quả (8p') - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ yêu cầu học sinh quan sát gợi ý HS nhận ra cách vẽ hình và vẽ màu - Vẽ phác khung hình chung và phác đường trục - Vẽ các nét chính của quả bằng nét thẳng mờ - Vẽ chi tiết cho sát với mẫu, sửa lại hình và vẽ màu - GV vẽ phác nhanh lên bảng yêu cầu HS quan sát để nhận ra cách vẽ - GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước để tham khảo. * Hoạt động3: Hướng dẫn thực hành( 18p') - GV yêu cầu HS quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS thực hành. * Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá (3p') - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về - Cách vẽ hình, đặc điểm , màu sắc. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh và nhận ra vẻ đẹp, hình dáng, đặc điểm riêng biệt của các loại quả có dạng hình cầu - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS tự kể tên một số quả mà mình biết - HS lắng nghe 2. Cách vẽ quả - Quan sát tranh nhận ra cách vẽ hình và vẽ màu - Quan sát nhận ra cách vẽ - HS quan sát để tham khảo. 3. Thực hành - HS vẽ bài vào vở. Vẽ quả có dạng hình cầu và tô màu theo ý thích 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò :(1p') - Quan sát tranh, ảnh về phong cảnh quê hương. ________________________________________________________________ Tuần 7 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 7 : Vẽ tranh Đề tài tranh phong cảnh I. Mục tiêu : - HS tìm chọn được nội dung đề tài. - HS vẽ được tranh , vẽ màu theo ý thích của mình. - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGK, SGV tranh , ảnh về phong cảnh khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh : - Giấy vẽ, vở tập vẽ, màu, bút chì. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra: - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu thiệu tranh, ảnh phong cảnh khác nhau yêu cầu HS nhận biết. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài (5p') - GV giới thiệu tranh, ảnh về phong cảnh quê hương. Yêu cầu HS quan sát và gợi ý để HS nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, những hình ảnh, màu sắc ...của tranh phong cảnh - Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không? - Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu chưa? phong cảnh ở đó như thế nào? - Yêu cầu HS tả lại một cảnh đẹp mà mình thích và định vẽ - GV tóm tắt và bổ sung : vẻ đẹp, đặc điểm, những hình ảnh, màu sắc ...của tranh phong cảnh * Hoạt động2: Hướng dẫn cách vẽ tranh phong (8p') cảnh - GV giới thiệu hình minh họa hướng dẫn cách vẽ. Yêu cầu HS quan sát và gợi ý HS nhận ra cách vẽ - Chọn nội dung đề tài mà mình định vẽ - Vẽ các hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau - Sửa và điều chỉnh các hình ảnh cho cân đối, hợp lí - Vẽ màu theo ý thích - GV vẽ phác nhanh lên bảng một số cách sắp xếp bố cục và vẽ hình. Yêu cầu HS quan sát để nhận ra cách vẽ - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước để tham khảo. * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (18p') - GV yêu cầu HS thực hành trên vở, giấy A4 - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS làm bài. (3p') * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về - Cách chọn nội dung, vẽ hình, vẽ màu. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. 1. Tìm, chọn nội dung đề tài - Quan sát tranh nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, những hình ảnh, màu sắc ...của tranh phong cảnh - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - 4 HS tự kể HS khác bổ xung ý kiến - HS lắng nghe 2. Cách vẽ tranh phong cảnh - HS quan sát nhận ra cách vẽ - Quan sát GV vẽ mẫu - HS quan sát để tham khảo. 3. Thực hành - HS thực hành trên vở, giấy A4 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò: (1p') - Quan sát các con vật quen thuộc chuẩn bị đất nặn cho bài sau. ________________________________________________________________ Tuần 8 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 8 : Tập nặn tạo dáng Nặn con vật quen thuộc I. Mục tiêu : - HS nhận biết hình dáng, đặc điểm con vật . - Biết cách nặn và nặn được con vật quen thuộc . - Cảm nhận được vẻ đẹp của con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGV, SGK, tranh, ảnh những con vật khác nhau . - Hình nặn của HS năm trước . - Hình gợi ý cách nặn - Đất nặn hoặc giấy xé dán . 2. Học sinh : - Đất nặn , giấy xé dán , đồ dùng cần thiết . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra : - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu một số bài nặn để HS nhận biết . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét (5p') - GV giới thiệu tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc . Yêu cầu HS quan sát và gợi ý để HS nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc, lợi ích của con vật. - Trong tranh có những con vật gì? - Hãy kể tên những bộ phận chính của con vật? - Hãy mô tả những đặc điểm nổi bật của con vật? - Màu sắc của con vật như thế nào? - Con vật có lợi ích đối với chúng ta như thế nào? - Hình dáng của con vật khi hoạt động( đi, đứng, chạy..) thay đổi như thế nào ? - Yêu cầu HS kể tên một số con vật quen thuộc mà mình biết, miêu tả lại hình dáng, đặc điểm của chúng khi phân biệt chúng với con vật khác - GV tóm tắt và bổ sung : Hình dáng đặc điểm, màu sắc, lợi ích của con vật. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách nặn (8p') - GV giới thiệu hình gợi ý cách nặn. Yêu cầu HS quan sát và gợi ý HS nhận ra cách nặn. - Nặn con vật như thế nào cho đẹp? - Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại - Nặn các bộ phận khác( chân, tay, đuôi, đầu...) ghép dính các bộ phận lại với nhau. - Tạo dáng và sửa hoàn chỉnh con vật - GV dùng đất nặn, thao tác từng bước để hướng dẫn HS cách nặn: - GV cho HS xem một số bài nặn của HS năm trước để tham khảo . * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (18p') - GV chia nhóm yêu cầu HS thực hành theo nhóm . - GV quan sát gợi ý HS thực hành . * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài nặn đẹp gợi ý HS nhận xét và chọn một số sản phẩn đẹp . - Gợi ý HS xếp loại một số bài đẹp động viên HS có bài nặn chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học sau. 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc ...của con vật - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - 4 HS tự kể HS khác bổ xung ý kiến 2. Cách nặn - HS quan sát nhận ra cách nặn. - HS lắng nghe - HS quan sát GV nặn. - HS quan sát để tham khảo 3. Thực hành - HS thực hành theo nhóm . 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận . - HS lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò (1p') - Quan sát hoa lá, hoạ tiết xung quanh mình . ________________________________________________________________ Tuần 9 Ngày soạn : Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : Bài 9 : Vẽ trang trí Vẽ đơn giản hoa, lá I. Mục tiêu : - HS nắm được hình dáng, đặc điểm của một số hoa, lá vẽ đơn giản. - Vẽ được họa tiết đơn giản hoa, lá và vễ màu theo ý thích của mình. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá đơn giản. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - SGV, SGK, hình hoa lá vẽ đơn giản khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ . - Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh : - Giấy vẽ , vở tập vẽ, bút chì , màu vẽ ... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định : - HS hát 2.Kiểm tra : - Kiển tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu một số hoa, lá đơn giản để HS nhận biết. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát, nhận xét - Giới thiệu tranh, ảnh cành lá có hình dáng đơn giản và màu sắc đẹp, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra đặc điểm, màu sắc, hình dáng và vẻ đẹp, lợi ích của hoa lá trong trang trí . - Kể tên các loại hoa, lá ở trong tranh? - Lá trầu, lá bàng có hình dáng như thế nào? - Hoa hồng, hoa cúc thường có những màu gì? - So sánh hình dáng và màu sắc của hoa hồng và hoa cúc có điểm gì giống và khác nhau? - Yêu cầu HS kể tên hình dáng, đặc điểm một số cành lá mà mình biết - GV tóm tắt và bổ sung : Để vẽ được hoa, lá cân đối và đẹp, khi vẽ cần lược bớt những chi tiết rườm rà... * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ đơn giả
File đính kèm:
- Bai soan mi thuat lop 4 Chuan KT.doc