Giáo án môn Công nghệ 8 - Tiết 18 - Bài 20: Dụng cụ cơ khí
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 8 - Tiết 18 - Bài 20: Dụng cụ cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 Bài 20: dụng cụ cơ khí. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được hình dáng,cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản sử dụng trong ngành cơ khí. - Biết được công dụng và cách sử dung một số dụng cụ cơ khí phổ biến. 2. Kĩ năng : - Có thể sử dụng một số dụng cụ ngay tren lớp. 3. Thái độ. - Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ, đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Một số dụng cụ cơ khí: cưa, đục, giũa Thuớc bút, tranh ảnh, Hình vẽ 20.1 đ20.5 2. Học sinh: Ôn lại bài cũ. III.Tiến trình bài giảng. ổn định tổ chức. Bài mới. HĐ1: Giới thiệu: Như chúng ta đã biết, các sản phẩm cơ khí rất đa dạng, sản xuất từ các chi tiết khác nhau. Nhưng muốn tạo ra một sản phẩm cơ khí cần phải có dụng cụ và vật liệu gia công. Để hiểu rõ hơn tên gọi, vai trò, cách sử dụng của chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay. HĐ2: Tìm hiểu các dụng cụ đo và kiểm tra. Hoạt động của GV H/đ của HS Nội dung I. Dụng cụ đo và kiểm tra. 1. Thước đo chiều dài. a. Thước lá. - Để đo chiều dài người ta dùng các dụng cụ gì? GV chiếu lên màn hình và giới thiệu thước lá. ? Mô tả cấu tạo và vật liệu làm thước lá? ? Thước lá dùng để làm gì? GV chốt lại kiến thức về thước lá. Nêu 1 số loại thước để đo chiều dài mà em biết. ? Để đo kích thước lớn hơn người ta thường dùng dụng cụ gì? GV chốt lại kiến thức. b. Thước cặp. - GV chiếu lên màn hình và giới thiệu thước cặp. ? Mô tả cấu tạo của thước cặp? ? Thước cặp dùng để làm gì? - GV chốt lại kiến thức và hướng dẫn cách sử dụng thước cặp. b. Thước đo góc. ? Ngoài thước thẳng, thước cặp ra chúng ta muốn đo góc thì làm thế nào? GV chiếu lên màn hình và giới thiệu các loại thước đo góc. ? Nêu tên các loại thước mà em quan sát được? ? Nêu công dụng của chúng? GV chốt lại kiến thức. ? Ngoài thứoc đo góc ra chúng ta có thể dùng dụng cụ gì để đo và tạo góc vuông? GV hướng dẫn học sinh cách đo góc dùng thước đo góc. GV yêu cầu HS đo góc của một vật thể. GV chốt lại kiến thức. Dùng thước để đo. Quan sát thước và mô tả cấu tạo và nêu công dụng. HS trả lời - Ghi bài. Thước thẳng, thứoc gập, thước cuộn - Suy nghĩ và trả lời. - Quan sát hình vẽ, thước căp và trả lời. - Ghi bài. Dùng thước đo góc. Quan sát và nêu tên, công dụng của các loại thước. Hs trả lời Hs trả lời Ghi bài. Dùng eke - 1 HS đo góc, HS khác nhận xét. I. Dụng cụ đo và kiểm tra. 1. Thước đo chiều dài. a. Thước lá. + Cấu tạo: - Làm bằng thép hợp kim không gỉ. - Trên thước có chia vạch. - GHĐ: 150 – 1000mm. + Công dụng: - Đo chiều dài của chi tiết. - Xác định kích thước của sản phẩm. b. Thước cặp. + Cấu tạo: - Làm bằng thép hợp kim không gỉ. - Gồm các bộ phận:cán, 2 cặp mỏ, khung động, vít hãm,thang chia độ chính, thước đo chiều sâu, thang chia độ của du xích. + Công dụng: dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài, chiều sâu của lỗ với các kích thước không lớn. b. Thước đo góc. - Gồm eke, ke vuông, thước đo góc vạn năng. - Dùng để đo góc HĐ3: Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. Hoạt động của GV H/đ của HS Nội dung II. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. 1. Dụng cụ tháo lắp. Để tháo hay lắp các dụng cụ chúng ta thường sử dụng dụng cụ gì? GV chiếu hình vẽ lên màn hình cho học sinh hoạt động nhóm + Phát mô hình vật thể. + Phát phiếu hoạt động nhóm. GV yêu cầu: Quan sát mô hình, đọc SGK, quán sát hình vẽ trên màn hình. Trả lời câu hỏi: ? Nêu tên các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt? ? Mô tả cấu tạo và công dụng của các dụng cụ? GV theo dõi, kiểm tra các nhóm. GV yêu cầu nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế. ? Nêu tên một số dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt khác mà em biết? Cờ lê, mỏ lết. - Quan sát dụng cụ, nghiên cứu SGK, HS thảo luận 1 nhóm trả lời Nhóm khác nhận xét. Ghi bài. II. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. 1. Dụng cụ tháo lắp. - Mỏ lết. - Cờ lê. - Tua vít. 1. Dụng cụ kẹp chặt. - Êtô. - Kìm HĐ3: Tìm hiểu dụng cụ gia công. Hoạt động của GV H/đ của HS Nội dung III. Dụng cụ gia công. ? cho biết sau khi tạo hình thô cho chi tiết, ta thưòng làm gì để có đuợc sản phẩm hoàn chỉnh? GV chiếu hình vẽ lên màn hình cho học sinh hoạt động nhóm + Phát mô hình vật thể. + Phát phiếu hoạt động nhóm. GV yêu cầu: Quan sát mô hình, đọc SGK, quán sát hình vẽ trên màn hình. Trả lời câu hỏi: ? Nêu tên các dụng cụ gia công? ? Mô tả cấu tạo và công dụng của các dụng cụ? GV theo dõi, kiểm tra các nhóm. GV yêu cầu nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế. ? Nêu tên một số dụng cụ gia công khác mà em biết? PhảI gia công tinh, làm cho sản phẩm sắc sảo, hoàn chỉnh. . - Quan sát dụng cụ, nghiên cứu SGK, HS thảo luận 1 nhóm trả lời Nhóm khác nhận xét. Ghi bài. Suy nghĩ và trả lời. III. Dụng cụ gia công. - Búa: đập tạo lực. - Dũa: làm nhẵn, phẳng bề - Đục: loại bỏ phần dư thừa của sản phẩm. - Cưa: cắt kim loại thành từng phần, loại bỏ phần dư thừa. HĐ5: Tổng kết, dặn dò: GV đặt câu hỏi tổng kết bài học. HS lên đo góc bất kì và tháo lắp 1 sản phẩm bất kỳ. HS học bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- dung cu co khi.doc