Giáo án môn Đạo đức khối 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức khối 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -HS cần lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em. -Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay khi trao hay nhận vật gì đó từ thầy cô , phải thực hiện theo lời dạy bảo của thầy cô mà không được làm trái 2/ Học sinh có thái độ: -Yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo 3/ Học sinh có hành vi lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Phân tích tiểu phẩm -Hướng dẫn theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết nhân vật trong tiểu phẩm cư xử với cô giáo thế nào? -Hướng dẫn HS phân tích tiểu phẩm: Cô giáo và HS gặp nhau ở đâu? Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào? Khi vào nhà, bạn đã làm gì? Hãy đoán xem, vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan, lễ phép? Các em cần học tập điều gì ở bạn? -Kết luận: Khi cô giáo đến nhà chơi, bạn đã chào cô, mời cô vào nhà. Sau đó bạn mời cô ngồi, uống nước bằng 2 tay, xin phép cô đi gọi mẹ Lời nói bạn thật nhẹ nhàng, thái độ vui vẻ, biết nói: thưa, ạ, biết cảm ơn cô Như thế bạn đã tỏ ra lễ phép với cô. Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai bài tập 1 -GV cho HS thảo luận tìm hiểu các tình huống ở bài tập 1, nêu cách ứng xử và phân vai nhau -Nhận xét chung: Khi gặp thầy cô giáo trong trườ, các em cần đứng lại, bỏ mũ noun, đứng thẳng người và nói lời chào. Khi đưa sách vở cho thầy cô, cần dùng 2 tay nói thưa gửi đàng hoàng. Hoạt động 3: Thảo luận lớp về vâng lời thầy, cô -GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận -Kết luận: Phải biết vâng lời thầy cô thì mới được mọi người yêu quý. +Hát: -Hát -HS đóng tiểu phẩm -HS thảo luận- trả lời- bổ sung ý kiến của nhau. -Thảo luận nhóm 2 HS, tự chuẩn bị -Thể hiện cách ứng xử qua việc sắm vai -HS nêu ý kiến. IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 2) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -HS cần lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em. -Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay khi trao hay nhận vật gì đó từ thầy cô , phải thực hiện theo lời dạy bảo của thầy cô mà không được làm trái 2/ Học sinh có thái độ: -Yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo 3/ Học sinh có hành vi lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: HS tự liên hệ -Cho HS tự liên hệ về việc mình thực hiện hành vi lễ phép, vâng lời thầy cô. Em lễ phép với thầy cô trong trường hợp nào? Em làm gì để tỏ ra lễ phép? Tại sao em làm như vậy? Kết quả đạt được là gì? -Kết luận: Khen ngợi những em đã biết lễ phép, vâng lời thầy cô và nhắc nhở những HS còn vi phạm Hoạt động 2: Trò chơi sắm -GV cho HS thảo luận tìm hiểu các tình huống, nêu cách ứng xử và phân vai nhau -Nhận xét chung: Em HS cần đưa vở bài ậtp cho cô giáo bằng 2 tay, và khi cô đưa lại cho mình thì mình cũng nhận bằng 2 tay Hoạt động 3: Hướng dẫn HD đọc phần ghi nhớ trong sách +Hát: -Hát -HS tự liên hệ theo gợi ý của GV. -Nêu ý kiến nên học tập theo bạn nào? Vì sao? -Thảo luận nhóm 2 HS, tự chuẩn bị -Thể hiện cách ứng xử qua việc sắm vai IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 10: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Bạn bè là những người cùng học, cùng chơi, cho nên cần phải đoàn kết, cư xử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó. -Với bạn bè, cần phải tôn trọng, giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm đau bạn, làm bạn giận 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng, yêu quý bạn bè. 3/ Học sinh có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết, giúp đỡ nhau. II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Phân tích tranh (bài tập 2) -Thảo luận, phân tích tranh ở bài tập 2: Trong từng tranh, các bạn đó đang làm gì? Các bạn đó có vui không? Vì sao? Noi theo các bạn đó, các em cần cư xử như thế nào với bạn bè? -Kết luận: Các bạn trong các tranh cùng học, cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các bạn đó, các em cần vui vẻ, đoàn kết, cư xử tốt với bạn bè của mình. Hoạt động 2: Thảo luận lớp -GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Để cư xử tốt với bạn, các em cần làm gì? Với bạn bè, cần tránh những việc gì? Cư xử tốt với bạn có lợi gì? -Kết luận: Để cư xử tốt với bạnm các em cần học, chơi cùng nhau, nhường nhịn, giúp đỡ nhau mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, làm bạn giận, Cư xử tốt như vậy sẽ được bạn bè quý mến, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó. Hoạt động 3: Giới thiệu bạn thân của mình -GV khuyến khích HS kể về người bạn thân của mình. Bạn tên gì? Sống ở đâu? Em và bạn ấy chơi với nhau như thế nào? Các em yêu quý ra sao? -Kết luận: GV khen ngợi các em đã biết cư xử tốt với bạn của mình và đề nghị cả lớp hoan nghênh, học tập những bạn đó +Hát: -Hát -Thảo luận nhóm 2 HS. -Trình bày ý kiến theo từng tranh -Lớp bổ sung ý kiến. -HS thảo luận- trả lời- bổ sung ý kiến của nhau. -Thảo luận nhóm 2 HS, tự chuẩn bị -Thể hiện cách ứng xử qua việc sắm vai -HS kể về bạn của mình trước lớp. IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 10: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Bạn bè là những người cùng học, cùng chơi, cho nên cần phải đoàn kết, cư xử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó. -Với bạn bè, cần phải tôn trọng, giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm đau bạn, làm bạn giận 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng, yêu quý bạn bè. 3/ Học sinh có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết, giúp đỡ nhau. II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: HS tự liên hệ -HS tự liên hệ về việc mình đã cư xử với bạn như thế nào? Bạn đó là bạn nào? Tình huống nào xảy ra khi đó? Em đã làm gì? Tại sao em làm như vậy? Kết quả ra sao? -GV khen ngợi những HS đã cư xử tốt với bạn, nhắc nhở những em có hành vi sai trái với bạn. Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi (bài tập 3) -GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Trong tranh các bạn đó đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại? Vì sao? Vậy chúng ta nên làm theo các bạn ở những tranh nào? Không làm theo ở các bạn ở những tranh nào? -Kết luận: Nên: tranh 1, 3, 5, 6 Không nên: tranh 2, 4 Hoạt động 3: Vẽ tranh về cư xử tốt với bạn -Mỗi HS vẽ tranh về việc làm cư xử tốt với bạn mà mình đã làm, dự định hay cần thiết thực hiện -GV nhận xét chung, khen ngợi những hành vi tốt được các em thể hiện qua tranh và khuyến khích các em thực hiện +Hát: -Hát -HS tự liên hệ -Lớp tự nhận xét về những hành vi mà các bạn vừa kể. -HS thảo luận- trả lời- bổ sung ý kiến của nhau. -Từng HS vẽ. -Vẽ xong lên trưng bày trên lớp -HS thuyết minh tranh của mình IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông, theo vạch sơn quy định, ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía bên tay phải -Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và người khác, không gây vản trở việc đi lại của mọi người. 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện 3/ Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ, mô hình đèn xanh- vàng - đỏ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Phân tích tranh (bài tập 1) -Thảo luận, phân tích tranh ở bài tập 1: Tranh 1: Hai người đi bộ đang đi ở phần đường nào? Khi đó, đèn tín hiệu giao thông có màu gì? Vậy ở thành phố, thị xã, khi đi bộ qua đương thì theo quy định gì? Tranh 2: Đường đi nông thôn ở tranh 2 có gì khác so với đường ở thành phố? Các bạn đi theo phần đường nào? -Kết luận: Tranh 1: Ở thành phố, cần đi bộ trên vỉa hè, khi qua đường thì theo tín hiệu đèn xanh, đi vào vạch sơn trắng quy định (GV giới thiệu mô hình đèn xanh- vàng- đỏ) Tranh 2: Ở nông thôn, đi theo lề đường phía tay phải Hoạt động 2: Làm bài tập 2 -Quan sát từng tranh ở bài tập 2, cho biết: Những ai đi bộ đúng quy định, bạn nào sai? Vì sao? Như thế có an toàn không? -GV kết luận theo từng tranh Hoạt động 3: Liên hệ thực tế -GV yêu cầu HS tự liên hệ Hằng ngày, các em thường đi bộ theo đường nào? Đi đâu? Đường ở đó như thế nào? Có đèn tín hiệu giao thông không? Có vạch sơn dành cho người đi bộ không? Có vỉa hè không? -GV tổng kết: Khen ngợi những HS đã biết đi bộ đúng quy định và đồng thời nhắc nhở các em về việc đi lại hằng ngày, chú ý những đoạn đường nguy hiểm -Hát -HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên theo từng tranh -Từng cặp HS quan sát và thảo luận -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh -HS tự liên hệ và trình bày. IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 2) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông, theo vạch sơn quy định, ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía bên tay phải -Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và người khác, không gây vản trở việc đi lại của mọi người. 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện 3/ Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ, mô hình đèn xanh- vàng - đỏ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Làm bài tập 4 -Cho HS làm bài tập Nối tranh vẽ người đi bộ đúng quy định với khuôn mặt “tươi cười” và giải thích vì sao Đánh dấu + vào ô trống dưới tranh tương ứng với việc em đã làm. -Kết luận: Tranh 1, 2, 3, 4, 6: đúng Tranh 5, 7, 8: sai Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 3 -Quan sát từng tranh ở bài tập 3 cho biết: Các bạn nào đi đúng quy định? Bạn nào sai quy định? Vì sao? Những bạn nào đi dưới lòng đường có thể gặp nguy hiểm gì? Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em sẽ nói gì với bạn? -GV kết luận: Hai bạn đi trên vỉa hè là đúng quy định, ba bạn đi dưới lòng đường là sai. Đi dưới lòng đường như vậy gây cản trở giao thông, có thể gây tai nạn nguy hiểm. Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em cần khuyên bảo các bạn đi trên vỉa hè, vì đi dưới lòng đường là sai, là nguy hiểm Hoạt động 3: Tham gia trò chơi theo bài tập 5 -GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi về giao thông đường phố để giúp các em vừa vui chơi, lại vừa học tập, vừa nhớ bài hơn -Nhận xét chung và công bố kết quả của các nhóm thắng cuộc Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc câu thơ cuối bài -Hát -Từng HS làm bài tập -Trình bày kết quả trước lớp, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau -Từng cặp HS quan sát và thảo luận -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh -HS thực hiện trò chơi IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 12: CẢM ƠN, XIN LỖI (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ; cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền người khác -Biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng những người xung quanh 3/ Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sông hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ, quyển truyện tranh (sắm vai) III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Phân tích tranh (bài tập 1) -Thảo luận, phân tích tranh ở bài tập 1: Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì? Họ đang nói gì với nhau? Vì sao? -Kết luận: Tranh 1: Có 3 bạn, 1 bạn đang cho bạn khác quả cam, bạn này đưa tay ra nhận và nói: Cảm ơn bạn! Vì bạn đã cho quả cam Tranh 2: Cô giáo đang dạy học và 1 bạn đến học muộn. Bạn đã vòng hai tay xin lỗi cô giáo vì đã đi học muộn. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2 HS để làm bài tập 2 -Quan sát từng tranh ở bài tập 2, cho biết: Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì? -GV kết luận theo từng tranh: Tranh 1: Nhân dịp sinh nhật, bạn Lan được tặng quà, bạn Lan cần phải nói: Xin cảm ơn, vì các bạn đã quan tâm, chúc mừng sinh nhật của mình. Tranh 2: Trong giờ học, các bạn đang ngồi học thì bạn Hưng làm rơi hộp bút của một bạn, Hưng phải xin lỗi vì đã có lỗi với bạn Tranh 3: Trong giờ học, bạn ngồi cạnh cho Vân mượn cây bút, Vân cầm lấy và cảm ơn bạn vì mình vừa được bạn giúp đỡ Tranh 4: Mẹ lau nhà, Tuấn chơi và làm vỡ bình hoa. Khi đó, Tuấn cần xin lỗi mẹ vì mình có lỗi. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế -GV yêu cầu HS tự liên hệ Em đã cảm ơn hay xin lỗi ai chưa? Trong trường hợp nào? Em nói gì để cảm ơn, xin lỗi? Vì sao lại phải nói như vậy? -GV tổng kết: Khen ngợi những HS đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi -Hát -HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên theo từng tranh, bổ sung ý kiến tranh luận -Từng cặp HS quan sát và thảo luận -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh -HS tự liên hệ và trình bày. IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 12: CẢM ƠN, XIN LỖI (tiết 2) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ; cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền người khác -Biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng những người xung quanh 3/ Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sông hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ, quyển truyện tranh (sắm vai) III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Làm bài tập 3 -Hãy nêu cách ứng xử theo các tình huống ở bài tập 3 -Kết luận: Tình huống 1: Cần nhặt hộp bút lên trả cho bạn và nói lời xin lỗi vì mình có lỗi với bạn. Tình huống 2: Cần nói lời cảm ơn bạn vì bạn đã giúp đỡ mình Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai -GV đưa tình huống: Thắng đem quyển truyện của Nga về nhà đọc, nhưng sơ ý để em bé làm rách mất 1 trang. Hôm nay THắng mang đến trả cho bạn. Theo các em, Thắng sẽ phải nói gì với bạn Nga? Nga sẽ trả lới như thế nào? -GV kết luận: Bạn Thắng cần cảm ơn bạn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga sẽ tha lỗi cho bạn. Hoạt động 3: Chơi “Ghép cánh hoa vào nhị hoa” bài tập 5 -GV tổ chứ trò chơi để ghép từ: cảm ơn, xin lỗi theo tình huống để thành 1 cánh hoa cho phù hợp -GV tổng kết: Khen ngợi những HS đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi +Hát -Hát -Trình bày ý kiến, bổ sung, lớp nhận xét -Từng cặp HS chuẩn bị -HS diễn vai- lớp nhận xét -Các nhóm độc lập làm việc -Trình bày sản phẩm -Lớp nhận xét IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 13: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay -Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói rõ ràng, nhẹ nhàng, vừa đủ nghe vớo lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không được gây ảnh hưởng đến những người xung quanh 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng mọi người 3/ Học sinh thực hiện được hành vi chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Thảo luận bài tập 1 -Thảo luận, phân tích tranh ở bài tập 1: Trong từng tranh có những ai? Chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ? Các bạn đã làm gì khi đó? Noi theo các bạn, các em cần làm gì? -Kết luận: Tranh 1: Trong tranh có bà cụ già và hai bạn nhỏ, họ gặp nhau trên đường đi. Các bạn đã vòng tay lễ phép chào hỏi bà cụ. Noi theo các bạn đó, các em cần chào hỏi khi gặp gỡ Tranh 2: Có 3 bạn HS đi học về, các bạn giơ tay vẫy chào tạm biệt nhau. Khi chia tay, chúng ta cần nói lời tạm biệt Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai -Giao từng cặp HS thể hiện việc chào hỏi hay tạm biệt với mọi người xung quanh -GV tổng kết Hoạt động 3:Làm bài tập 2 -Cho HS làm bài tập 2 Trong từng tranh, các bạn nhỏ gặp chuyện gì? Khi đó các bạn cần làm gì cho chúng? -Kết luận theo từng tranh -Hát -HS thảo luận theo nhóm -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh -Mỗi cặp thể hiện một đối tượng cụ thể. -Diễn vai, lớp nhận xét -HS thảo luận theo nhóm -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 13: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (tiết 2) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay -Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói rõ ràng, nhẹ nhàng, vừa đủ nghe vớo lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không được gây ảnh hưởng đến những người xung quanh 2/ Học sinh có thái độ: -Tôn trọng mọi người 3/ Học sinh thực hiện được hành vi chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3 -Thảo luận đưa ra các cách ứng xử trong bài tập 3 Kết luận: Cần chào người đó với lời nói cho phù hợp với người đó về quan hệ, tuổi tác, Lời chào phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, không được nói to vì làm phiền đến người người bệnh Trong giờ biểu diễn ở nhà hát, chiếu phim thì các em chỉ cần nhìn nhau gật đầu, mỉm cười là được. Sau giở biểu diễn, các em có thể gặp gỡ để chào hỏi trò chuyện với nhau. Không được gây ồn ào, gây cản trở những người xung quanh ở nhà hát, rạp chiếu phim, Hoạt động 2: Cho lớp hát bài “Con chim vành khuyên” Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc câu tục ngữ cuối bài -Hát -HS thảo luận theo nhóm -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 13: BẢO VỆ HOA VÀ NƠI CÔNG CỘNG (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Cần bảo vệ hoa và cây nơi công cộng vì chúng có nhiều lơi ích như làm đẹp, làm cho không khí trong lành - Để bảo vệ hoa và cây nơi cộng cộng, các em cần trồng cây, tưới cây mà không được làm hại, gây hư hỏng đến chúng như trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, dẫm đạp lên chúng 2/ Học sinh có thái độ: - Thái độ tôn trọng, yêu quí hoa và cây nơi công cộng 3/ Học sinh thực hiện được những qui định về bảo vệ hoa và cây nơi cộng cộng, biết chăm sóc, bảo vệ hoa và cây II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Quan sát hoa và cây ở sân trường, vườn trường - Tổ chức học sinh quan sát khi tham quan : Tên cây và hoa? Đối với chúng, em cần làm gì và không được làm gì? -Kết luận: Ở sân, vuờn, có trồng nhiều loại cây và hoa khác nhau. Chúng làm cho trường thêm xanh, sạch, đẹp, bóng mát, không khí trong lành. Vậy thì chúng ta cần bảo vệ nó: Tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu mà không được trèo, bẻ, hái Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - Cho HS tự liên hệ về một nơi công cộng nào đó có trồng hoa và cây: Nơi công cộng nào ? Cây, hoa trồng nhiều không? Chúng có ích gì? Chúng có được bảo vệ tốt không ? vì sao? Em làm gì để góp phần bảo vệ chúng? -GV tổng kết: khuyến khích các em bảo vệ cây và hoa nơi công cộng Hoạt động 3:Thảo luận cặp đôi theo bài tập một - Cho HS quan sát và thảo luận -Kết luận theo từng tranh -Hát -HS trả lời câu hỏi, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau - HS tự liên hệ, trình bày, lớp góp ý và tranh luận -HS thảo luận theo nhóm -Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Môn: ĐẠO ĐỨC Bài 13: BẢO VỆ HOA VÀ NƠI CÔNG CỘNG (tiết2) I.Mục đích, yêu cầu: 1/ Giúp HS hiểu được: -Cần bảo vệ hoa và cây nơi công cộng vì chúng có nhiều lơi ích như làm đẹp, làm cho không khí trong lành - Để bảo vệ hoa và cây nơi cộng cộng, các em cần trồng cây, tưới cây mà không được làm hại, gây hư hỏng đến chúng như trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, dẫm đạp lên chúng 2/ Học sinh có thái độ: - Thái độ tôn trọng, yêu quí hoa và cây nơi công cộng 3/ Học sinh thực hiện được những qui định về bảo vệ hoa và cây nơi cộng cộng, biết chăm sóc, bảo vệ hoa và cây II. Đồ dùng dạy học: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra ba
File đính kèm:
- daoduc1k2.doc