Giáo án Môn Khoa học lớp 4

doc16 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn Khoa học lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 môn khoa học
I. Mục tiêu môn học 
Mục tiêu môn Khoa học lớp 4, 5 là:
+ Giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về :
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
+ Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng :
- ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. Biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ ...
- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
+ Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi :
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
II. Mức độ nội dung kiểm tra
Lớp 4
(Học kì I)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Con người và sức khoẻ
Một số cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất; một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường; một số thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo; vai trò của chất đạm
Cần ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Vật chất và năng lượng
Một số tính chất của nước
Nguyên nhân làm ô nhiễm nước và cần sử dụng nước hợp lí; một số biện pháp bảo vệ nguồn nước; một số hiện tượng liên quan tới vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Tính chất của nước, tính chất của không khí trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản 
Lớp 4 (Học kì II) 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vật chất và năng lượng
Một số tác hại của bão và cách phòng chống; một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí; các thành phần của không khí, vai trò của không khí đối với sự cháy; vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn.
Vai trò của không khí đối với sự cháy; vai trò của ánh sáng mặt trời. 
Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng
Tính chất của không khí; đặc điểm của sự tạo thành bóng tối; đặc điểm nở ra khi nóng lên của chất lỏng trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản 
Thực vật và động vật
Các yếu tố cần để duy trì sự sống của động, thực vật
Các yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản 
Lớp 5
(Học kì I )
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Con người và sức khoẻ
Mọi người đều do bố mẹ sinh ra; các giai đoạn phát triển của con người; một số thay đổi về mặt sinh học và xã hội ở từng giai đoạn phát triển của con người; nguyên nhân, đường lây truyền, cách phòng tránh một số bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, HIV; sự cần thiết phải sử dụng thuốc an toàn 
Vận dụng kiến thức trong một số trường hợp để đưa ra cách ứng xử phù hợp : tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì; phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm; từ chối sử dụng thuốc lá 
Vật chất và năng lượng
Một số đặ điểm của thép, đồng, nhôm; một số tính chất và công dụng của đá vôi
Phân biệt được đặc điểm của đồng và nhôm; gạch ngói và thủy tinh; cao su và chất dẻo
Lớp 5 (Học kì II)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vật chất và năng lượng
Sự chuyển thể; dung dịch
Dấu hiệu của biến đổi hóa học; các ứng dụng của năng lượng mặt trời, gió trong đời sống và sản xuất
Một số quy tắc sử dụng an toàn điện; lắp mạch điện thắp sáng đơn giản
Thực vật và động vật
Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Phân biệt được nhị và nhụy, hoa đực và hoa cái
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Một số ví dụ về môi trường và tài nguyên
III. Một số đề kiểm tra minh hoạ
đề kiểm tra học kì I
môn khoa học - lớp 4
(Thời gian làm bài: 40 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 16).
1. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ tuần hoàn ?
Tim.
Thực quản.
Mạch máu.
Máu.
2. Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì ?
Quá trình trao đổi chất
Quá trình hô hấp
Quá trình tiêu hoá
Quá trình bài tiết
3. Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
Cá
Thịt gà
Thịt bò
Rau xanh
4. Phát biểu nào sau đây về vai trò của chất đạm là đúng ?
Xây dựng và đổi mới cơ thể
Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min : A, D, E, K
Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá
Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống
5. Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ?
Trứng
Vừng
Dầu ăn
Mỡ động vật
6. Bệnh bướu cổ do nguyên nhân nào ?
thừa muối i – ốt
thiếu muối i – ốt
Cả 2 nguyên nhân trên
Không do nguyên nhân nào trong hai nguyên nhân trên.
7. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần :
ăn thật nhiều thịt, cá
ăn thật nhiều hoa quả
ăn thật nhiều rau xanh
ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí
8. Tại sao nước để uống cần đun sôi ?
Nước sôi làm hoà tan các chất rắn có trong nước.
Đun sôi sẽ làm tách khỏi nước các chất rắn có trong nước.
Đun sôi sẽ làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.
Đun sôi để diệt các vi trùng có trong nước.
9. Tính chất nào sau đây không phải là của nước ? 
Trong suốt.
Có hình dạng nhất định.
Không mùi.
Chảy từ cao xuống thấp.
10. Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây?
Nước không có hình dạng nhất định.
Nước có thể thấm qua một số vật.
Nước chảy từ cao xuống thấp.
Nước có thể hoà tan một số chất
11. Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của:
Chỉ những người làm ở nhà máy nước.
Chỉ các bác sĩ.
Chỉ những người lớn.
Tất cả mọi người.
12. Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước ?
Uống ít nước đi.
Hạn chế tắm giặt.
Không vứt rác bừa bãi.
Cả ba hành động trên.
13. Các hiện tượng liên quan tới sự hình thành mây là:
Bay hơi và ngưng tụ.
Bay hơi và đông đặc.
Nóng chảy và đông đặc.
Nóng chảy và bay hơi.
14. Kết luận nào sau đây về các thành phần của không khí là đúng?
Trong không khí chỉ có khí ôxi và khí nitơ
Trong không khí có khí ôxi và khí nitơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác
Trong không khí chỉ có khí ôxi, khí nitơ và khí cacboníc
15. Cho biểu đồ “Tỉ lệ các thành phần của không khí” như dưới đây:
a, b lần lượt là :
Khí ni-tơ; khí ô-xi.
Khí ni-tơ; khí cac-bo-nic.
Khí cac-bo-nic; khí ô-xi.
Khí ô-xi; khí cac-bo-nic.
16. úp một cốc “rỗng” xuống nước, sau đó nghiêng cốc em thấy có bọt nổi lên. Kết quả này cho ta biết điều gì ?
Nước bị cốc đẩy lên.
Nước gặp cốc đã bay hơi.
Trong cốc ban đầu có không khí.
Trong nước có chứa rất nhiều khí.
17. Cho trước các từ: bay hơi; đông đặc; ngưng tụ; nóng chảy. 
Hãy điền các từ đã cho vào vị trí của các mũi tên cho phù hợp :
(1)
(2)
 Nước ở thể lỏng 
(4)
 Hơi nước Nước ở thể rắn
(3) 
 Nước ở thể lỏng
Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
9
B
2
A
10
C
3
D
11
D
4
A
12
C
5
A
13
A
6
B
14
B
7
D
15
A
8
D
16
C
 Câu 17 : 1, 2, 3, 4 lần lượt là : ngưng tụ ; đông đặc ; nóng chảy ; bay hơi.
 * Mỗi câu/ ý : 0, 5 điểm.
đề kiểm tra Học kì I
môn khoa học - lớp 5
(Thời gian làm bài: 40 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 18).
1 . Trong câu sau đây : Nhờ có ..(1)  mà các .(2) . trong mỗi gia đình, .(3). được (4).. kế tiếp nhau.
vị trí các chỗ chấm (1), (2), (3), (4) lần lượt là :
sự sinh sản ; dòng họ ; thế hệ ; duy trì
sự sinh sản ; thế hệ ; dòng họ ; duy trì
dòng họ ; thế hệ ; duy trì ; sinh sản
duy trì ; thế hệ ; dòng họ ; sinh sản
2. Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về :
A. Khả năng nấu ăn
Đức tính kiên nhẫn
Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục
Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp
3. Trong các câu nói về sự sinh sản ở người sau đây:
Trứng đã được thụ tinh gọi là . (1)
Phôi phát triển thành ..(2)
các chỗ chấm (1) và (2) lần lượt là :
bào thai ; hợp tử
tinh trùng ; hợp tử
hợp tử ; bào thai
tinh trùng ; bào thai
4. Phụ nữ có thai nên tránh việc nào sau đây ?
ăn uống đủ chất, đủ lượng
sử dụng các chất kích thích như rượu. thuốc lá
đi khám thai định kì : 3 tháng 1 lần
giữ cho tinh thần thoải mái
5. Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào ?
A. 16 đến 20 tuổi
15 đến 19 tuổi
13 đến 17 tuổi
10 đến 15 tuổi
6. Phát biểu nào dưới đây về tuổi vị thành niên là đúng ?
Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Là giai đoạn kế tiếp của tuổi dậy thì
Là giai đoạn cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần
Là giai đoạn có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
7. Không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ?
Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo
Sử dụng thuốc lá, bia
ăn uống đủ chất
Tập thể thao
8. Để cung cấp vi ta min cho cơ thể, trong 3 cách dưới đây :
uống vi ta min
tiêm vi ta min
ăn thức ăn chứa nhiều vi ta min
 thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp là :
a, b, c
b, a, c
c, a, b
c, b, a
9. Phát biểu nào sau đây về bệnh sốt rét là không đúng ?
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm
Sốt rét là bệnh hiện không có thuốc chữa
Cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này
Bệnh này do kí sinh trùng gây ra
10. Phát biểu nào sau đây về bệnh sốt xuất huyết là không đúng ?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm
Hiện chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh này
Cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này
Bệnh này không nguy hiểm với trẻ em
11. Phát biểu nào sau đây về bệnh viêm não là không đúng ?
Bệnh viêm não là bệnh không truyền nhiễm
Hiện chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh này
Bệnh viêm não là bệnh rất nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em
Cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này.
12. HIV không lây qua đường nào ?
tiếp xúc thông thường
đường máu
đường tình dục
từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con
13. Đặc điểm nào sau đây không phải là của thép ?
Dẻo.
Dẫn điện.
Cách nhiệt.
Cứng.
14. Đặc điểm nào sau đây là chung cho cả đồng và nhôm ?
Cách nhiệt
Dẫn điện
Có màu đỏ nâu
Dễ bị gỉ
15. Phát biểu nào sau đây về đá vôi không đúng ?
Đá vôi được dùng để sản xuất xi măng
Đá vôi cứng hơn đá cuội
Đá vôi bị sủi bọt khi có a xít nhỏ vào
Đá vôi được dùng để làm ra phấn viết
16. Khi sử dụng xi măng trong xây dựng cần lưu ý điều gì ?
Không được trộn lẫn xi măng với cát
Không được cho nước vào xi măng
Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu
Tất cả các điều trên
 17. Điểm nào sau đây là chung cho gạch, ngói và thuỷ tinh thường ?
làm từ đất sét
dễ vỡ
dễ hút ẩm
tất cả các ý trên
18. Đặc điểm nào sau đây là chung cho cả cao su và chất dẻo ?
A. Dẫn nhiệt tốt 
B. Cách điện
C. Cứng
D. Không bị biến đổi khi bị nung nóng
19. Nêu 2 lí do không nên hút thuốc lá ?
Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
10
D
2
C
11
A
3
C
12
A
4
B
13
C
5
D
14
B
6
A
15
B
7
B
16
C
8
C
17
B
9
B
18
B
 Câu 19 : 2 lí do, chẳng hạn : ảnh hưởng đến sức khoẻ ; tốn tiền để mua thuốc lá
 * Biểu điểm : Mỗi câu/ ý : 0,5 điểm.
Môn Lịch sử và Địa lí
I. Một số vấn đề về chương trình môn Lịch sử và Địa lí và Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử và Địa lí.
1. Mục tiêu 
- Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về : Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa đầu thế kỉ XIX. Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam, các châu lục và một số quốc gia trên thế giới. 
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ... Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.	
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen : Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc. Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hoá. 
2. Nội dung chương trình
Chương trình Lịch sử và Địa lí bao gồm các chủ đề : 
Chủ đề 
Lớp
Lịch sử 
Địa lí 
4
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN) :
- Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập ( từ năm 179 TCN đến thế kỷ X).
- Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến 1009).
- Nước Đại Việt
- Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945) :
- Bảo vệ chính quyền non trẻ trường kì kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975). 
- Bản đồ
- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở miền núi và trung du.
- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người dân ở miền đồng bằng.
- Vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo.
- Địa lí Việt Nam: Tự nhiên ; dân cư; kinh tế.
- Địa lí thế giới: Châu á; châu Âu; châu Phi; châu Mĩ; châu Đại dương, châu Nam Cực.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình môn Lịch sử và Địa lí
Chuẩn kiến thức, kĩ năng (gọi tắt là Chuẩn) được hiểu là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn SGK, tổ chức dạy học của GV, là cơ sở pháp lí để quản lí, chỉ đạo dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Không nắm vững chuẩn đương nhiên không thực hiện được mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông - sự thể hiện một cách cụ thể mục tiêu của một nền giáo dục. Thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay đang tồn tại một vấn đề cần phải được kịp thời giải quyết, đó là tình trạng một bộ phận không nhỏ GV và cán bộ quản lí giáo dục chưa thực sự hiểu và nắm vững Chuẩn. Việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, việc quản lí chuyên môn chủ yếu căn cứ vào SGK (thậm chí cả sách giáo viên- SGV). 
Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng qua từng bài học cụ thể cần thực hiện theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử và Địa lí do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
II. Đánh giá kết quả học tập của học sinh về môn Lịch sử và Địa lí 
	- Đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ; phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kì, giữa đánh gía bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
	- Bộ công cụ và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải :
	+ Đảm bảo đánh giá toàn diện, khách quan, công bằng, phân loại tích cực cho mọi đối tượng HS.
	+ Phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận, giữa kiểm tra viết và kiểm tra bằng các hình thức vấn đáp, thực hành ở trong và ngoài lớp học.
	+ Góp phần tổ chức dạy học phân hoá, phù hợp với đối tượng.
1. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí	Môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học là một trong bốn môn học đánh giá bằng điểm số (cùng với các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học). Các môn đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra của môn học.
Đánh giá môn Lịch sử và Địa lí được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
- Việc đánh giá thường xuyên đựoc thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ, đồng thời để GV thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm đạt hiệu quả thiết thực. 
Việc đánh giá thường xuyên môn Lịch sử và Địa lí được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên, gồm : kiểm tra miệng, quan sát HS học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết.
Số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu trong một tháng : mỗi phần (Lịch sử hoặc Địa lí) 1 lần.
- Đánh giá định kì : Môn Lịch sử và Địa lí mỗi năm học có 2 lần kiểm tra định kì vào cuối học kì I và cuối học kì II. Mỗi lần kiểm tra định kì có 2 bài kiểm tra: Lịch sử, Địa lí. Điểm của hai bài kiểm tra này quy về một điểm chung là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1, và chỉ làm tròn một lần khi cộng trung bình chung của hai bài).
	2. Hình thức và cấu trúc nội dung đề kiểm tra
	a) Hình thức đề kiểm tra
	Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhằm đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Đề kiểm tra kết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan (điền khuyết, đối chiếu cặp đôi, đúng- sai, nhiều lựa chọn).
	b) Cấu trúc đề kiểm tra
	- Số câu trong một đề kiểm tra khoảng 5 câu. Trong mỗi đề kiểm tra có phần kiểm tra kiến thức cơ bản để HS trung bình đạt được và câu hỏi vận dung sâu để phân loại HS khá, giỏi.
	+ Mức độ nhận biết, thông hiểu : khoảng 80- 90 %.
	+ Mức độ vận dụng : 10- 20%.
	- Nội dung đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa lí cần đảm bảo những yêu cầu cần đạt của Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. 
 	Dưới đây là 2 ví dụ :
Đề kiểm tra cuối học kì II
Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Phần Địa lí
Câu 1. Hãy nối tên châu lục (dãy A) với các thông tin (dãy B) sao cho phù hợp.
	 A B
Châu Phi
Là châu lục lạnh nhất thế giới và không có dân cư.
1. a)
Châu Nam cực
 Có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Khí hậu nóng và khô. Dân cư chủ yếu là người da đen.
2. b)
Châu Mĩ
 Có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van, động vật có nhiều loài thú có túi.
3.	 c)
4. Châu Đại Dương
Thuộc Tây bán cầu, thiên nhiên đa dạng, phong phú. Có rừng rậm A-ma-dôn nổi tiếng thế giới.
	 d)
Câu 2. Hãy điền vào ô chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích châu á 
Châu Âu là châu lục có số dân đông nhất thế giới. 
Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của châu á 
 d) Những mặt hàng công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô tô, hàng điện tử...
Câu 3. Quan sát Bảng số liệu về các đại dương :
Đại dương
Diện tích (triệu km2)
Độ sâu 
trung bình (m)
Độ sâu 
lớn nhất (m )
ấn Độ Dương
75
3963
7455
Bắc Băng Dương
13
1134
5449
Đại Tây Dương
93
3530
9227
Thái Bình Dương
180
4279
11034
 a) Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích :
...........................................................................................................................
b) Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
 ...........................................................................................................................
Câu 4. Nêu sự khác nhau về địa hình của hai nước Lào và Cam-pu-chia.
....................................................................................................................................................
Câu 5. Vì sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đề kiểm tra cuối học kì I
Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Phần Lịch sử
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
a) Năm 1862 ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là "Bình Tây Đại nguyên soái" ?
	A. Tôn Thất Thuyết
B. Phan Đình Phùng
	C. Hàm Nghi
	D. Trương Định
b) Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường xá, xây dựng nhà máy, lập đồn điền...nhằm mục đích gì ?
	A. Nâng cao đời sống cho nhân dân Việt Nam
	B. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển
	C. Cướp bóc tài nguyên, khoáng sản, bóc lột nhân công rẻ mạt.
	D. Hai bên (Pháp và Việt Nam) cùng có lợi.
c) Người tổ chức phong trào Đông Du là ai ?
	A. Phan Châu Trinh
	B. Nguyễn Trường Tộ
	C. Phan Bội Châu
	D. Nguyễn Tât Thành
d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại thành phố nào ?
A. Huế
B. Hải Phòng
C. Sài Gòn
D. Hà Nội
Câu 2. Hãy điền các từ: a. lấn tới, b. không chịu mất nước, c. hoà bình, d. nhân nhượng, e. không chịu làm nô lệ, g. cướp nước ta vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn sau :
	"Hỡi đồng bào toàn quốc !
	Chúng ta muốn.........................(1), chúng ta phải............................(2). Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng...........................(3), vì chúng quyết tâm ....................................(4)lần nữa!
	Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định.....................................(5), nhất định...........................................(6)."
Câu 3. Hãy nối tên các sự kiện (cột A) với các mốc thời gian (cột B) sao cho đúng :
A
B
a. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
b. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
c. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi
d. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
e. Chiến thắng Việt Bắc
g. Chiến thắng Biên Giới
1. Thu-đông 1950
2. Ngày 2 tháng 9 năm 1945
3. Thu - đông 1947
4. Ngày 19 tháng 8 năm 1945
5. Năm 1911
6. Ngày 3 tháng 2 năm 1930
Câu 4. Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám (1945).
sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt
	1. Vận dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học
Hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là trắc nghiệm - TrN) được sử dụng trong đánh giá kết quả giáo dục còn được gọi là trắc nghiệm giáo dục. Có nhiều hình thức đặt câu hỏi TrN khác nhau, do đó cũng có nhiều loại TrN giáo dục khác nhau : TrN đúng - sai ; TrN nhiều lựa chọn ; TrN đối chiếu cặp đôi ; TrN điền thế ; TrN sắp xếp thứ tự ; TrN trả lời ngắn.
Các loại TrN nói trên đều có thể vận dụng vào việc thiết kế bài kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên, cần thấy rõ những mặt mạnh và yếu của mỗi loại để sử dụng cho thích hợp và có hiệu quả nhất.
- Loại TrN đúng - sai chỉ gồm 2 lựa chọn (đúng hoặc sai), do vậy nó đơn giản và có khả năng áp dụng rộng rãi (HS chỉ cần xác nhận kết quả là Đ hay S). Tuy nhiên, loại TrN này ít có khả năng phân biệt HS giỏi và HS kém. Hơn nữa, còn có thể xảy ra trường hợp hiểu lầm câu hỏi hoặc có nhiều cách giải thích khác nhau dẫn đến những bất đồng ý kiến về câu trả lời được cho là đúng.
- Loại TrN nhiều lựa chọn có thể được sử dụng rộng rãi ở nhiều trường hợp, nhưng khả năng phân biệt HS giỏi và HS kém tỏ ra đắc dụng hơn. Có điều, loại TrN này tương đối khó soạn, vì : mỗi câu hỏi phải kèm theo một số câu trả lời, các câu trả lời đều phải hấp dẫn ngang nhau, nhưng trong đó chỉ có một câu trả lời đúng. Thông thường, TrN nhiều lựa chọn có nhiều hi vọng đạt mức tin cậy cao hơn loại TN đúng - sai gấp 2 lần.
- Loại TN điền thế thường có một hay nhiều chỗ trống (khuyết) trong câu văn hay đoạn lời, đòi hỏi HS phải điền (lấp) những yếu tố phù hợp, sao cho đầy đủ và đúng, hoặc có một hay nhiều yếu tố cần thay thế trong câu văn hay đoạn lời, đòi hỏi HS phải thế (thay) bằng những yếu tố phù hợp, sao cho đúng và đủ. Đây là loại TrN khá gần gũi với HS tiểu học hiện nay, được vận dụng trong các bài tập điền từ, bài tập về chính tả (âm-vần-tiếng), bài tập tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa,... Nó có tác dụng phân loại trình độ HS khá rõ, lại dễ thiết kế, do vậy thường được GV sử dụng trong dạy học. Tuy vậy, cũng cần lưu ý về cách “đặt” chỗ trống (hoặc “chọn” từ ngữ cần thay thế), xác định yêu cầu lựa chọn yếu tố điền thế sao cho phù hợp trình độ HS và đòi hỏi của chương trình mỗi lớp ; cần tính toán “độ khó” của bài TrN và khả năng đánh giá khách quan (dùng máy hay người chấm).
- Loại TN đối chiếu cặp đôi có 2 cột, mỗi cột gồm một số yếu tố độc lập (tiếng, từ, câu,...) đòi hỏi HS phải lựa chọn-ghép nối một yếu tố bên này với yếu tố bên kia, sao cho thành một cặp tương thích. Loại TrN này cũng khá quen thuộc với HS tiểu học, được sử dụng ở bài tập trong các phân môn Học vần, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,...Tuỳ theo mức độ yêu cầu (khó - bình thường - dễ), có thể soạn bài TrN đòi hỏi ghép nối 1 hay nhiều cặp, ghép nối có lựa chọn (thử) ở 1 cột hay cả 2 cột... Khi thiết kế bài TrN loại này, cần tính toán đến các khả năng kết hợp để sao cho chỉ có một kết quả đúng (xác định “cặp đôi” chính xác).
- Loại TrN sắp xếp thứ tự yêu cầu HS sắp xếp các yếu tố cho sẵn theo một trật tự đúng và hợp lí nhất. TrN loại này được HS tiểu học làm quen qua các bài tập (hoặc trò chơi học tập) ở các phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập đọc, Kể chuyện. Ví dụ : sắp xếp các từ ngữ thành câu, xếp các câu thành đoạn, xếp các đoạn thành bài, sắp xếp cá

File đính kèm:

  • docTim hieu chuan KTKN(1).doc