Giáo án môn Mĩ thuật 1 - Tiết 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi

doc3 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật 1 - Tiết 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN 	: MỸ THUẬT
BÀI 	: Xem Tranh Thiếu Nhi Vui Chơi
TIẾT 	: 1
Thứ , ngày . tháng năm .
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức :
Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi
2/. Kỹ năng :
Biết cách quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trong tranh.
3/. Thái độ :
Giaó dục cảm xúc qua tranh vẽ. Tự tin phát biểu cảm nghỉ, tình cảm của mình qua tranh
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giaó viên :
Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. ỔN ĐỊNH: (3’)
2/., KIỂM TRA BÀI CŨ (3’)
Kiểm tra vở vẽ, các mẫu tranh và hình ảnh học sinh sưu tầm
3/. BÀI MỚI : (23’)
Giới thiệu bài :
Treo tranh, đặt câu hỏi khai thác nội dung tranh:
Tranh vẽ những hình ảnh gì?
à Đây là tranh vẽ các bạn thiếu nhi vui chơi. Hôm nay các em sẽ học bài
Xem Tranh Thiếu Nhi Vui Chơi
 Tranh thiếu nhi vui chơi là một đề tài rất phong phú và hấp dẫn với người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được nhiều tranh đẹp. Chúng ta hãy cùng xem tranh bạn vẽ.
HOẠT ĐỘNG 1
Quan Sát Tranh Theo Nhóm
Mục tiêu :
Giúp các em tạo mối đoàn kết, thân ái với các bạn có cùng sở thích với mình. giúp các em tự tin trao đổi suy nghỉ của mình với bạn.
Phương pháp :
Trực quan, đàm thoại
Treo 4 mẫu tranh ở 4 vị trí dễ đứng theo nhóm quan sát
Tranh 1 :
Cảnh vui chơi ở sân trướng
Tranh 2 :
Cảnh vui chơi ở biển
Tranh 3 :
Cảnh Tham quan du lịch
Tranh 4 :
Cảnh vui rước đèn trung thu
HOẠT ĐỘNG 2
Khai Thác Nội Dung Tranh
Mục tiêu :
Hướng dẫn các em tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi qua kỹ năng quan sát, mô tả hình ảnh trong tranh và nêu cảm xúc của mình qua tranh vẽ
Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, diễn giải
Lần lượt treo từng tranh vẽ trên bảng lớp. Nêu câu hỏi khai tah1c nội dung tranh và chất ý từng tranh.
Tranh vẽ có những hình ảnh nào?
Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
Cảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu ? (địa điểm)
Tranh vẽ có những màu sắc nào? Em thích màu nào nhất ?
Vì sao em thích bức tranh này?
à Tranh 1: Vẽ cảnh vui chơi ở sân trường có nhiều hoạt động bắn bi, nhảy dây, ô quan, đá cầu  hình ảnh rất ngộ nghỉnh, màu sắc tươi sáng và đẹp
Tranh 2 : Cảnh vui chơi ở biển, có nhiều người đến nghỉ mát, tắm biển, trò chuyện 
Cảnh biển xanh và đẹp, tạo không khí trong lành cho du khách
Tranh 3: Cảnh tham quan du lịch ở suối Tiên có nhiều cảnh đẹp và trò chơi cho trẻ em như đu quay, cầu trượt, máy bay 
Tranh 4: Cảnh vui rước đèn trung thu có nhiều bạn nhỏ, cầm lồng đèn vui hội trăng rằm 
Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác và chốt ý nội dung từng tranh, giáo dục tư tưởng chung
à Tranh vẽ thiếu nhi vui chơilà một đề tài rất phong phú và hấp dẫn. Muốn vẽ đẹp các em phải biết quan sát và ghi nhớ lại những hình ảnh đó trong trí. Vẽ được tranh có nghĩa là các em đã nêu lên được cảm nghỉ của mình cho người xem.
4/. CỦNG CỐ :
Củng cố lại kiến thức
Phương pháp : Trò chơi, đàm thoại
Nội dung :
Lựa chọn tranh vẽ có đề tài thieếu nhi vui chơi.
Luật chơi :
Sau một bài hát nhóm nào chọn nhiều tranh theo đề tài có yêu cầu, nhóm đó thắng.
Câu hỏi củng cố :
Bạn đã chọn đúng đề tài chưa?
Tranh vẽ cảnh gì?
Vì sao em chọn tranh này ?
5/. DẶN DÒ
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Xem bài 2 vẽ nét thẳng, chuẩn bị dụng cụ học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Lấy vở vẽ và các loại tranh vẽ và hình ảnh sưu tầm
Quan sát và trả lời :
Bạn nắm tay đi chơi, bạn đá cầu, bạn chơi quần vợt, bạn nhảy dạy
Hình thức :
Học theo nhóm ngẫu nhiên. Kết bạn xem tranh mà mình thích. Cùng trao đổi sở thích của mình với bạn.
Vì sao bạn thích bức tranh này .
Hình thức :
	Học theo lớp
Trả lời nội dung câu hỏi của tranh mà mình quan sát ở hoạt động 1
Xem hình ảnh, mô tả hình dáng, động tác trong tranh
Chính : Người, động tác vui chơi
Phụ : cảnh vật 
Sân trường, biển hoặc sở thú 
Kể các màu sắc trong tranh
Nêu cảm xúc
Hình thức :
Thi đua, tiếp sức
Nhóm, lớp, cổ vũ các bạn tham gia trò chơi

File đính kèm:

  • docMI THUAT-TUAN 1.doc