Giáo án môn Mĩ thuật khối 2 - Học kì I

doc40 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật khối 2 - Học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.
Ngày soạn :17/8/2010
Ngày dạy :18, 20/8/2010
Tiết 1. Vẽ trang trí
Vẽ đậm, vẽ nhạt
I. Mục tiêu:
1. KT:
- Học sinh nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
2. KN:
- Học sinh biết tạo ra những sắc độ đậm, nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc vẽ tranh.
* HS khá giỏi: tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh.
3. TĐ:
- Quan sát các sắc độ trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, đậm vừa, nhạt.
- Hình minh hoạ 3 sắc độ đậm nhạt.
- Phấn màu
- Hình vẽ trong vở tập vẽ 2 đã phóng to.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ 2.
- Bút màu.
III. Cỏc hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
HTĐB
1’
1’
5’
4’
20’
3’
1’
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra đồ dùng học vẽ của học sinh.
3. Bài mới:
- GTB: ( Gv hát một đoạn bài hát sắc màu và đặt câu hỏi: Đoạn cô vừa hát có bao nhiêu màu? Đó là màu nào?)
*HĐ1. Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu tranh ảnh:
(?) Em thấy trong tranh này hình nào có màu đậm nhất, đậm vừa và màu nào sáng nhất?
- GV tóm tắt:
+ Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau.
+ Có 3 sắc độ chính đó là: đậm, đậm vừa và nhạt.
+ 3 độ đậm nhạt trên làm cho bài vẽ sinh động hơn.
*HĐ2. Cách vẽ đậm nhạt.
- Yêu cầu học sinh xem hình 5 trong vở tập vẽ 2
- GV nêu yêu cầu:
 + Dùng 3 màu tự chọn để vẽ hoa, nhị , lá.
 + Mỗi bông hoa vẽ một độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự: đậm, đậm vừa và sáng.
 + Có thể dùng bút chì.
- Gv hướng dẫn cách vẽ cho học sinh:
 +Vẽ đậm: đưa nét mạnh, đan dày.
 + Vẽ nhạt: đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa.
 + Vẽ nhạt: Đưa nét nhẹ tay, đan thưa hơn.
- Có thể vẽ bằng bút chì hoặc màu tuỳ thích.
- GV hướng dẫn học sinh vẽ minh hoạ trên bảng.
*HĐ3. Thực hành:
- GV quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh tìm ra 3 sắc độ.
- Yờu cầu học sinh khỏ giỏi: tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trớ.
*HĐ4. Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét sự hoàn thành bài của học sinh.
4. Dặn dò:
- Tô tiếp bài ở nhà nếu chưa song.
- Mang đầy đủ đồ dùng .
- Hát tập thể.
- Bỏ đồ dùng ra bàn.
- Học sinh nghe và trả lời câu hỏi.
I. Quan sát, nhận xét.
- Quan sát.
- Học sinh chỉ ra các sắc độ trong tranh.
- Nghe.
II. Cách vẽ.
- Học sinh quan sát
- Nghe.
III. Thực hành:
- Học sinh vẽ bài.
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của bạn.
- Nghe.
Nhắc lại
HD tại chỗ.
 Tuần 2.
Ngày soạn:24/8/2010
Ngày dạy: 25, 27/8/2010
Tiết 2. Thường thức Mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi ( Đôi bạn của Phương Liên )
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh làm quen với tranh TNVN và TNTG.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
- HSKG :Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
3. Giáo dục:
- Học sinh bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh in trong vở tập vẽ 2.
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ 2.
III. Tiến trình dạy-học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
HTĐB
1’
1’
3’
14’
15’
5’
1’
1.ổn định lớp.
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới.
*GTB: GV giới thiệu bài bằng tranh thiếu nhi Việt Nam đã sưu tầm.
*HĐ1. Xem tranh:
- Giới thiệu tranh “Đôi bạn” của Phương Liên.
(?) Trong tranh vẽ những gì?
(?) Hai bạn trong tranh đang làm gì?
(?) Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh?
(?) Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
-Tóm lại:
+Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhận vật chính là hai bạn được vẽ ở giữa tranh, hình ảnh phụ là cây, cỏ, đôi bướm, hai chú gà con
+ Hai bạn trong trang đang ngồi đọc sách cho nhau nghe
+Màu sắc có đậm, có nhạt
*HĐ2. Xem tranh Hai bạn và Gờ- Re- Ten.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm và tập thảo luận với câu hỏi giáo viên đưa ra:
(?) Tranh vẽ gì?
(?) Hai bạn trong tranh đang làm gì?
(?) Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
(?) Trong tranh có những màu nào?
(?) Em có thích tranh này không? Vì sao?
- GV chốt ý sau các câu trả lời của học sinh.
*HĐIII. Nhận xét, đánh giá.
(?) Trong hai bức tranh trên, em thích tranh nào hơn? Vì sao?
-YCHKG:Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có cảm nhận gỡ về vẻ đẹp của tranh.
- GV nhận xét tiết học, khen học sinh có ý kiến phát biểu hay.
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau
- Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ.
I. Xem tranh
- Tranh đôi bạn của Phương Liên.
- Tranh vẽ hai bạn.
- Đang ngồi đọc sách.
- Xanh, đỏ, vàng.
- Trả lời.
- Nghe.
- Tranh Hai Bạn Han- Sen và Gờ- Re- Ten
- Học sinh chia nhóm và trình bày.
- Tranh vẽ hai bạn.
- Đang dắt tay nhau đi dạo phố, hai bạn vừa đi vừa ăn kem.
- Hình ảnh chính là hai bạn, hình ảnh phụ là cây cối, đường , người bán hàng,
- Màu xanh, đỏ, 
- Trả lời.
- Học sinh nêu cảm nhận của mình.
- HS nghe.
- Nghe, nhớ
- Nhắc lại
- Nhắc lại
 Tuần 3.
Ngày soạn: 5/9/2010
Ngày dạy: 6, 10/9 
 Tiết 3. Vẽ theo mẫu
Vẽ lá cây
I. MỤC TIấU:
1. KT:
- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
2.KN:
- Biết cách vẽ lá cây.
- Vẽ được một lá cây và tô màu theo ý thích.
* Học sinh khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
3. TĐ
- Học sinh có ý thức bảo vệ cây cối.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh một vài loại lá cây.
- Hình minh họa cách vẽ chiếc lá.
- Bài vẽ của học sinh cũ.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
HTĐB
1’
1’
1’
3’
4’
20’
4’
1’
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới:
+GTB: Trực tiếp vào bài theo nội dung.
*HĐ1. Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu một số loại lá cây:
(?) Hãy gọi tên các loại lá cây?
(?) Những lá đó có giống nhau không?
(?) Em thấy lá cây có những phần nào?
* HĐ2. Cách vẽ lá cây.
- GV hướng dẫn bằng hình hướng dẫn:
+ Vẽ hình dáng chung của lá ( vẽ cõn đồi với trang giấy, khụng to hoặc nhỏ quỏ).
+ Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích sao cho phự hợp.
*HĐ3. Thực hành:
- Cho học sinh xem bài cũ của học sinh đã vẽ năm trước.
- Yêu cầu học sinh vẽ một lá cây,sắp xếp hình vẽ cân đối và chọn màu phù hợp .
- GV gợi ý học sinh cách vẽ, nên vẽ vữa với phần giấy, không nên vẽ to hoặc nhỏ quá.
- Yêu cầu hai học sinh lên vẽ bài trên bảng.
*HĐ4. Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét hai bài trên bảng về hình dáng và màu sắc.
--Liên hệ: 
(?) Cần làm gì để bảo vệ cây?
4.Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, màu sắc của cây.
- Sưu tầm tranh ảnh về cây
I. Quan sát, nhận xét
- Quan sát.
- Lá bưới, lá bàng, bá hoa hống, lá trầu
- Không giống nhau.
- Cuống lá, thân lá, gân.
II. Cách vẽ:
- Quan sát:
III. Thực hành:
- Quan sát.
- Học sinh vẽ bài.
- Học sinh nhận xét về hình dáng lá
- Cây rất cần thiết trong việc bảo vệ môi trường và điều hòa không khí ngoài ra còn cho ta bóng râm nên cần phải chăm sóc cây, không bẻ cành
- Nghe.
Tuần 4
Ngày soạn:14/2010
Ngày dạy: 15, 17/9
Tiết 4. Vẽ tranh
Đề tài vườn cây 
I. MỤC TIấU:
1. KT:
- Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc,vẻ đẹp của một số loại cây.
2. KN:
- Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản. Vẽ được tranh vườn cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
* HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
3. TĐ:
- Học sinh yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh một số loại cây.
- Hình hướng dẫn cách vẽ
2. Học sinh:
- Giấy màu, hồ dán, vở tập vẽ 2.
III. Tiến trình dạy-học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
HTĐB
1’
3’
4’
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra đồ dùng của học sinh
3. Bài mới:
- GTB:
+ GV giới thiệu sự phong phú và tác dụng của cây cối.
*HĐ1. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi gợi ý:
(?) Trong tranh có những cây gì?
(?) Kể một vài loại cây mà em biết?
(?) Tả hình dáng và đặc điểm của một số loại cây mà em biết?
- GVKL: Vườn cây có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây. Loại cây có hoa, loại cây thì có quả.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Cây mít, cây cam.
- Cây cau, mít, bưởi, chuối..
- Cây cau thân dài, cao, có đốt. Cây mít có tán lá rộng , nhiều cành.
Em biết những cây gì?
4’
*HĐ2. Cách vẽ
- GV gợi ý học sinh nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ.
- GV hướng dẫn học sinh cách vẽ:
+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.
+ Vẽ thêm chi tiết cho vườn cây sinh động như hoa, quả, sọt đựng hoa quả
+ Vẽ màu theo ý thích.
 - HSKG:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Cách vẽ:
- Học sinh chú ý lắng nghe.
Nhắc lại cách vẽ
18’
* HĐ3. Thực hành:
- GV yêu cầu học sinh thực hành vẽ vườn cây đơn giản ( 2 đến 3 cây), sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn màu và vẽ màu phù hợp.
- GV nhắc học sinh vẽ vườn cây vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh hoàn thành bài vẽ.
III. Thực hành.
- Học sinh vẽ bài.
Giúp đỡ tại chỗ
4’
1’
* HĐ4. Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ vườn cây đơn giản đã hoàn thành hoặc song phần hình để gợi ý học sinh nhận xét:
- GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi, động viên những học sinh có bài vẽ đẹp.
-- Liên hệ:
(?) Cây có vai trò gì? Trồng cây có ích lợi gì?
(?) Em sẽ làm gì để bảo vệ cây xanh?
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà nết vè ở lớp chưa song.
IV. Nhận xét, đánh giá.
- Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn về:
 + Bố cục.
+ Cách vẽ màu.
+ Học sinh chọn bài vẽ đẹp theo ý thích của mình và nêu lí do tại sao thích.
- Trả lời.
- Nghe.
Chọn bài vẽ mình thích.
1 học sinh trả lời.
Tuần 5.
Ngày soạn: 20/9/2010
Ngày dạy :22, 24/9
Tiết 5. Tập nặn tạo dáng tự do.
Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
( Xé dán con vật)
I. MỤC TIấU:
1. KT:
- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
2. KN:
- Học sinh biết cách nặn, xé dán , hoặc vẽ con vật. Vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
 *HSKG: Hình xé dán cân đối, biết chọn màu phù hợp.
3. TĐ:
- Học sinh yêu mến các con vật .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh một số con vật quen thuộc, tranh xé dán con vật.
- Giấy màu, hồ dán, giấy A4.
2. Học sinh:
- Giấy màu, hồ dán, vở tập vẽ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
HTĐB
1
1
2
4
4
18
4
1
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra đồ dùng của học sinh
3. Bài mới:
- GTB: Chơi trò chơi gọi tên con vật.
* HĐI. Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu tranh xé dán con vật, tranh ảnh các con vật quen thuộc:
(?) Em hãy kể tên các con vật trên?
(?) Tả hình dáng và đặc điểm của con vật đó?
(?) Hãy kể các bộ phận của các con vật?
(?) Màu sắc của các con vật như thế nào?
(?) Ngoài ra em còn biết các con vật nào khác?
- GVKL: Có rất nhiều con vật. Mỗi loại đều có tên gọi , hình dáng, đặc điểm và màu sắc khác nhau.
* HĐII. Cách xé dán.
- Cho học sinh chọn con vật định xé dán. Nhớ lại hình dáng và các phần chính của con vật.
- GV hướng dẫn cách xé dán bằng hình hướng dẫn đã chuẩn bị:
Chọn giấy màu:
+ Chọn giấy màu làm nền.
+ Chọn giấy màu để xé hình.
Xé hình con vật:
+Xé hình phần chính trước, các phần nhỏ sau.
Xé hình các chi tiết:
+ Xếp hình con vật đã xé dán lên giấy nền.
Dùng hồ dán từng phần của con vật.
* Lưu ý học sinh:
+ Có thể xé dán con vật nhiều màu theo ý thích hoặc một màu.
+ Có thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé dán giấy cho kín hình.
+ Nên xé dán thêm cỏ cây, mặt trời cho tranh thêm sinh động.
- Gv cho học sinh xem bài xé dán các con vật của học sinh cũ.
* HĐIII. Thực hành:
- Yêu cầu học sinh chọn một con vật mà mình yêu thích và xé dán vào vở của mình.
- Yêu cầu học sinh xé hình cân đối, chọn màu phù hợp.
- Quan sát học sinh làm bài. Gợi ý cho học sinh cách xé dán.
- Gợi ý cách tạo dáng con vật.
* HĐIV. Nhận xét- Đánh giá.
- Chọn 3-4 bài đã gần hoàn thành để yêu cầu học sinh cùng nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá bài vẽ của học sinh. Khen ngợi học sinh có bài đẹp. Khuyến khích học sinh còn chậm.
4. Dặn dò:
- Tìm và xem tranh dân gian.
- Hát tập thể.
- Học sinh tham gia chơi.
I. Quan sát, nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- Con trâu, con gà, con lợn...
- Hình dáng:
+ Con trâu: to lớn, có đôi sừng cong, 4 chân...
+ Con gà: Nhỏ, bộ lông rực rỡ, 2 chân vàng óng ả, có mào đỏ chót...
- Các bộ phận chính của con vật đó là: Đầu, mình, chân, đuôi.
- Con trâu thường có màu đen, trắng. Mèo thường có nhiều màu: trắng, đen, vàng...
- Học sinh kể.
- Học sinh nghe.
II. Cách xé dán:
- Học sinh suy nghĩ.
- Học sinh chú ý.
- Học sinh nghe.
III. Thực hành.
- Học sinh chọn con vật và xé dán con vật vào vở thực hành của mình
- Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn:
 + Hình dáng của con vật.
 + Màu sắc của con vật.
 + Cảnh phụ.
- Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích của mình.
- Nghe.
Hướng dẫn tại chỗ.
Tuần 6
Ngày soạn:28/9/2010
Ngày dạy: 29/9, 1/10
Tiết 6. Vẽ trang trí.
Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn.
I. MỤC TIấU:
1. KT:
- Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, xanh lá cây, tím.
2. KN:
- Biết cách sử dụng các màu đã học.
- Vẽ được màu vào hình có sẵn.
* Yêu cầu học sinh khá, giỏi: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, tô màu đều, gọn trong hình.
3.TĐ:
- Yêu thích màu sắc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do 3 màu cơ bản tạo thành.
- Tranh, ảnh hoa quả có 3 màu cơ bản và 3 màu được tạo thành do 3 màu cơ bản.
- Một số tranh dân gian.
2. Học sinh:
- Vở thực hành.
- Bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
HTĐB
1
2
4
3
20
4
1
1. ổn định lớp:
2. Bài mới:
- GTB: Gv giới thiệu tranh ảnh để học sinh nhận ra:
 + Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú: Hoa, quả, cây...
 + Đồ vật dùng hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu..
- Màu sắc làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
* HĐI. Quan sát nhận xét.
- Cho học sinh quan sát bảng màu và gợi ý để học sinh nhận ra các màu sắc:
(?) Đây là màu gì?
(?) Hãy tìm những màu đó trên ở hộp màu?
- Yêu cầu học sinh quan sát bảng màu ở SGK:
(?) Màu đỏ, tím, vàng, da cam, lục do màu nào tạo thành?
- Từ 3 màu gốc, pha trộn từng cặp với nhau ta được các màu mới.
* HĐII. Cách vẽ màu:
- Yêu cầu học sinh xem hình vẽ " Vinh hoa":
(?) Trong tranh có những hình gì?
- GV lết luận.
- GV hướng dẫn:
Chọn màu theo ý thích sao cho phù hợp với nhau. Chọn nền phù hợp với hoạ tiết. Vẽ màu cẩn thận, không bị chờm. Nên chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có đậm có nhạt.
* HĐIII. Thực hành:
- Yêu cầu học sinh chọn màu, vẽ màu phù hợp, tô màu đều, gọn trong hình.
- Quan sát, hướng dẫn học sinh làm bài.
* HĐIV: Nhận xét- Đánh giá.
- Chọn 3-4 bài đã hoàn thành. Gợi ý, nhận xét bài.
- Gv nhận xét. bổ sung, động viên khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò:Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh báo cáo sĩ số.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nghe, nhớ.
I. Quan sát, nhận xét:
- Học sinh quan sát.
- Đỏ, vàng, lam, da cam, tím, xanh lục.
- Học sinh tìm.
- Học sinh quan sát.
+ Da cam = Đỏ + vàng.
+ Tím = Đỏ + lam.
+ Lục =Vàng + lam.
- Học sinh chú ý nghe, nhớ.
II. Cách vẽ.
- Học sinh quan sát.
- Em bé , con gà trống, bông hoa cúc.
- Học sinh chú ý nghe, nhớ.
III. Thực hành.
- Học sinh chọn màu và vẽ màu.
- Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn:
- Học sinh nghe, nhớ.
Hướng dẫn tại chỗ.
Tuần 7.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 7. Vẽ tranh.
Đề tài: Em đi học.
I. MỤC TIấU:
1.KT:
- Học sinh hiểu được nội dung đề tài em đi học.
2. KN:
- Biết cách vẽ tranh đề tài em đi học.
- Học sinh vẽ được tranh đề tài em đi học.
* HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
3. TĐ:
- Học sinh yêu thích đến trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài em đi học.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
2. HS:
- Vở thực hành.
- Bút chì, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
HTĐB
1
1
4
4
20
4
1
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3. Bài mới:
- GTB: GV giới thiệu bài theo nội dung.
* HĐI. Tìm và chọn nội dung, đề tài:
- GV giới thiệu tranh ảnh và phân tích qua nội dung:
(?) Em thường đi học cùng ai?
(?) Trang phục em mặc đi học như thế nào?
(?) Phong cảnh hai bên đường như thế nào?
(?) Màu sắc cây cối ra sao?
- GVKL: Đề tài " Em đi học" thì hình ảnh chính là hình ảnh em đi học, cây cối, nhà cửa.. là hình ảnh phụ.
* HĐII. Cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn vẽ bằng hình minh hoạ đã chuẩn bị:
B1:Chọn hình ảnh cụ thể, đúng nội dung đề tài. vẽ hình ảnh chính trước. Chú ý cách sắp xếp sao cho phù hợp, có thể vẽ 1 hoặc nhiều bạn cùng đến trường. Chú ý vẽ mỗi bạn một dáng, quần áo nên vẽ khác nhau.
B2: Vẽ hình ảnh phụ như: nhà cửa, đồi núi... cho phong phú.
B3: Vẽ chi tiết, chỉnh sửa hình vẽ.
B4: Vẽ màu tự do cú đậm, có nhạt sao cho rõ nội dung.
* HĐIII. Thực hành:
- Yêu cầu học sinh vẽ bài, sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Gợi ý học sinh vẽ màu, vẽ hình thay đổi cho bài vẽ sinh động.
* HĐIV: Nhận xét- đánh giá.
- Chọn một số bài để nhận xét:
- Nhận xét, đánh giá, khích lệ học sinh.
4. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh vẽ thiếu nhi.
- Học sinh hát tập thể.
- Học sinh bỏ đồ dùng ra bàn.
- Học sinh nghe.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Học sinh chú ý nghe, nhớ.
- Anh, chị, bạn bè.
- Sạch sẽ, gọn gàng, đeo cặp. Trời nắng còn đội mũ. Trời mưa che ô, vải mưa...
- Có nhà cửa, cây cối...
- Mối hình ảnh có màu sắc riêng.
- Học sinh nghe
II. Cách vẽ tranh.
- Học sinh chú ý cách vẽ.
III. Thực hành.
- Học sinh vẽ bài.
- Học sinh nhận xét bài vẽ cảu bạn.:
- Nghe, nhớ.
Trả lời
Hướng dẫn tại chỗ.
 Tuần 8.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 8. Thường thức mĩ thuật.
xem tranh tiếng đàn bầu.
( Tranh sơn dầu cuả họa sĩ Sĩ tốt).
I. MỤC TIấU:
1. KT:
- Học sinh làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ. 
2. KN:
- Học sinh mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trong tranh.
* HSKG: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
3. TĐ:
- Yêu mến anh bộ đội.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Một vài tranh của hoạ sĩ.
- Vở tập vẽ 2.
2. HS:
- Vở tập vẽ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
HTĐB
1’
1’
29’
3
1
1. ổn định lớp.
2. Bài mới:
- GTB: Gv giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và giới thiệu một số thể loại:
(?) Tên bức tranh là gì?
(?) Màu sắc trong tranh như thế nào?
(?) Hình ảnh chính, phụ rõ không?
* HĐI. Xem tranh:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ 2:
(?) Bức tranh tên gì? Của ai?
(?) Tranh vẽ mấy người?
(?) Anh bộ đội và em bé đang làm gì?
(?) Có những màu nào trong tranh?
- GVbổ xung:
 + Hoạ sĩ Sĩ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Ba Vì Hà Tây.
 + Ngoài " Tiếng đàn bầu" ông còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác.
 + Tranh " Tiếng đàn bầu" vẽ về đề tài anh bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một quỳ trên chõng, một nằm trên chõng. Tay tì vào má chăm chú nghe. Màu sắc trong tranh trong sáng, đậm hạt làm nổi rõ hình ảnh chính của tranh. Tranh " Tiếng đàn bầu" là bức tranh đẹp nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
* HĐIII. Nhận xét- Đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Khen ngợi một số học sinh có ý kiến phát biểu bài.
3. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh in trên sách báo.
- Tập nhận xét tranh.
- Quan sát các loại mũ, nón..
- Học sinh báo cáo sĩ số.
- Học sinh nghe.
I. Xem tranh.
- Học sinh quan sát.
- Tranh có tên " Tiếng đàn bầu" của học sĩ Sĩ Tốt.
- Tranh vẽ 3 người.
- Anh bộ đội đang đánh dàn bầu., hai em bé đang ngoòi xem với các tư thế khác nhau.
- Màu ghi xám, vàng nâu...
- Học sinh nghe, nhớ.
- Học sinh nghe.
- Nghe nhớ.
1hs trả lời
Tuần 9.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 9: Vẽ theo mẫu.
Vẽ cái mũ.
I.MỤC TIấU:
1. KT:
- Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ ( nón).
2. KN:
- Học sinh biết cách vẽ cái mũ và vẽ được các loại mũ theo mẫu.
*HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
3. TĐ:
- Học sinh biết giữ gìn vệ sinh mũ, nón.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Một số mũ thật để làm mẫu.
- Hình hướng dẫn cách bố cục.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
2. HS:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
HTĐB
1
3
4
4
18
3
1
1
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- (?) Em có thích bức tranh " Tiếng đàn bầu” không? Vì sao?
3. Bài mới:
- GTB: GV trực tiếp vào bài theo nội dung.
* HĐI. Quan sát, nhận xét.
- GV cho học sinh xem một số mũ thật:
(?) Em hãy kể tên các loại mũ trên?
(?) Hình dáng mũ như thế nào?
(?) Mũ thường có màu gì?
(?) Mũ có tác dụng gì?
(?) Mũ được làm bằng chất liệu gì?
(?) Ngoài các mũ trên em còn biết các loại mũ nào nữa?
- GVKL: Có nhiều loại mũ. Mỗi loại có tên gọi, hình dáng, màu sắc khác nhau.
* HĐII. Cách vẽ cái mũ.
- GV bày 3 mũ khác nhau để học sinh chọn vẽ.
- Hướng dẫn cách sắp xếp bố cục bằng hình minh hoạ đã chuẩn bị.
- Hướng dẫn cách vẽ bằng hình hướng dẫn đã chuẩn bị:
(?) Quan sỏt hình hướng dẫn em hãy cho biết cách vẽ:
B1:Vẽ phác các phần chính của mũ.
B2: Vẽ chi tiết cho giống mũ.
B3: Trang trí cho mũ và vẽ màu.
* HĐIII. Thực hành:
- Gợi ý học sinh chọn loại mũ để vẽ, vẽ hình vừa với phần giấy quy định.
- Giúp đỡ học sinh hoàn thành bài vẽ.
* HĐIV: Nhận xét, đánh giá.
- Chọn 3-4 bài đã gần hoàn thành. Yêu cầu học sinh nhận xét:
(?) Hình đã đẹp chưa?
(?) Trang trí có nét không?
- GVKL: 
- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp. Khuyến khích học sinh còn chậm.
* Liên hệ:
(?) Mũ có tác dụng gì? Các em phải làm gì để giữ mũ luôn sạch, đẹp?
4. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh chân dung.
- Hát tập thể.
- Học sinh lên trả lời. Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh nghe.
I. Quan sát, nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- Mũ cát, mũ nan, mũ vải, mũ cối...
- Hình dáng mũ khác nhau.
- Nhiều màu phong phú khác nhau.
- Che nắng, che mưa, giữ ấm..
- Vải, nan..
- Học sinh kể.
- Học sinh nghe.
II. Cách vẽ.
- Học sinh quan sát các mũ.
- Học sinh chú ý.
- Học sinh nêu các bước vẽ theo ý hiểu của mình.
III. Thực hành:
- Học sinh chọn mũ và vẽ vào vở.
- Học sinh nhận xét về: 
 + Hình dáng của mũ.
 + Cách trang trí mũ.
 + Màu sắc của mũ.
- Học sinh chọn ra bài vẽ đẹpp theo ý thích của mình.
- Học sinh nghe.
- Cần giữ gìn sạch sẽ.
- Nghe, nhớ.
- Nhắc
Hướng dẫn tại chỗ.
Tuần 10
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 10. Vẽ tranh.
Đề tài tranh chân dung.
I. MỤC TIấU:
1. KT:
- Học sinh tập quan sát nhận xét đặc điểm khuôn mặt người.
2. KN:
- Biết cách vẽ chân dung đơn giản. Vẽ được 1 tranh chân dung theo ý thích.
* HSKG: Vẽ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
3. GD:
- Yêu mến những người sống quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Tranh ảnh chân dung khác nhau.
- Một số bài vẽ chân dung của học sinh.
- Hình minh hoạ cách vẽ tranh chân dung.
2. HS :
- Vở tập vẽ 1.
- Bút chì, màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
HTĐB
1’
1’
4’
4’
20’
4’
1’
1. ổn định lớp.
2. Bài mới:
- GTB: GV trực tiếp vào bài theo nội dung.
* HĐI. Tìm hiểu về tranh chân dung.
- GV giới thiệu một số tranh chân dung:
(?) Tranh chân dung chủ yếu tả gì?
(?) Em thấy có những loại tranh chân dung nào?
(?) Em thấy có nhưng loại khuôn mặt nào?
(?) Trên khuôn mặt người có những bộ phận nào?
(?) Mắt, mũi, miệng của mọi người có giống nhau không?
(?) Vẽ tranh chân dung ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì?
(?) Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà, cha, mẹ...
- GV kết luận và bổ sung sau mỗi câu trả lơì của học sinh.
* HĐII. Cách vẽ tranh chân dung:
- Cho học sinh xem một vài tranh chân dung:
(?) Tranh nào đẹp? Vì sao?
(?) Em thích tranh nào?
- Giáo viên giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ tranh:
(?) Em hãy nêu cách vẽ tranh qua các bước ?
- GV bổ sung cách vẽ cho học sinh và hướng dẫn bằng đồ dùng đã chuẩn bị sẵn:
B1:Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy.
B2: Vẽ cổ, vai.
B3: Vẽ mắt, mũi, tóc, tai ( có thể vẽ thêm lọ hoa, búp bê).
B4: Vẽ màu theo ý thích sao cho phù hợp. Nên vẽ màu nền cho tranh sinh động:
+ Màu tóc.
+ Màu da.
+ Màu áo.
+ Màu nền.
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ của học sinh cũ.
* HĐIII. Thực hành:
- Gợi ý học sinh chọn nhân vật để vẽ tranh.
- Yêu cầu học sinh khá, giỏi: Vẽ được khuôn mặt, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
- Quan sát cách vẽ của học sinh. Gợi ý học sinh cách vẽ:
 + Phác hình khuôn mặt.
 + Vẽ chi tiết.
 + Vẽ màu.
* HĐIV. Nhận xét, đánh giá.
- Chọn bài vẽ của học sinh. Yêu cầu nhận xét:
 + Hình.
 + Bố cục.
 + Màu.
- Khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp, có sáng tạo. Động viên các học sinh còn chậm cần cố gắng.
-- Liờn hệ: Những người thõn quanh em là những người gần gũi, thõn thiết, luụn dành cho em những tỡnh cảm tốt đẹp nhất. Vậy em sẽ làm gỡ để đền đỏp lại những tỡnh cảm mà họ đó dành cho em?
3. Dặn dò:
- Hoàn thành bài ở nhà nếu chưa song ở lớp.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát tập thể.
- Học sinh nghe.
I. Quan sát, nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- Tả khuôn mặt người.
- Tranh chân dung vẽ khuôn mặt, tranh vẽ bán thân, tranh vẽ toàn thân.
- Mặt 

File đính kèm:

  • docMT2 Ki I.doc