Giáo án -Môn: ngữ văn - lớp 11 cơ bản- năm học : 2008 - 2009

doc142 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án -Môn: ngữ văn - lớp 11 cơ bản- năm học : 2008 - 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh ký sự”) - LÊ HỮU TRÁC 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải.
C. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo. H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀI GIẢNG :

Hoạt động của thầy , trò
Nội dung
-Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác, có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông ?






-Những hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác?









-Gv cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
 +Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?









 +Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác gỉa qua đoạn trích?















 +Phân tích những đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác?








 +Ấn tượng chung của em sau khi học đoạn trích nầy ?

















I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.
2.Tác phẩm: Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783 được xếp ở cuối bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh như một quyển phụ lục. Thượng Kinh Ký Sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà Chúa.
Đoạn Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh:
Đã được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này:
-Quang cảnh ở phủ Chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
-Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa với những lễ nghi khuôn phép, cách nói năng người hầu kẻ hạ....cho thấy sự cao sang, quyền uy tuyệt đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà Chúa.
2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả:
-Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại có thể thấy được thái độ của tác giả: không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ Chúa và dửng dưng trước những quyến rủ vật chất nơi đây.
-Qua diễn biến tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi bắt mạch kê đơn cho Thế tủ Trịnh Cán ta thấy được phẩm chất của ông: không chỉ là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có y đức cao mà còn là người xem thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do và nếp sồng thanh đạm gỉan dị.
3. Đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích:
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực,tả cảnh sinh động, diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc. Có thể nói tính chân thực của tác phẩm, đặc biệt là đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh có một giá trị hiện thực sâu sắc.
4. Tổng kết:
Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực sắc sảo tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của Chúa Trịnh. Đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
E. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
1. Qua bài học, h/s cần nắm chắc: giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đã học.
2. So sánh đoạn trích Vào Phủ Chúa Trinh với tác phẩm hoặc đoạn trích, ký khác của văn học trung đại VN mà em đã học. Nêu nhận xét về nét đạc sác của đoanh trích này.
3. H/s soạn bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.




٭٭٭


Ngày soạn:
 Tiết: 2
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh :
Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 
Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng ngôn ngữ cá nhân nhất là của những nhà văn có uy tín.
Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, có năng lực sáng tạo góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội
B. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo. H/s soạn bài, học bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
3. Bài mới:
 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung



- Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội?

























- Theo em, lời nói có phải là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân không? Vì sao?
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội: 
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau xã hội phải có phương tiên giao tiếp chung đó là ngôn ngữ. Cho nên mỗi cá nhân đều phải biết tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của toàn xã hội.
Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua các phương diện sau:
1. Những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân bao gồm:
- Các âm và các thanh. Âm là nguyên âm, phụ âm, thanh là thanh điệu.
- Các tiếng tức là các âm tiết. VD: Nhà , cây, người,...
- Các từ VD như xe đạp, xe mý, máy bay...
- Các ngữ cố định gồm thành ngữ và quán ngữ. VD: chân ướt chân ráo, thuận buồm xuôi gió...
2. Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. VD một số quy tắc hoặc phương thức sau:
-Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
- Phương thức chuyển nghĩa từ
Ngoài ra còn nhiều quy tắc và phương thức chung khác nữa thuộc lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách...
II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân:
Khi giao tiếp mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp mang nét riêng cá nhân. Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau:
1. Giọng nói cá nhân:
Khi nói giọng mỗi người có một vẻ riêng không giống ai.
2. Vốn từ ngữ cá nhân: Từ ngữ là tài sản chung của mọi người, nhưng mỗi cá nhân quen dùng những từ ngữ nhất định. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào: lứa tuổi, giớ tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống...
3. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc. Mỗi cá nhân khi sử dụng từ ngữ đều có những sáng tạo tạo nên những nét riêng độc đáo trong tù ngữ cá nhân. VD trong câu thơ Xuân Diệu:
Tôi muốn buộc gió lại.
Buộc gió là một từ sáng tạo.
4. Việc tạo ra các từ mới. Cá nhân có thể tạo ra các từ mới nhưng theo các phương thức chung.
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm: Ngữ, câu, đoạn, bài,…Có sự chuyển hoá linh hoạt so với những quy tắc chung.
VD: Tình thư một bức phong còn kín
 Gío nơi đâu gượng mở xem.
Tóm lại: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.

LUYỆN TẬP:
H/s làm các bài tập 1,2,3 sách giáo khoa trang 13

 


E. Củng cố, dặn dò:
 Sau khi học bài này H/s cần nắm:
Ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội.
Lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân.
H/s ôn tập kĩ kiến thức văn học lớp 10 đã học, chuẩn bị làm bài viết số 1.



Ngày soạn: 
Tiết: 3 - 4
BÀI LÀM VĂN SỐ I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:
Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của lớp 10.
Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của Hs THPT.
B. Phương pháp: Ra đề phù hợp với trình độ HS 
C. Chuẩn bị: GV: đọc tài liệu , ra đề kiểm tra. HS: ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra.
D. Nội dung kiểm tra:
Đề ra: 
Em hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh chúng ta ngày nay?
٭٭٭


Ngày soạn: 
Tiết: 5
TỰ TÌNH ( BÀI II )
(Hồ Xuân Hương)
A.Mục tiêu bài học:
- Hiểu được đặc trưng thơ Nôm Đường Luật và tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương:cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
-Thấy được cảm thức về thời gian, tâm trạng buồn tủi, phẩn uất của nhà thơ trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống trong thơ Hồ Xuân Hương.
B.Phương pháp:
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
GV:giáo án, tài liệu tham khảo. H/s:soạn bài mới, học bài cũ ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào? Hãy lý giải và cho ví dụ minh hoạ?
 3. Bài mới.
Nội dung và phương pháp bài giảng:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?













- 4 câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?





















-Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu thơ 5&6 góp phần diễn tả tâm trạng thái độ gì của nhà thơ?



- Hai câu kết nói lên tâm trạng gì của tác giả?






-Ấn tượng chung của em sau khi học bài thơ này?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Hồ Xuân Hương: Chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bà là người có cuộc đời , tình duyên ngang trái , éo le.
2. Tác phẩm: 
-TP của nhà thơ thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ,khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ.
-Tự tình II nằm trong chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương gồm 3 bài, tập trung thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của nhà thơ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
*Đọc:
*Tìm hiểu văn bản:
1. 4 câu thơ đầu :
* Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả được thể hiện qua không gian và thời gian, đặc biệt là giá trị biểu cảm của từ ngữ:
- Không gian và thời gian: không gian yên tĩnh , thời gian được mở ra bằng “đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. Thời gian được thể hiện qua âm thanh “văng vẳng” không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận của âm thanh mà còn là cảm nhận về sự trôi đi của thời gian. Bốn câu thơ đã nêu bật được hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ (Hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng buồn tủi).
- Từ ngữ: 
 + Từ “trơ” được đặt đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ vừa nói được bản lĩnh nhưng cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Đó là sự tủi hổ, là sự bẽ bàng.
 + “Hồng nhan” cách nói về dung nhan của người phụ nữ nhưng đi liền với từ “cái” gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai.
 + “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh” Câu thơ gợi nên cái vòng luẩn quẩn. Hương rượu hay hương tình đi qua để lại vị đắng chát đau khổ. 
 + Hình ảnh thơ “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa 2 bi kịch: Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương dồng với thân phận người phụ nữ. Câu thơ ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người.
2. 4 câu thơ sau:
 a. Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu thơ 5 và 6:
Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng như mang theo nỗi niềm phẫn uất của người con gái. “Rêu” là một sinh vật nhỏ và yếu nhưng cũng không chịu khuất phục. Nó phải “xiên ngang mặt đất”. “Đá” vốn cứng, rắn chắc giờ cũng nhọn hoắt để “đâm toạc chân mây”. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nổi bật tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là của con người.
 b. 2 câu thơ kết: Tâm trạng của tác giả là tâm trạng chán chường, buồn tủi, “ngán” là chán ngán, là ngán ngẩm. “Xuân” vừa là mùa xuân vừa là chỉ tuổi xuân. “Lại” được lặp lại 2 lần giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa, nói lên sự chán ngán của tác giả về duyên phận hẩm hiu của mình.
Có thể khẳng định rằng: bài thơ là bi kịch duyên phận, là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
III. Tổng kết:
Tự tình II thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh.


E. Củng cố - dặn dò: 
Sau khi học bài này H/s cần nắm:
- Gía trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của bài thơ.
- Học bài cũ, soạn bài mới: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến.

٭٭٭





Ngày soạn: 
Tiết: 6
CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu) - Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thu qua sự miêu tả của nhà thơ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ Nôm Đường Luật.
B. Phương pháp:
Phát vấn - đàm thoại - nêu vấn đề.
C. Chuẩn bị:
Gv: Giáo án, tài liệu tham khảo. H/S: soạn bài mới, học bài cũ ở nhà.

D.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ “Tự Tình” II-Hồ Xuân Hương?
3. Bài mới:
Nội dung và phương pháp bài giảng:
Hoạt động của Thầy, Trò
Nội dung
-Nêu những nét chính về tác giả,tác phẩm?




















-Tác giả đã đón nhận cảnh thu ntn ?






-Cảnh thu được gợi nên qua những từ ngữ, hình ảnh nào ?





-Không gian trong bài thơ thu được miêu tả ntn?













-Nêu những thành NT của bài thơ?








I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-con người:Nguyễn Khuyến (1835-1909) Hiệu là Quế Sơn , sinh ở Ý Yên ,Nam Định, nhưng chủ yếu sống ở quê nội :Yên Đổ, Bình Lục, Nam Định. Ông sinh ra trong 1 gia đình nhà nho nghèo, đậu cả ba kì thi , làm quan hơm 10 năm, còn chủ yếu dạy học ở quê nhà. Ông là người có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân.
-Giá trị ND-NT thơ N Khuyến: Nói lên tình yêu quê hương đát nước, Tình gia đình, tình bạn bè. Phản ánh cuộc sống của những con người nghèo khổ ,châm biếm đả kích tầng lớp thống trị.
2. Bài thơ : Nằm trong chùm 3 bài thơ thu nổi tiếng của NK.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
Đọc 
Tìm hiểu văn bản :
1.Cách đón nhận cảnh thu của NK:
-Từ gần đến xa ,rồi từ cao xa đến gần -> Từ chiếc thuyền câu nhỏ bé ->Ao thu -> Bầu trời thu ->Rồi nhìn ra ngõ trúc , rồi trở lại ao thu .
-Từ điểm nhìn ấy ,nhà thơ mở ra nhiều hướng miêu tả, và cảm nhận về mùa thu khác nhau.
2. Cảnh sắc mùa thu qua bài thơ :
Được gợi nên qua những từ ngữ ,hình ảnh đầy sức gợi cảm
-Hình ảnh:Ao thu ,nước trong veo, sóng biếc , trời xanh ngắt ,lá vàng .
-Đường nét, sự chuyển động: Sóng hơi gợn tí ,lá vàng khẻ đưa vèo ,tầng mây lơ lững.
-> Cảnh sắc mùa thu trong bài thơ dịu nhẹ, thanh sơ nhưng hài hoà . Đăc biệt cảnh sắc trong bức tranh thu được tạo nên bằng các sắc điệu xanh:Ao xanh ,sóng xanh ,trời xanh.
3. Không gian trong bài thơ thu:
-Không gian trong bài thơ là không gian tĩnh lặng , vắng bóng người.
- Kg ấy hiện lên qua màu sắc:Ao xanh ,trời xanh ,sóng xanh ,lá vàng mùa thu.
-Kg ấy còn được tái hiện qua sự chuyển động rất khẻ:Sóng hơi gợn tí,lá vàng khẻ đưa vèo,tầng mây thì lơ lững.
->Kg vắng lặng góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ.
4.Những thành công NT:
-Bài thơ thể hiện tài năng bậc thầy của NK trong việc sử dụng ngôn ngữ .
-Đó là NT gieo vần eo(người xưa gọi là tử vận) Kiểu gieo vần oái oăm ,khó nhưng đã được sử dụng một cách tài tình .Diễn tả 1Kg thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
III.Tổng kết:
Bài thơ câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận Và NT gợi tả tinh tế của NK về cảnh sắc mùa thu đồng bằng bắc bộ , đồng thời cho thấy ,tình yêu thiên nhiên, đất nước , tâm trạng thời thếvà tài thơ Nôm của tác giả.
٭٭
E. củng cố -Dặn dò:
-Sau khi học bài này HS cần nắm:Giá trị ND-NT của bài thơ.
-Ôn tập những kiến thức nghị luận đẻ học bài:Phân tích đề ,lập dàn ý bài văn mghị luận.


 
 .٭٭٭٭
Ngày soạn :



Tiết thứ: 7 PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học:
-Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống.
-Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận .
-Biết cách lập dàn ý một bài văn nghị luận .
B.Phương pháp : phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề 
C. Chuẩn bị: GV: Giáo án , tài liệu tham khảo HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu NT sử dụng từ ngữ ,hình ảnh của NK trong bài thơ câu cá mùa thu ?
3. Bài mới:
Nội dung và phương pháp bài giảng
Hoạt động của thầy ,trò
Nội dung
-GV cho HS phân tích 3 đề VDụ, ở SGK và trả lời các câu hỏi. Từ đó nêu k/n phân tích đề là gì?



-Quá trình lập dàn ý bao gồm mấy bước?
I. PHÂN TÍCH ĐỀ :
Là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kỉ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung ,hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.
II.LẬP DÀN :
Gồm các bước sau :
1. Xác lập luận điểm -> Xác lập các ý chính của bài làm. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục , để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.
2. Xác lập luận cứ ->Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
3.Sắp xếp luận cứ, luận điểm theo một trình tự logíc chặt chẽ.
-Mở bài 
-Thân bài 
-Kết bài 
III.LUYỆN TẬP : GV cho HS làm các bài tập SGK 1,2
E. Củng cố ,dặn dò :

-Sau khi học bài này HS cần nắm :K/n phân tích đề là gì ?Trình bày các bước lập dàn ý ?
-HS học bài cũ, soạn bài mới  : Thao tác lập luận phân tích.
 
٭٭٭





Ngày soạn :
Tiết thứ :8 THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. Mục tiêu bài học :
-Nắm được yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
-Vận dụng những thao tác lập luận phân tích để phân tích 1 vấn đề xã hội hoặc văn học
B.Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề
C.Chuẩn bị :GV : Giáo án ,tài liệu tham khảo . HS :Học bài cũ, soạn bài mới .
D.Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Nêu quá trình lập dàn ý bài văn nghị luận ?
3. Bài mới :
Nội dung và phương pháp bài giảng :
Hoạt động của thầy, trò 
Nội dung 
GV cho HS đọc đoạn trích SGK và thực hiện các yêu cầu của SGK?Từ đó nêu MĐ và YC của thao tác lập luận phân tích ?










GV cho Hs đọc lại đoạn trích ,và trình bày cách phân tích ?
I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH :
1. Mục đích : Phân tích là làm rõ đặc điểm về ND, HThức cấu trúc và các mối quan hệ bên trong , bên ngoài của đối tượng (SVật,hiện tượng)
2.Yêu cầu :Khi phân tích cần chia tách các đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (QHệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, QHệ nhân quả,QHệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan, QHệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích.)
II.CÁCH PHÂN TÍCH :
Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh ,song cần đặc biệt lưu ý đến QHệ giữa chúng với nhau trong 1 chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất .
III. LUYỆN TẬP :
GV cho HS làm những bài luyện tập SGK.
E. Củng cố , dặn dò :

-Sau khi học bài này HS cần nắm :MĐYC của thao tác lập luận phân tích và biết cách phân tích.
-HS học bài cũ, soạn bài mới : Thưong Vợ -Trần Tế Xương .

٭٭٭٭







 Ngày soạn : 
Tiết thứ : 9 THƯƠNG VỢ 
 ( Trần Tế Xương )
A. Mục Tiêu bài học :Giúp HS hiểu thêm :

- Về thể thơ thất ngôn bát cú và cách tiếp cận thể thơ này .Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ .
- Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ của mình 
B. Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề 
C. Chuẩn bị :GV : Giáo án - Tài liệu tham khảo . HS : Học bài cũ , soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Qua   Câu cá mùa thu em có cảm nhận ntn về tấm lòng của nhà thơ
NK đối với thiên nhiên , đất nước ?
3. Bài mới : 
Nội dung và phương pháp bài giảng : 

Hoạt động của thầy , trò 
Nội dung 
Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm ?









-GV cho HS đọc bài thơ ?


- H. ảnh bà Tú được giới thiệu ntn trong 
bài thơ ?












- Nêu những chi tiết nói lên những đức tính cao đẹp của bà Tú ?









-Nhận xét 2 câu thơ kết ?
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả : 
- Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương ,quê ở phường Vị Hoàng ,TP 
Nam Định 
- Sáng tác của ông bao gồm 2 mảng :Trào phúng Và trữ tình .
2. Tác phẩm : TX có nhiều bài thơ viết về bà Tú , nhưng thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của ông .
II . Đọc - Hiểu văn bản :
Đọc 
Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh bà TÚ :
- 2câu đầu giới thiệu hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu sinh .
Quanh năm -> là tg suốt cả năm ,có tính lặp lại khép kín . 
Mom sông -> doi đất nhô ra ngoài sông, nơi đầu sống , ngọn gió . 1kgian sinh tồn khó khăn .
Thân cò -> Hình ảnh ẩn dụ , gợi lên cả 1 số kiếp ,nỗi đau thân phận .
Hình ảnh của bà TÚ vất vả gian truân khi kiếm sống . Đằng sau là tấm lòng của TX xót thương thông cảm với bà Tú .
2. Những đức tính cao đẹp của bà Tú :
Đức tính chịu thương chịu khó :
Nuôi đủ 5 con với 1chồng ->Như vậy bà Tú đã nuôi đủ 6 người , chồng được đặt ngang hàng với con . Ta thấy thấp thoáng nụ cười trào lộng của nhà thơ. 
Một duyên 2 nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
2câu luận bàn về nỗi vất vã khó nhọc, đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú.-> Cam chịu, không phàn nàn . 
3. Hai câu kết 
Nhà thơ chửi: Thói đời……cũng như không . Vì cái thói đời ấy, mà bà Tú có chồng cũng như không. Cái thói đời ấy là vợ phải nuôi chồng ăn học . Một lần nữa ta lại thấy nụ cười tự trào của nhà thơ TX.
III. Tổng kết :
Với tình cảm , thương yêu quí trọng , tác giả đã ghi lại 1 cách xúc động , chân thực hình ảnh người vợ tần tảo ,giàu đức hi sinh .Thương vợ là bài thơ trữ tình tiêu biểu của thơ TX :Cẩm xúc chân thành lời thơ giản dị mà sâu sắc .



E. củng cố -Dặn dò :
- Sau khi học bài này HS cần nắm : Giá trị nội dung - nghệ thuật bài thơ .
- Học bài cũ , soạn bài mới : Đọc thêm Khóc Dương Khuê -NK
 


 
 



 ٭٭٭٭٭
Ngày soạn : 
Tiết thứ : 10 Đọc thêm : KHÓC DƯƠNG KHUÊ 
 (Nguyễn khuyến )
A. Mục tiêu bài học :
Giúp HS nắm được : 
-Đôi nét về tác giả NK
-Những giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ .
B. phương pháp : phát vấn - đàm thoại -nêu vấn đề 
C. chuẩn bị : GV : Giáo án , tài liệu tham khảo HS : Học bài cũ , soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ TÚ XƯƠNG được thể hiện như thế nào ? Phân tích bài thơ Thương vợ , nhằm làm rõ điều đó ? 
3. Bài mới :
Nội dung và phương pháp bài giảng :
















Hoạt động của thầy , trò 
Nội dung
Gv hướng dẫn HS đọc thêm
I. Đôi nét về tác giả tác phẩm : ( SGK ) 
II. Hướng dẫn đọc thêm : 
1. Bố cục bài thơ : Chia làm 4 đoạn .
- 2câu đầu ->Tin bạn qua đời đột ngột 
- 12 câu tiếp -> Sự hồi tưởng về những kỉ niệm .
-8câu tiếp -> Ấn tượng mới gặp lần cuối cùng . 
- 16 câu còn lại ->nỗi đau khôn tả khi bạn qua đời .
2.Tình bạn thuỷ chung 2 người : Được diễn tả qua sự vận động cảm xúc của tác giả .
- Lúc đầu là nỗi đau khi nghe tin bạn qua đời : Bác Dương ……. Rồi 
 -Tình bạn thắm thiết được thể hiện qua những kỉ niệm .
-Tình bạn được thể hiện ở nỗi đau khi bạn không còn nữa >
3. Những thành công nghệ thuật bài thơ : 
-Cách nói giảm : thôi đã thôi rồi 
-Nhân hoá :Nước mây man mác ...
-so sánh :Tuổi già giọt lệ như sương 
-Liệt kê: Có lúc ,có khi , cũng có khi 
E. Củng cố dặn dò: Học sinh học bài cũ soạn bài mới “Vịnh khoa thi hương” Trần Tế Xương


Ngày soạn : 
Tiết thứ : 11 Đọc thêm : VỊNH KHOA THI HƯƠNG 
 ( Trần Tế Xương )
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được : 
-Đôi nét về TG Trần Tế Xương 
-Những giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ .
B. Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề 
C. Chuẩn bị : GV :Giáo án ,tài liệu tham khảo .HS: Học bài cũ , soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Hãy phân tích những BPNT của bài thơ Khóc Dương Khuê , nhằm thể hiện rõ nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời ? 
3. Bài mới :
Nội dung và phương pháp bài giảng :
Hoạt động của thầy,trò 
Nội dung 
GV hướng dẫn HS đọc thêm :
I. Đôi nét về tác giả ,tác phẩm :
II.Hướng dẫn đọc thêm : 
1. Hai câu thơ đầu : Nhằm kể lại cuộc thi , thông thường (3năm ) mà là bất thường (lẫn) .
2. Hình ảnh sĩ tử và quan trường : 
- Sĩ tử (lôi thôi) NT : đảo ngữ 
-Quan trường -> Gợi lên cái oai giả tạo (ậm oẹ ,miệng thét loa ) 
3. Hình ảnh quan sứ ,bà đầm :
-Được đón tiếp long trọng (cờ cắm rập trời )
- NT dảo ngữ ,kết hợp nghệ thuật đối ->Tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay .
4.Thái độ của tác giả trước cảnh trường thi (2câu kết ): Lời kêu gọi đánh thức lương tri.
E. Củng cố ,dặn dò :
-HS học bài cũ ,soạn bài mới 
-Bài: 
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo) 



 ♣♣♣



Ngày soạn :
Tiết thứ :12 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được : (Tiếp theo)
- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
-Làm các bài tập luyện tập SGK 
B. phư

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 11 CB.doc