Giáo án môn Sinh 7 năm 2013 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 năm 2013 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.10.2013
Ngày giảng: 29.10.2013 
 Tiết 18: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
 -Qua bài kiểm tra, HS cần:
Kiến thức:
Chủ đề 1: Ngành ĐVNS
 1.1: Nêu những đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?
 2.1: Trùng Sốt rét xâm nhập vào người qua con đường nào? Nêu biện pháp phòng tránh.
 3.1: Trùng kiết lị xâm nhập vào người qua con đường nào? Nêu biện pháp phòng tránh.
 Chủ đề 2: Ngành Ruột khoang.
 2.1: So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của Sứa và Thuỷ tức?
 2.2: San hô và Thủy tức có các đặc điểm nào giống nhau ?
 Chủ đề 3: Các ngành Giun.
 3.1: Các loài giun, sán thường kí sinh ở các bộ phận nào trên cơ thể người? Biện pháp hạn chế tác hại giun sán kí sinh?
 3.2: Nêu vòng đời của Sán lá gan, Giun đũa.
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra
Hệ thống các kiến thức đã học có loogich.
Biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi kiểm tra.
Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mã đề 1:
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
(Bậc 1)
Thông hiểu
(Bậc 2)
Vận dụng ở cấp độ thấp
(Bậc 3)
Vận dụng ở cấp độ cao
(Bậc 4)
Chủ đề 1:
Động vật 
nguyên sinh
Đặc điểm ngành động vật nguyên sinh
Trùng kiết lị xâm nhập vào người qua con đường nào? Nêu biện pháp phòng tránh.
40% tổng số điểm =4 điểm
 2 điểm
Số câu:1=50%
 2 điểm
Số câu:1=50%
Chủ đề 2:
Ngành ruột khoang
So sánh thuỷ
tức và sứa
20% tổng số điểm =2 điểm
 2 điểm
Số câu:1=100%
Chủ đề 3:
 Các ngành giun 
Bộ phận trên cơ thể mà giun kí sinh, vệ sinh
Giun đũa
40% tổng số điểm = 4 điểm
 2 điểm
Số câu:1=50%
 2 điểm
Số câu:1=50%
100% =10 điểm
Tổng số câu: 5 
40% tổng số điểm = 4điểm
 40% tổng số điểm = 4 điểm
 20% tổng số điểm = 2điểm
Mã đề 2:
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
(Bậc 1)
Thông hiểu
(Bậc 2)
Vận dụng ở cấp độ thấp
(Bậc 3)
Vận dụng ở cấp độ cao
(Bậc 4)
Chủ đề 1:
Động vật 
nguyên sinh
Đặc điểm ngành động vật nguyên sinh
Trùng Sốt rét xâm nhập vào người qua con đường nào? Nêu biện pháp phòng tránh.
40% tổng số điểm =4 điểm
 2 điểm
Số câu:1=50%
 2 điểm
Số câu:1=50%
Chủ đề 2:
Ngành ruột khoang
So sánh thuỷ
tức và san hô
20% tổng số điểm =2 điểm
 2 điểm
Số câu:1=100%
Chủ đề 3:
 Các ngành giun 
Bộ phận trên cơ thể mà giun kí sinh, vệ sinh
Sán lá gan
40% tổng số điểm = 4 điểm
 2 điểm
Số câu:1=50%
 2 điểm
Số câu:1=50%
100% =10 điểm
Tổng số câu: 5 
40% tổng số điểm = 4điểm
 40% tổng số điểm = 4 điểm
 20% tổng số điểm = 2điểm
 Đề kiểm tra: ĐỀ CHẴN:
Câu 1: (2 điểm ) Nêu những đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?
Câu 2: (2 điểm ) Trùng kiết lị xâm nhập vào người qua con đường nào? Nêu biện pháp phòng tránh.
Câu 3: (2 điểm ) Các loài giun, sán thường kí sinh ở các bộ phận nào trên cơ thể người? Biện pháp hạn chế tác hại giun sán kí sinh?
Câu 4: (2 điểm) So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của Sứa và Thuỷ tức?
Câu 5: (2 điểm) Nêu vòng đời của Giun đũa?
 ĐỀ LẼ:
Câu 1: (2 điểm ) Trùng Sốt rét xâm nhập vào người qua con đường nào? Nêu biện pháp phòng tránh.
Câu 2:( 2 điểm) Nêu những đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?
Câu 3: (2 điểm ) Các loài giun, sán thường kí sinh ở các bộ phận nào trên cơ thể người? Biện pháp hạn chế tác hại giun sán kí sinh?
Câu 4: (2 điểm) San hô và Thủy tức có các đặc điểm nào giống nhau ?
Câu 5: (2 điểm) Nêu vòng đời của Sán lá gan?
IV. Hướng dẫn chấm:
Mã đề 1:
Câu 1: 
Cơ thể có kích thước hiển vi (0,5điểm)
Cơ thể chỉ là 1 tế bào (0,5điểm)
Phần lớn sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi (0,5điểm)
Sinh sản vô tính (0,5điểm)
Câu 2: Nêu được con đường xâm nhập và biện pháp phòng tránh (2đ)
Câu 3: Các bộ phận giun thường kí sinh:
Kí sinh trong máu, gan (0,5điểm)
Kí sinh trong ruột non, cơ (0,5điểm)	
 Biện pháp hạn chế tác hại:
Rửa tay chân sạch sẽ trước khi ăn (0,5điểm)
Ăn chín, uống sôi, rửa rau sạch sẽ và diệt khuẩn bằng nước muối... (0,5điểm)
Câu 4: Giống nhau: (1 điểm)
 -Đối xứng toả tròn, cơ thể có 2 lớp tế bào, có tế bào gai tự vệ
 Khác nhau: (1 điểm)
 - Thuỷ tức: Di chuyển theo kiểu sâu đo, lộn đầu. Miệng phía trên cơ thể.
 Sứa: Di chuyển bằng dù, miệng phía dưới cơ thể.
Câu 5:Vòng đời giun đũa:
Trứng theo phân ra ngoài -----> Ấu trùng trong nước -----> Người ăn phải qua thức ăn -----> ruột ----> Tim, gan -----> Ruột non. ( 2 điểm)
Mã đề 2:
Câu 1:Nêu được con đường xâm nhập và biện pháp phòng tránh (2đ)
Câu 2: 
Cơ thể có kích thước hiển vi (0,5điểm)
Cơ thể chỉ là 1 tế bào (0,5điểm)
Phần lớn sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi (0,5điểm)
- Sinh sản vô tính (0,5điểm
 Câu 3: Các bộ phận giun thường kí sinh:
Kí sinh trong máu, gan (0,5điểm)
Kí sinh trong ruột non, cơ (0,5điểm)	
 Biện pháp hạn chế tác hại:
Rửa tay chân sạch sẽ trước khi ăn (0,5điểm)
Ăn chín, uống sôi, rửa rau sạch sẽ và diệt khuẩn bằng nước muối... (0,5điểm)
Câu 4: Giống nhau: (1 điểm)
Đều sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.
Số lớp thành cơ thể: 2
Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.
Ruột túi.
Câu 5:Vòng đời sán lá gan:
Trứng theo phân ra ngoài -----> Ấu trùng có lông bơi -----> chui vào kí sinh ở ốc-----> ấu trùng có đuôi ---->kén sán -----> Ruột non. ( 2 điểm)
V. KẾT QUẢ KIẾM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
2.Rút kinh nghiệm:
ĐỀ CHẴN:
 Câu 1: (2 điểm ) Nêu những đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?
Câu 2: (2 điểm ) Tập đoàn trùng roi có thể xem là động vật đa bào được không? Vì sao?
Câu 3: (2 điểm ) Các loài giun, sán thường kí sinh ở các bộ phận nào trên cơ thể người? Biện pháp hạn chế tác hại của giun kí sinh?
Câu 4: (2 điểm) So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của Sứa và Thuỷ tức?
Câu 5: (2 điểm) Nêu vòng đời của giun đũa?
ĐỀ LẼ: 
Câu 1: (2 điểm ) Điểm khác nhau về cấu tạo và dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét?
Câu 2:( 2 điểm) Nêu những đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?
Câu 3: (2 điểm ) Các loài giun, sán thường kí sinh ở các bộ phận nào trên cơ thể người? Biện pháp hạn chế tác hại của giun kí sinh?
Câu 4: (2 điểm) San hô và Thủy tức có các đặc điểm nào giống nhau ?
Câu 5: (2 điểm) Nêu vòng đời của sán lá gan?

File đính kèm:

  • docKT 1 tiet sinh 7.doc
Đề thi liên quan