Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 35: Kiểm tra một tiết

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 35: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35
Ngày kiểm tra: 
Kiểm tra một tiết
A. mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I: từ chương 1 đến chương 6, nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra giải pháp giúp HS học tập môn học tốt hơn trong học kì II.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng làm bài theo phương pháp trắc nghiệm và tự luận khách quan.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính nghiêm túc, tự giác và tích cực trong kiểm tra của HS.
II. chuẩn bị
1. GV: - Đề kiểm tra (potocopy). 
2. HS: - Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến tiết 32.
III. phương pháp 
- Kiểm tra viết theo phương pháp trắc nghiệm và tự luận khách quan
IV. NộI DUNG
1. Ma trận: Đề kiểm tra 1 tiết sinh 7 (tiết35)
(30% TNKQ + 70% TL)
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận biết
Tổng
Nhận biết(50%)
Thông hiểu(35%)
Vận dụng(15%)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương1:
ĐVNS(5%)
1câu
 0,5đ
1câu
 0,5đ
Chương2:
Ruột khoang (5%)
1câu
 0,5đ
1câu
 0,5đ
Chương3:
Các ngành giun (15%)
1 câu
 1đ
1câu
 0,5đ
2câu
 1,5đ
Chương4:
Thân mềm
(15%)
1câu
 0,5đ
1 câu
 1đ
2câu
 1,5đ
Chương5:
Chân khớp (40%)
1câu
 0,5đ
1câu
 2đ
1câu
 1,5đ
3câu
 4đ
Chương6:
Các lớp cá (20%)
1câu
 0,5đ
1 câu
 1,5đ
2câu
 2đ
Tổng
4câu 
 2đ
2câu 
 3đ 
2câu
 1đ
2câu
 2,5đ
1câu
 1,5đ
11câu
 10đ
2. Đề kiểm tra:
A / phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Câu 1: Lựa chọn ý đúng trong các trường hợp sau đây (3 điểm):
 1. Để tự bảo vệ khi gắp điều kiện bất lợi, ở Động vật nguyên sinh có hiện tượng:
Hình thành chân giả. c. Hình thành bào tử.
Hình thành bào xác. d. Hình thành vỏ kitin.
Giữa các loài Ruột khoang khác nhau ở các đặc điểm:
Kiểu đối xứng của cơ thể. c. Kiểu ruột và cách dinh dưỡng.
Số lớp tế bào ở thành cơ thể. d. Lối sống và cách di chuyển.
3. Vì sao cơ thể giun đất có màu hồng nhạt?
Để tự bảo vệ: giống màu đất. 
Trên da chứa mạng mao mạch dày đặccó tác dụng như lá phổi. 
Trong máu có chứa sắc tố sắt và nhiều ôxi. 
Cả a và c.
4. Mực và ốc sên thuộc ngành Thân mềm vì chúng đều có đặc điểm:
a. Thân mềm, không phân đốt; có vỏ đá vôi và khoang áo.
b. Cơ quan di chuyển đơn giản, có khoang áo phát triển.
c. Thân mềm, cơ quan di chuyển phát triển.
d. Cả a và c.
5. Đặc điểm nào giúp dễ phân biệt sâu bọ với các Chân khớp khác:
a. Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực và bụng.
b. phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
c. Hô hấp bằng ống khí. Phát triển qua biến thái
d. Cả 3 đặc điểm trên. 
6. Cá là loại động vật:
a. Đơn bào. c. Biến nhiệt.
 b. Đa bào. d. Hằng nhiệt. 
B / phần Tự luận khách quan (7 điểm):
Câu 2: - Vì sao ở Việt nam tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao? (1 điểm)
Trả lời: 
Câu 3. Thân mềm có lợi ích gì trong tự nhiên và đối với đời sống con người? 
 Cho ví dụ minh hoạ từng vai trò? (1 điểm)
Câu 4. Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp? Kể tên 1 số loài Chân khớp có ở điạ phương và nơi sống của chúng? (2 điểm)
- Chân khớp đa dạng về môi trường sốngvà về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở những đặc điểm nào? (1,5 điểm)
Câu 5. Phân tích các đặc điểm cấu tạo ngoài của các thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước? (1,5 điểm)
3. Đáp án:
A / phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Câu 1: Lựa chọn ý đúng (3 điểm):
 Mỗi ý đúng: 0,5 điểm.
 Các ý đúng: 1. b. 2. d. 3. c. 4. a. 5. b. 6. c.
B / phần Tự luận khách quan (7 điểm):
Câu 2: (1 điểm)
Trả lời: 
ở Việt nam, tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao do:
+ Hệ thống nhà WC chưa hợp vệ sinh: tạo điều kiện cho trứng giun phát triển. 
+ Môi trường ô nhiễm, ruồi nhặng còn nhiều: tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, góp phần phát tán bệnh giun đũa.
+ Trình độ vệ sinh trong ccộng đồng nói chung còn thấp: vệ sinh môi trường (tưới rau trồng bằng phân tươi), vệ sinh thực phẩm và vệ sinh ăn uống (ăn rau sống, ăn quà nơi bụi bẩn, nhiều ruồi nhặng, ...)
Câu 3. Thân mềm có vai trò gì trong tự nhiên và đối với đời sống con người? 
 Cho ví dụ minh hoạ từng vai trò? (1 điểm)
Trả lời:
- Hầu hết các loài Thân mềm có lợi về nhiều mặt đối với tự nhiên và dời sống con người:
+ Làm thực phẩm cho con người: Trai, ngao, sò, các loại ốc nước, hến, ...
+ Có giá trị xuất khẩu: Mực, bào ngư, sò huyết, ....
+ Làm đồ trang trí, trang sức: Ngọc trai, vỏ của các loài ốc, sò,  có hình dáng đẹp.
+ Làm thức ăn cho động vật : sò, hến, ốc, ...; trứng và ấu trùng của chúng.
+ Làm sạch môi trường: Trai, sò, hến,  (những loài có 2 mảnh vỏ).
+ Có giá trị về mặt địa chất: Hoá thạch của 1 số vỏ ốc, vỏ sò.
- Một số ít loài có hại 
+ Đối với cây trồng: Các loài ốc sên, ốc bươu vàng. 
+ Là vật trung gian của các loài giun sán kí sinh gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật: Các loại ốc nước như ốc tai, ốc đĩa, ... 
Câu 4. 
- Đặc điểm chung của ngành Chân khớp: (2 điểm)
+ Có vỏ (bộ xương ngoài) bằng kitin: che chở, bảo vệ và làm chỗ bám cho cơ.
+ Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác và biến thái.
VD 1 số loài ở địa phương: Tôm, nhện, châu chấu, ve sầu, ong mật, ruồi muỗi, chuồn chuồn, bọ ngựa, ... 
- Chân khớp đa dạng về môi trường sốngvà về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở những đặc điểm: (1,5 điểm)
+ Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống: dưới nước là chân bơi, trên cạn - chân bò, trong đất - chân đào bới,
+ Phần phụ miệng thích nghi với các loại thức ăn khác nhau: răn, lỏng, ...
+ Hệ thần kinh (não) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở Sâu bọ.
Câu 5. Các đặc điểm cấu tạo ngoài của các thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước: (1,5 điểm)
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân"Giảm sức cản của nước.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước"Màng mắt không bị khô.
- Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy"Giảm ma sát giữa da cá và môi trường.
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp"Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân"Có vai trò như bơi chèo.

File đính kèm:

  • docMA TRAN VA DE Ktra hkI SH7 0809.doc
Đề thi liên quan