Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 36: Kiểm tra học kì I
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 36: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2011 Ngày dạy: ./12/2011 Tuần 17 Tiết 36 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm vững kiến thức đã học trong học kì I 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra. 3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra thi cử. II. Phương tiện dạy học Ra đề và đáp án, đánh máy, in ấn, III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: - GV kiểm tra sĩ số HS : - HS thu gom sách, vở, các tài liệu liên quan bộ môn về đầu bàn 2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra ) 3. Bài mới *.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra - Đo mức độ tư duy của học sinh trong học kì I - Mức độ kiểm tra : 10 điểm - Đối tượng HS: Trung bình- Khá *. Xác định hình thức đề kiểm tra : Tự Luận + Trắc nghiệm. *. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở cấp độ thấp Vận dụng ở cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1. Ngành Động vật nguyên sinh ( 5 tiết) - Nêu cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của ĐVNS. - Phân biệt Trùng kiết lị và trùng biến hình. 10% = 1đ 1câu 50% = 0.5đ 1câu 50= 0.5đ Chủ đề 2. Ngành Ruột khoang ( 3 tiết) - Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang. 10%= 1 đ 1 câu 100% = 1 đ Chủ đề 3.Các ngành Giun ( 7 tiết) - Nêu đặc điểm chung của giun đốt - Trình bày được cơ chế lây nhiễm giun đũa và cách phòng trừ bệnh giun kí sinh 20%= 2 đ 1 câu 25% = 0.5đ 1 câu 75% = 1.5 đ Chủ đề 4. Ngành thân mềm (4 tiết) - Mô tả được các chi tiết cấu tạo của trai sông. - Nêu được các vai trò cơ bản của Thân mềm đối với con người 15%= 1.5 đ 1 câu 33.3% = 0.5đ 1 câu 66.7% = 1đ Chủ đề 5. Ngành chân khớp (8 tiết) - Trình bày các đặc điểm cấu tạo trong của đại diện ngành chân khớp - Vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và đối với con người 25%= 2.5 đ 1câu 60% = 1.5 đ 1câu 40% = 1 đ Chủ đề 6. Các lớp cá (4 tiết) - Phân tích các đặc điểm về cấu tạo ngoài phù hợp với chức năng của cá. 20%= 2đ 1 câu 100% = 2đ Tổng số câu: Tổng số điểm: 100% =10đ 4câu 3điểm = 30% 4câu 3.5điểm = 35% 1câu 1.5điểm = 15% 1Câu 2 điểm = 20% Tổng số: 100% =10đ 3câu 1.5điểm 1Câu 1.5điểm 2Câu 1.5điểm 2câu 2điểm 1câu 1.5điểm 1câu 2điểm * Đề kiểm tra. I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào? A. Có chân giả ngắn B. Có chân giả dài C. Sống kí sinh ở hồng cầu D. Không có hại Câu 2. Đặc điểm quan trọng để nhận biết giun đốt ngoài thiên nhiên là: A. Cơ thể phân đốt B. Có khoang cơ thể chính thức C. Có hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh chuỗi hạch D. Cơ thể thuôn dài và phân đốt Câu 3. Chân trai gắn với: A. Phần đầu B. Phần thân C. Phần đuôi D. Phần thân và phần đuôi Câu 4. Trùng sốt rét kí sinh ở đâu? A. Bạch cầu B. Hồng cầu C. Tiểu cầu D. Ruột người Câu 5. Ghép đại diện của ngành ruột khoang ở cột A sao cho phù hợp với đặc điểm ở cột B: Cột A Đáp án Cột B 1. Thuỷ tức 1---- A. Có gai xương đá vôi và chất sừng, có nhiều ngăn thông nhau giữa cơ thể. 2. Sứa 2---- B. Có tầng keo dày, rải rác có các gai xương, xuất hiện vách ngăn 3. Hải quỳ 3---- C. Cơ thể hình cái ô, có tầng keo dày 4. San hô 4---- D. Cơ thể hình trụ nhỏ, có tầng keo mỏng II.Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Trình bày được cơ chế lây nhiễm giun đũa và cách phòng trừ bệnh giun kí sinh? Câu 2. Nêu vai trò của ngành thân mềm? Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu? Câu 4. Lớp sâu bọ có những lợi ích gì đối với tự nhiên và con người? Câu 5.Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội? *Đáp án và biểu điểm I. Phần trắc nghiệm (3điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C D B B 1-D,2-C, 3-B, 4-A Biểu điểm 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1đ II. Phần tự luận Câu 1. Trình bày được cơ chế lây nhiễm giun đũa và cách phòng trừ bệnh giun kí sinh? (1,5 điểm) Đáp án Biểu điểm - Cơ chế lây nhiễm giun: + Do trứng giun bám vào thức ăn sống qua đường tiêu hoá xâm nhập vào cơ thể người. - Phòng chống: + Giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân khi ăn uống + Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Cần giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh ăn uống để phòng tránh bệnh giun kí sinh 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2. Nêu vai trò của ngành thân mềm (1 điểm) Đáp án Biểu điểm - Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người + Nguyên liệu xuất khẩu + Làm thức ăn cho động vật + Làm sạch môi trường nước + Làm đồ trang trí, trang sức. - Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh + Ăn hại cây trồng 0,75 điểm 0,25 điểm Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của Châu Chấu (1,5 điểm) Đáp án Biểu điểm - Châu chấu có các hệ cơ quan: + Hệ tiêu hóa: Miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn + Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt + Hệ tuần hoàn: Tim hình ống gồm nhiều ngăn, hệ mạch hở, làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng không vận chuyển ôxi. + Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Câu 4 Lớp sâu bọ có những lợi ích gì đối với tự nhiên và đối với con người(1điểm) Đáp án Biểu điểm - Lợi ích: + Làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm thức ăn cho động vật khác + Thụ phấn cho cây trồng + Diệt các sâu bọ khác + Làm sạch môi trường 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 5. Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội (2 điểm) Đáp án Biểu điểm - Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân - Làm giảm sức cản của nước - Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước - Màng mắt không bị khô - Vẩy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến chất nhầy - Giảm ma sát giữa da cá với môi trương nước - Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp - Giúp thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang - Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân - Có vai trò như bơi chèo 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 4.Củng cố GV thu bài nhận xét giờ kiểm tra 5.Dặn dò Nhắc nhở HS đọc bài mới của kì II
File đính kèm:
- KT hoc ki I Ma tran Dap an.doc