Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 7a: 7b Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được nguồn gốc và vai trò của 1 số ĐVCXS. - Nắm được đặc điểm sinh sản của các đại diện trong các lớp: Cá, ếch nhái, Bò sát, chim, Thú. - Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa chim và thú. - Nhận biết 1 số đại diện của lớp Thú. - Hiểu rõ khái niệm đấu tranh sinh học, biết tự lấy VD trong thực tế về hình thức sử dụng thiên địch để tiêu diệt SV gây hại. - So sánh được sự khác nhau cơ bản giữa ếch nhái và bò sát. 2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra. 3. Thái độ:Giáo dục tính trung thực, tự giác, cẩn thận trong cách làm bài kiểm tra. II. Chuẩn bị: 1.GV: Phô tô đủ cho mỗi HS 1 đề bài kiểm tra. 2.HS: Ôn tập kỹ các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1.ổn định tổ chức lớp: 1 phút. 7a 7b 2.Ma trận đề: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nhận biết nguồn gốc và vai trò của 1 số ĐVCXS. 8 2 8 2 Đặc điểm sinh sản của: Cá, ếch nhái, Bò sát, chim, Thú. 6 1,5 6 1,5 Nhận biết 1 số đại diện của lớp Thú. 4 1 4 1 Khái niệm đấu tranh sinh học. 5 2,5 5 2,5 Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa chim và thú. 6 1,5 6 1,5 So sánh sự khác nhau cơ bản giữa ếch nhái và bò sát. 6 1,5 6 1,5 Tổng 12 3 11 4 12 3 35 10 3.Kiểm tra: 42 phút. Đề bài: Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5đ) Câu 1 (2đ): Hãy điền Đ(đúng), S(sai) vào ô Ê các đầu câu sau: 1. Ê Lưỡng cư cổ giống cá vây chân cổ ở đặc điểm có vây đuôi, vảy và di tích nắp mang. 2. Ê Thú, chim và chân khớp có chung một nguồn gốc. 3. Ê Chỉ những động vật đới lạnh mới có những thích nghi đặc trưng với môi trường. 4. Ê Lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay là: Chi năm ngón. 5. Ê Chim cổ giống bò sát ngày nay ở đặc điểm: Hàm có răng, ba ngón đều có vuốt, đuôi dài có 23 đốt sống đuôi. 6. Ê Cá, chim, thú nước ta phong phú, có nhiều giá trị kinh tế, nên cần khai thác và đánh bắt. 7. Ê Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ; Bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ; Chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ. 8. Ê Voi là động vật quý hiếm được xếp ở cấp độ rất nguy cấp. Phải đấu tranh bảo vệ đàn voi. Câu 2 (1,5đ): Hãy ghép ý đúng của cột A với cột B A Trả lời B 1. Cá chép 1 a. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phôi phát triển qua biến thái, ấu trùng tự kiếm mồi. 2. ếch đồng 2 b. Đẻ trứng, thụ tinh trong, phôi phát triển trực tiếp (không nhau thai), con non tự đi kiếm môi. 3. Thằn lằn bóng đuôi dài 3 c. Đẻ trứng, thụ tinh trong, nuôi con bằng sữa mẹ 4. Chim bồ câu 4... d. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phôi phát triển trực tiếp (không nhau thai), con non tự đi kiếm môi. 5. Thỏ 5 e. Đẻ con, thụ tinh trong, con non tự đi kiếm mồi 6. Thú mỏ vịt 6 g. Đẻ con, thụ tinh trong, phôi phát triển trực tiếp có nhau thai, nuôi con bằng sữa mẹ. h. Đẻ trứng, thụ tinh trong, con non được mẹ mớm mồi. Câu 3(1,5đ): Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Cho các từ: Máu đỏ tươi, là động vật hằng nhiệt, đẻ con, mớm mồi, sữa mẹ, tự đi kiếm mồi, đẻ trứng, tim 4 ngăn. - Chim giống thú ở đặc điểm: Có..(1), chứa (2).. - Chim và thú khác nhau ở đặc điểm sau: + Chim..(3), nuôi con bằng cách(4) + Thú..(5), nuôi con bằng...(6) Phần II. Trắc nghiệm tự luận (5đ) Câu 4 (1đ): Hoàn thành sơ đồ sau: Lớp..(1) ¯ Bộ thú huyệt Bộ thú túi bộ Bộ linh trưởng ¯ ¯ ¯ Đại diện(2) Đại diện(3) Đại diện(4) Câu 5(2,5đ): 1. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? 2. Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì? 3. Cho 1 ví dụ về cách sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. Câu 6(1,5đ): Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa ếch nhái và bò sát. II. Đáp án - Biểu điểm: Câu 1 (2đ): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Các ý đúng: 1, 4, 5, 7, 8. Các ý sai: 2, 3, 6. Câu 2 (1,5đ): Mỗi ý đúng 0,25 điểm. 1d, 2a, 3b, 4h, 5g, 6c. Câu 3 (1,5đ): Mỗi ý đúng 0,25 điểm: Tim bốn ngăn. Máu đỏ tươi. Đẻ trứng. Mớm mồi. Đẻ con. Sữa mẹ. Câu 4 (1đ): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Thú. Thú mỏ vịt. Kanguru. Khỉ (hoặc vượn, đười ươi, tinh tinh). Câu 5 (2,5đ): 1. Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. (1đ). 2. Đấu tranh sinh học có những ưu điểm sau: + Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại (0,5đ). + Tránh ô nhiễm môi trường, giá thành hạ (0,5đ). 3. Ví dụ: Dùng mèo để diệt chuột (0,5đ). Câu 6 (1,5đ): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm: ếch nhái Bò sát Sống nửa nước, nửa cạn. Thụ tinh ngoài, trứng không có vỏ đá vôi. Da trơn, có chất nhầy. Hô hấp bằng da và phổi. Sống hoàn toàn trên cạn. Thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi. Da khô, có vẩy sừng. Hô hấp bằng phổi. Tổng: 10 điểm 4.Thu bài- Nhận xét giờ kiểm tra: 1 phút. 5. Hướng dẫn học ở nhà: 1 phút. - Nghiên cứu trước bài 64, 65, 66: Tham quan thiên nhiên. - Mỗi nhóm tự chuẩn bị: Lọ chứa mẫu, vở ghi chép, 1 tờ báo, chổi chít nhỏ... Kẻ sẵn bảng như SGK trang 205 vào vở BT.
File đính kèm:
- KIEM TRA HOC KI II SINH.doc