Giáo án môn Sinh 7 - Tiết học 55: Kiểm tra một tiết

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 - Tiết học 55: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 Kiểm tra một tiết
I. Mục đích, yêu cầu đề kiểm tra
 - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học hết chương VI về ngành động vật có xương sống 
II. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - HS nắm vững kiến thức ở chương VI.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra thi cử.
III. thiết kế ma trận hai chiều
Chủ đề chính
Các mức độ cần đánh giá
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Lưỡng cư
1
1
1.0
1.0
Bò sát
1
1
1.0
1.0
 Chim
1
1
1.0
1.0
Thú
1
2
1
3
1.0
5.0
1.0
7.0
Tổng
1
2
2
1
1
7
1.0
2.0
5.0
1.0
1.0
10.0
IV. Đề kiểm tra
A. Phần trắc nghiệm(4 điểm). Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Vì sao ếch được xếp vào lớp Lưỡng cư?
 A. Do sống ở dưới nước B. Do sống ở trên cạn
 C. Là động vật biến nhiệt D. Cả A và B
Câu 2. Tim của thằn lằn có:
 A. 2 ngăn B. 3 ngăn
 C. 3 ngăn, có thêm vách hụt D. 4 ngăn
Câu 3. Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với môi trường sống ở dưới nước?
 A. Do chim là động vật hằng nhiệt
 B. Do chim có cánh dài, khỏe, lông nhỏ ngắn, dày, không thấm nước, chân ngắn có màng bơi
 C. Do chim không biết bay
 D. Cả A và C
Câu 4. Đặc điểm nào giúp Thú phân biệt với các lớp động vật còn lại?
 A. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
 B. Tim có 4 ngăn với 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
 C. Là động vật hằng nhiệt
 D. Cả A và B
Câu 5(2 điểm) Hãy chọn các cụm từ trong ngoặc điền vào chỗ trống sao cho thích hợp ( 4 ngăn; 3 ngăn có thêm vách hụt; 2 ngăn; 2 vòng tuần hoàn; 1 vòng tuần hoàn )
 Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống có sự tiến hóa trong cấu tạo bắt đầu từ lớp Cá với tim có ........................và 1 vòng tuần hoàn, rồi đến lớp Lưỡng cư với tim có 3 ngăn và ..................................................., tiếp đến là lớp Bò sát với tim có ............................................................... , máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn. Hoàn chỉnh nhất là lớp Chim và lớp Thú với tim có .............................. và 2 vòng tuần hoàn.
B. Phần tự luận
Câu 1(2 điểm) Trình bày các đặc điểm cấu tạo trong hệ tiêu hóa của thỏ thích nghi với chế độ gặm nhấm ? 
Câu 2(3 điểm) Nêu các đặc điểm chung của lớp thú?
Câu 3(1 điểm) Giải thích vì sao mắt dơi không tinh nhưng vẫn tránh được các vật cản khi kiếm ăn vào ban đêm ?
V. Biểu điểm - đáp án
A. Phần trắc nghiệm : Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm
 Câu 1: ý D Câu 2: ý C Câu 3: ý B Câu 4: ý A 
Câu 5: 
 1 – 2 ngăn 2 – 2 vòng tuần hoàn 3 – 3 ngăn có thêm vách hụt 4 – 4 ngăn 
B. Phần tự luận
Câu 1: Nêu được các ý đúng, mỗi ý cho 0,5 điểm 
- Có răng cửa cong sắc, thường xuyên mọc dài (0,5 đ) 
- Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm (0,5 đ)
- Răng hàm kiểu nghiền (0,5 đ)
- Ruột dài với manh tràng lớn là nơi tiêu hóa xenlulôzơ (0,5 đ)
Câu 2: Nêu được các ý đúng, mỗi ý cho 0,5 điểm
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao bao phủ cơ thể
+ Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
+ Tim có 4 ngăn với 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Bộ não phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não
+ Là động vật hằng nhiệt
Câu 3: - Vì có tai thính, khi bay dơi phát ra sóng siêu âm, sóng này chạm vào vật cản và dội lại tai dơi giúp dơi xác định chính xác vị trí của vật thể và con mồi

File đính kèm:

  • docTiet 55 bai ktra giua HKIISH 7.doc