Giáo án môn Sinh học 7 - Ôn thi học lì II

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Ôn thi học lì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI HKII
BÀI 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
I/ Đa dạng về thành phần loài: Khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư được phân làm 3 bộ
1. Bộ lưỡng cư có đuôi: Đại diện : cá cóc Tam Đảo
- Thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
- Hoạt động chủ yếu về ban đêm 
2. Bộ lưỡng cư không đuôi: Đại diện ếch đồng, ếch cây, ễnh ương, cóc nhà
- Thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước
- Đa số hoạt động về ban đêm
3.Bộ lưỡng cư không chân: Đại diện : ếch giun
- Thiếu chi, thân dài giống giun, có mắt, miệng có răng, kích thước lớn hơn giun
-Sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm. 
II/ Đa dạng về môi trường sống và tập tính:
Tên đại diện
Đặc điểm nơi sống
Hoạt động
Tập tính tự vệ
Cá cóc Tam Đảo
Sống chủ yếu trong nước
Hoạt động chủ yếu về đêm
Trốn chạy, ẩn nấp
Ếch ương lớn
Ưa sống dưới nước hơn
Ban đêm
Doạ nạt
Cóc nhà 
Ưa sống trên cạn hơn
Chiều và đêm
Tiết nhựa độc
Ếch cây
Chủ yếu sống trên cây, bụi cây
Ban đêm
Trốn chạy, ẩn nấp
Ếch giun
Sống chui luồn trong hang đất xốp
Cả ngày và đêm
Trốn chạy, ẩn nấp
III/ Đặc điểm chung của lưỡng cư
 - Là động vật có xương sống 
 - Có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
 - Da trần , ẩm ướt
 - Di chuyển bằng bốn chi 
 - Hô hấp bằng phổi và da
 - Có 2 vòng tuần hoàn, tim có 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
 - Là động vật biến nhiệt
 - Sinh sản trong môi trường nước
 - Thụ tinh ngoài
 - Nòng nọc phát triển qua biến thái
IV/ Vai trò của lưỡng cư:
 - Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ về ban đêm, tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh
 - Có giá trị thực phẩm: ếch đồng
 - Làm thuốc chữa bệnh : cóc
 - Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học : ếch đồng
* Cần bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế
BÀI 40 Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
I. Đa dạng của bò sát: Lớp bò sát có khoảng 6.500 loài, được chia ra làm 4 bộ:
1. Bộ Đầu mỏ: chỉ còn một loài ở Tân Tây Lan (Nhông Tân Tây Lan)
2. Bộ có vảy: Đại diện : Thằn lằn bóng, rắn ráo 
 Đặc điểm: - Hàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên xương hàm
 - Trứng có màng dai bao bọc
3. Bộ Cá sấu: Đại diện cá sấu Xiêm
 Đặc điểm: - Hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng
 - Trứng có vỏ đá vôi bao bọc
4. Bộ Rùa: Đại diện rùa núi vàng 
 Đặc điểm : - Có mai và yếm
 - Hàm ngắn, không có răng
 - Trứng có vỏ đá vôi
- Đa dạng về môi trường sống :
+Trên cạn: thằn lằn bóng, rắn ráo, rùa núi vàng 
+Vừa nước vừa cạn: cá sấu Xiêm, rùa nước ngọt
+Nước ngọt: ba ba
+Nước mặn: rùa biển
 II. Các loài khủng long
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
 - Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm
 - Nguyên nhân: do điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù
 Đặc điểm
Tên khủng long
Môi trường sống
Cổ
Chi
Đuôi
Dinh dưỡng
Ý nghĩa thích nghi
Khủng long sấm
Cạn
Dài
Bốn chi to khoẻ
Dài to
Ăn thực vật, mõm ngắn
Thường dầm mình ở vực nước ngọt, ít di chuyển và chậm chạp
Khủng long cổ dài
Cạn
Rất dài
Bốn chi to khoẻ
Dài to
Ăn thực vật, mõm ngắn
Khủng long bạo chúa
Cạn
Ngắn
Hai chi trước ngắn có vuốt sắc nhọn. Hai chi sau to khoẻ
Dài to
Ăn thịt động vật ở cạn, mõm ngắn
Rất dữ, di chuyển nhanh, linh hoạt. 
Khủng long cánh
Trên không
Ngắn
Hai chi trước thành cánh, hai chi sau nhỏ, yếu.
Dài mảnh
Ăn cá, mõm rất dài
Thích nghi bay lượn
Khủng long cá
Biển
Rất ngắn
Biến thành vây bơi
Khúc đuôi, vây đuôi to
Ăn cá, mực, bạch tuộc mõm dài
Thích nghi bơi lặn, bắt mồi trong nước
2. Sự diệt vong của khủng long
- Do cạnh tranh nguồn thức ăn với chim, thú
- Sự tấn công vào khủng long: thú gặm nhấm ăn trứng, thú ăn thịt tấn công khủng long ăn thực vật 
- Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai
III. Đặc điểm chung của Bò sát
 -Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn
 - Da khô, có vảy sừng khô
 - Cổ dài,màng nhĩ nằm, trong hốc tai
 - Chi yếu có vuốt sắc
 - Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn
 - Tim có 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, có vách hụt ngăn tâm thất nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha
 - Là động vật biến nhiệt
 - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
IV. Vai trò
 - Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt được sâu bọ có hại
 - Có giá trị thực phẩm đặc sản – baba
 - Dược phẩm ( rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa...)
 - Nguyên liệu cho mĩ nghệ( vảy đồi mồi, da trăn, rắn ...)
BÀI 44 Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
I.Sự đa dạng về loài: 9.600 loài, 27 bộ được chia làm 3 nhóm chính: 
Các nhóm chim
Nhóm
Đại diện
Đặc điểm cấu tạo
Đời sống
Nhóm chim chạy 
Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ, đà điểu Úc
Cánh ngắn, yếu, chân cao to, khỏe có 2 hoặc 3 ngón
Không biết bay, chạy nhanh trên thảo nguyên và sa mạc khô nóng
Nhóm chim bơi
Chim cánh cụt- 17 loài
Xương cánh dài, khoẻ; có lông nhỏ, ngắn và dày , không thấm nước. Dáng thẳng. 
Chân ngắn , 4 ngón, có màng bơi
Không biết bay, sống ở bờ biển Nam Bán Cầu, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi cao với đời sống bơi lội dước nước biển.
Nhóm chim bay
Chim bồ câu, chim én ..
Cánh phát triển, chân có 4 ngón
Biết bay ở những mức độ khác nhau
Thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội(vịt trời, mòng két), ăn thịt(chim ưng, cú) 
II. Đặc điểm chung
- Là động vật có xương sống 
- Mình có lông vũ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Trứng có vỏ đá vôi, giầu noãn hoàng, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ
- Là động vật hằng nhiệt 
III. Vai trò của chim
 - Lợi ích:
 + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
 + Cung cấp thực phẩm, làm cảnh
 + Làm đồ trang trí, chăn đệm
 + Huấn luyện săn mồi, phục vụ du lịch
 + Giúp phát tán cây rừng
 - Có hại: ăn hạt, quả, là động vật trung gian truyền bệnh...
BÀI 54 Tiến hoá về tổ chức cơ thể: Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn
I. Sự tiến hóa về tổ chức cơ thể
 - Thể hiện ở sự phức tạp hóa của các cơ quan trong cơ thể, sự chuyên hóa của các cơ quan thành nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng để nâng cao chất lượng hoạt động cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi
Ngành
Đại diện
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
(tuyến sinh dục)
ĐVNS
Trùng biến hình
Chưa phân hoá
(thở bằng màng bọc)
Chưa phân hoá
Chưa phân hoá
Chưa phân hoá
Ruột khoang
Thuỷ tức
Chưa phân hoá (thở bằng da)
Chưa phân hoá
Hình mạng lưới
Được phân hoá song chưa có ống dẫn
Giun đốt
Giun đất
Thở bằng da
Tim chưa phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng)
Có ống dẫn
Chân khớp
Châu chấu
Khí quản
Tim chưa phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở
Hình chuỗi hạch (hạch não lớn , hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng)
Có ống dẫn
ĐVCXS
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn
Chim
Thỏ
Mang, da -phổi, phổi và túi khí 
Tim phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não, tuỷ sống)
Có ống dẫn
Sự tiến hoá tổ chức cơ thể ở các hệ cơ quan như sau:
*Hệ hô hấp: 
- Từ chỗ hô hấp chưa phân hoá, thở bằng màng bọc( ĐVNS), thở bằng da (Ruột khoang, Giun đốt) à hình thành thêm phổi song chưa hoàn chỉnh, da vẫn tồn tại ( Lưỡng cư)à hình thành hệ ống khí( Chân khớp) à hình thành phổi( Bò sát) àhình thành phổi và túi khí( Chim)
*Hệ tuần hoàn:
- Từ chỗ chưa được phân hoá(ĐVNS, Ruột khoang) à hệ tuần hoàn được hình thành, tim chưa phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất( Giun đốt, Chân khớp) à tim đã phân hoá thành tâm nhĩ, tâm thất(ĐVCXS)
*Hệ thần kinh:
-Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá(ĐVNS) à hệ thần kinh hình mạng lưới(Ruột khoang) à hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng(Giun đốt) à hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng(Chân khớp)à hệ thần kinh hình ống với bộ não và tuỷ sống( ĐVCXS)
*Hệ sinh dục:
- Hệ sinh dục chưa được phân hoá(ĐVNS) àđược phân hoá song chưa có ống dẫn sinh dục( Ruột khoang) à có ống dẫn sinh dục( Giun đót, Chân khớp, ĐVCXS)
BÀI 55 Tiến hoá về sinh sản
I/ Sinh sản vô tính
Kiểu sinh sản
Tên động vật
Phân đôi
Amíp, trùng roi, trùng giày
Mọc chồi
Thuỷ tức, san hô
II/ So sánh giữa hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính
- Hình thức sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh
- Hình thức sinh sản hữu tính : có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh
VD: Giun đất lưỡng tính, thụ tinh ngoài, giun đũa phân tính , thụ tinh trong.
 + Thụ tinh ngoài: trứng được thụ tinh ngoài cơ thể mẹ
 + Thụ tinh trong: trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ
 + Cá thể lưỡng tính: yếu tố đực và cái trên cùng một cơ thể
 + Cá thể phân tính: yếu tố đực và cái có trên hai cá thể khác nhau
Tên loài
Thụ tinh
Sinh đẻ
Phát triển phôi
Tập tính bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Ấu trùng tự đi kiếm mồi
Châu chấu
Trong
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Ấu trùng tự đi kiếm mồi
Cá chép
Ngoài
Đẻ trứng
Trực tiếp(không qua nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm mồi
Ếch đồng
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Con non tự đi kiếm mồi
Thằn lằn bóng đuôi dài
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp(không qua nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm mồi
Chim bồ câu
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp(không qua nhau thai)
Làm tổ ấp trứng
Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi
Thỏ
Trong
Đẻ con
Trực tiếp(có nhau thai)
Đào hang, lót ổ
Nuôi con bằng sữa mẹ
- Sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng thụ tinh trong vì sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp, sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện trong môi trường nước( ngoài cơ thể mẹ) không an toàn. Còn ở sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn(trong cơ thể mẹ) và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn.
- Sự tiến hóa được thể hiện ở các mặt: thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng và con
- Ý nghĩa: Sự tiến hóa hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.
* Sự tiến hoá của hình thức sinh sản hữu tính:
- Sự thụ tinh: Thụ tinh ngoàià thụ tinh trong;
- Đẻ trứng à đẻ con; 
- Phôi phát triển có biến thái à Trực tiếp (không nhau thai ) à Trực tiếp( có nhau thai); 
- Không có tập tính bảo vệ trứng à làm tổ ấp trứng à đào hang, lót ổ; 
- Ấu trùng tự đi kiếm mồi à Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi à nuôi con bằng sữa mẹ
* Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
BÀI 57 Đa dạng sinh học
I/Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng
Môi trường đới lạnh
Môi trường hoang mạc đới nóng
Những đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò của các đặc điểm thích nghi
Những đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò của các đặc điểm thích nghi
Cấu tạo
Bộ lông dày
Giữ nhiệt cho cơ thể
Cấu tạo
Chân dài
Vị trí cơ thể cao so với cát nóng , mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
Mỡ dưới da dày
Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét
Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày
Không bị lún, đệm thịt chống nóng
Lông màu trắng(mùa đông)
Dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù
Bướu mỡ lạc đà
Màu lông giống màu cát
Nơi dự trữ mỡ(nước trao đổi chất)
Giống màu môi trường
Tập tính
Ngủ trong mùa đông
Tiết kiệm năng lượng
Tập tính
Mỗi bước nhảy cao và xa
Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Di cư về mùa đông
Tránh rét , tìm nơi ấm áp
Di chuyển bằng cách quăng thân
Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ
Tận dụng nguồn nhiệt
Hoạt động vào ban đêm
Để tránh nóng ban ngày
Khả năng đi xa
Tìm nguồn nước
Khả năng nhịn khát
Khí hậu quá khô. Thời gian để tìm nơi có nước lâu
Chui rúc vào sâu trong cát
Chống nóng
II/ Sự đa dạng số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa hơn đới lạnh và hoang mạc đới nóng vì:
Trong môi trường nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định nên thực vật phát triển phong phú, đa dạng, là nguồn thực phẩm dồi dào, là môi trường sống thích hợp cho động vật phát triển mạnh
Trong cùng điều kiện sống có nhiều loài sinh vật cùng sinh sống nên đã tận dụng hết nguồn sống, giảm được sự cạnh tranh- khống chế không cần thiết giữa các động vật, giữa động vật- thực vật nên trong môi trường này động vật có số lượng loài nhiều hơn
III/Những lợi ích của đa dạng sinh học
Cung cấp thực phẩm
Sức kéo
Dược liệu
Sản phẩm công nghiệp( da , lông, sáp ong, cánh kiến ...)
Nông nghiệp(thức ăn cho gia sức, phân bón)
Tiêu diệt các loài sinh vật có hại
Có giá trị văn hóa
Giống vật nuôi(gia cầm, gia súc ..)
IV. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
 - Nguyên nhân: 
 + Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật
 + Nạn săn bắt động vật hoang dại, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước...
 + Khai thác dầu khí, giao thông trên biển
- Biện pháp:
 + Cấm săn bắt, đốt phá rừng bừa bãi
 + Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường
 + Cấm buôn bán động vật quý hiếm

File đính kèm:

  • docDecuongSinh7HKII.doc