Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 1 đến tiết 36
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 1 đến tiết 36, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình sinh học 7 Học kỳ I :18 tuần x 2 tiết/ tuần = 36 tiết Học kỳ II :17 tuần x 2 tiết/ tuần = 34 tiết Cả năm : 35 tuần x 2 tiết/ tuần = 70 tiết Mở đầu NS : Tiết 1 thế giới động vật đa dạng, phong phú. NG : A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh hiểu được thế giới động vật thật đa dạng và phong phú : về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống. - Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi có một thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào. - Có kỹ năng quan sát, kỹ năng phân biệt các loài động vật qua tranh và thực tế. - Hình thành lòng yêu thích bộ môn. B Phương tiện. + Giáo viên : Tài liệu về động vật + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + G/v kiểm tra dụng cụ học tập của h/s. II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. + Thông tin cho biết điều gì ? - Yêu cầu h/s quan sát H1.1 và H1.2. + Qua thông tin và hình vẽ em rút ra kết luận gì ? + Kể tên các loài động vật có được khi : Tát một ao cá, đơm đó qua đêm ? + Kể tên các loài động vật tham gia vào bản giao hưởng ban đêm ? - G/v gọi h/s bổ sung. - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. I Sự đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể - Động vật ở khắp mọi nơi trên hành tinh. - Chúng phân bố rộng rãi. - Cùng với thực vật, động vật góp phần tạo nên sự bền vững và vẻ đẹp của thiên nhiên. 1 Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể. - Động vật vô cùng đa dạng và phong phú với khoảng 1,5 triệu loài. - Một số động vật rất lớn : Trai tượng, voi châu phi, cá voi xanh... - Một số động vật rất nhỏ : Vi rút, vi khuẩn. - Tát một ao cá ta thấy rất đa dạng về loài. - Động vật tham gia vào bản giao hưởng ban đêm là động vật có cơ quan phát thanh - Một số loài có rất nhiều cá thể : Châu chấu, bướm trắng, hạc.. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H1.4. - Thảo luận nhóm ghi tên các động vật nhận biết được với 3 môi trường : Nước, cạn, trên không. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. - H/s nghiên cứu mục bài tập trả lời. + Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu lạnh giá ở vùng bắc cực ? + Nguyên nhân nào làm cho động vật ở vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú ? + Động vật nước ta có đa dạng và phong phú không ? Vì sao ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế ý thức bảo vệ động vật cho h/s. 2 Đa dạng về môi trường sống. - Động vật có các môi trường sống khác nhau và thích nghi với môi trường đó. - Dưới nước có : Cá trình, cá nhà táng, sứa, mực.. - Trên cạn có : Vượn, hươu, thỏ... - Trên không có : Đại bàng, quạ... + Chim cánh cụt có lớp mỡ dày, lông rậm và tập tính chăm sóc con chu đáo nên thích nghi với khí hậu lạnh giá ở Bắc cực. + Động vật ở vùng nhiệt đới đa dạng là do có nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú... + Động vật nước ta rất phong phú và đa dạng vì có tài nguyên rừng, biển lớn và khí hậu nhiệt đới gió mùa. III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học, h/s đọc ghi nhớ SGK trang 8. + Chúng ta cần làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú ? IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 2, kẻ bảng trang 9, 11. Chuẩn bị phiếu học tập cho giờ sau. _____________________________________________ NS : Tiết 2 phân biệt động vật với thực vật. NG : đặc điểm chung của động vật. A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh hiểu được sinh vật mặc dù có những đặc điểm giống nhau nhưng cũng khác nhau ở một số đặc điểm cơ bản. Nêu được đặc điểm chung của động vật để nhận biết trong thiên nhiên. - Phân biệt ĐVKXS và ĐVCXS và vai trò của chúng trong tự nhiên và đời sống con người. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Hãy kể tên các động vật có ở địa phương. Chúng có đa dạng và phong phú không ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Phân biệt động vật và thực vật. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. Quan sát H2.1. - Thảo luận nhóm. Hoàn thành bảng 1 trang 9. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. - Yêu cầu h/s thảo luận lớp. + Thực vật giống động vật ở chỗ nào ? + Thực vật giống khác vật ở chỗ nào ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Phân biệt động vật và thực vật. + Động vạt giống thực vật ở : Cùng có cấu tạo tế bào, có khả năng sinh trưởng và phát triển. + Động vật khác thực vật ở chỗ : Thành tế bào không có xenlulô, chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển, có thần kinh, giác quan. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung và sự phân chia của động vật. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - Thảo luận nhóm tìm đặc điểm chung của động vật. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. - G/v giới thiệu cách phân chia giới động vật. 2 Đặc điểm chung của động vật. - Động vật có đặc điểm chung là. + Có khả năng di chuyển. + Có hệ thần kinh và giác quan. + Dị dưỡng tức là khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn. 3 Sơ lược phân chia giới động vật. - Giới động vật được chia làm hơn 20 ngành. - Trong chương trình sinh học 7 sẽ nghiên cứu 8 ngành chủ yếu được sắp xếp như SGK. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của động vật. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - Thảo luận nhóm. Hoàn thành bảng 2 trang 11. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. + Vậy động vật có vai trò gì ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 2 Vai trò của động vật. - Động vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. - Nội dung bảng 2 trang 11. III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học, h/s đọc ghi nhớ SGK trang 12. + Nêu đặc điểm chung và vai trò của động vật ? IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 3, lấy váng nước cống rãnh, ao hồ.... chuẩn bị cho giờ sau. _____________________________________________ Chương I : Ngành động vật nguyên sinh. NS : Tiết 3 quan sát một số động vật nguyên sinh. NG : A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh thấy được nơi sống củ động vật nguyên sinh : Trùng roi, trùng giày. Cũng như cách thu thập và nuôi cấy chúng. - Quan sát trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi để thấy được hình dạng, cách di chuyển của chúng. - Rèn kỹ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, tranh trùng roi, trùng giày, kính hiển vi, lam kính, la men, hộp tiêu bản ĐVNS. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ, váng nước có ĐVNS.. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Hãy phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trùng giày. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - G/v hướng dẫn h/s quan sát trùng giày trên kính hiển vi. Đối chiếu với hình vẽ H3.1A. + Nêu hình dạng của trùng giày ? - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin + Thông tin cho biết gì ? - Yêu cầu h/s thảo luận nhóm bài tập trang 15. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. - Yêu cầu h/s thảo luận lớp. + Thực vật giống động vật ở chỗ nào ? + Thực vật giống khác vật ở chỗ nào ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Quan sát trùng giày. - H/s quan sát trên kính. a, Hình dạng. + Trùng giày có hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày. b, Di chuyển. + Trùng giày bơi trong nước rất nhanh nhờ lông bơi. Chúng di chuyển vừa tiến vừa xoay. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trùng roi. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - G/v hướng dẫn h/s quan sát trùng roi trên kính hiển vi. Đối chiếu với H3.2, H3.3. + Nêu hình dạng cách di chuyển của trùng roi ? - G/v chốt lại. - Yêu cầu h/s thảo luận bài tập trang 16. - Yêu cầu các nhóm báo cáo. - G/v chốt lại. 2 Quan sát trùng roi. - H/s quan sát trên kính hiển vi. * Kết luận. - Trùng roi là cơ thể đơn bào có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn, đầu có roi. - Di chuyển nhờ roi xoáy vào nước vừa tiến vừa xoay. - Có thể tự dưỡng hoặc dị dưỡng tuỳ điều kiện sống. - Trùng roi có màu xanh nhờ màu xanh của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể. III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học. + Nêu các thao tác quan sát trùng roi, trùng giày ? - Yêu cầu h/s thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh lớp học IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 4, lấy váng nước cống rãnh, ao hồ.... chuẩn bị cho giờ sau. Vẽ trùng roi, trùng giày vào vở. _____________________________________________ NS : Tiết 4 trùng roi. NG : A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh thấy được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi. Trên cơ sở cấu tạo hiểu được dinh dưỡng và sinh sản của chúng. - Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ vế nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. - Rèn kỹ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, tranh trùng roi, kính hiển vi, lam kính, la men, hộp tiêu bản ĐVNS. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ, váng nước có trùng roi. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Nêu hình dạng, di chuyển của trùng roi ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, qua bài trước. - Thảo luận nhóm. + Có thể gặp trùng roi ở đâu ? + Trùng roi có cấu tạo cơ thể và di chuyển như thế nào ? - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. + Trùng roi dinh dưỡng như thế nào ? + So sánh dinh dưỡng của trùng roi với thực vật và động vật ? + Trùng roi hô hấp như thế nào ? + Trùng roi sinh sản như thế nào ? - Yêu cầu h/s thảo luận lớp. - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Trùng roi xanh. - Trùng roi xanh sống ở nước ao tù, đầm, ruộng, rãnh nước... a, Cấu tạo và di chuyển. - Trùng roi là cơ thể đơn bào có kích thước hiển vi, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, đầu có roi. - Cấu tạo cơ thể có nhân, chất nguyên sinh, chứa các hạt diệp lục, hạt dự trữ, điểm mắt để phân biệt ánh sáng, di chuyển nhờ roi xoáy vào nước vừa tiến vừa xoay. b, Dinh dưỡng. - Có thể tự dưỡng khi có ánh sáng. - Dị dưỡng khi vào chỗ tối lâu ngày. - Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng cơ thể. c, Sinh sản. - Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. Nhân phân đôi trước sau đó tới CNS và các bào quan. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tính hướng sáng của trùng roi. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - Thảo luận nhóm bài tập trang 18. - Yêu cầu các nhóm báo cáo. - G/v chốt lại. + Trùng roi giống và khác thực vật ở chỗ nào ? d, Tính hướng sáng của trùng roi. - Nhờ có hạt diệp lục trùng roi xanh luôn tự dưỡng là chủ yếu nên nó luôn hướng về chỗ sáng. - Trùng roi tiến về chỗ sáng nhờ roi và điểm mắt. - Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ có hạt diệp lục. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu về tập đoàn trùng roi. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. + Nêu khái quát về tập đoàn trùng roi, ý nghĩa tập đoàn trùng roi. - Thảo luận nhóm bài tập trang 19. - Yêu cầu các nhóm báo cáo. - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 2 Tập đoàn trùng roi. - Tập đoàn trùng roi ( Vôn vốc ) có hình cầu, màu xanh lá cây, bơi lơ lửng, xoáy tròn. - Đáp án. 1 Trùng roi ; 2 Tế bào. 3 Đơn bào ; 4 Đa bào. III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học. H/s đọc ghi nhớ SGK trang 19. + Nêu cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển, sinh sản của trùng roi. ý nghĩa của tập đoàn trùng roi ? IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 5, trả lời câu hỏi SGK. _____________________________________________ NS : Tiết 5 trùng biến hình và trùng giày. NG : A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh thấy được cấu tạo, sinh sản, lối sống của trùng biến hình và trùng giày. - Trên cơ sở hai đại diện này chú trọng tới đặc điểm khái quát như : Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, tranh trùng biến hình, trùng giày. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Nêu hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trùng biến hình. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H5.1 và qua bài trước. - Thảo luận nhóm. + Có thể gặp trùng biến hình ở đâu ? + Trùng biến hình có cấu tạo cơ thể và di chuyển như thế nào ? - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H5.2. - Thảo luận nhóm bài tập trang 20. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. +Trùng biến hình hô hấp như thế nào ? + Trùng biến hình s.sản như thế nào ? - Yêu cầu h/s thảo luận lớp. - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Trùng biến hình. - Trùng biến hình là một đại diện của lớp trùng chân giả. - Sống ở mặt bùn ao tù nước đọng... - Kích thước thay đổi từ 0,01mm đến 0,05mm a, Cấu tạo và di chuyển. - Là một cơ thể đơn bào đơn giản nhất. - Cơ thể có khối chất nguyên sinh lỏng và nhân. - Di chuyển nhờ chất nguyên sinh dồn về một phía thành chân giả. b, Dinh dưỡng. - Bắt và tiêu hoá mồi qua 4 giai đoạn 2, 1, 3, 4 như SGK trang 20. - Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. - Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng cơ thể. c, Sinh sản. - Bằng cách phân đôi cơ thể * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trùng giày. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H5.3 và qua bài trước. - Thảo luận nhóm. + Có thể gặp trùng giày ở đâu ? + Trùng giày có cấu tạo cơ thể và di chuyển như thế nào ? + Trùng giày dinh dưỡng như thế nào ? - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. + Trùng giày có nhân giống và khác trùng biến hình như thế nào ? + So sánh không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình ? + So sánh tiêu hoá của trùng giày và trùng biến hình ? - G/v chốt lại. - H/s nghiên cứu thông tin. + Nêu sinh sản của trùng giày ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 2 Trùng giày. - Trùng giày là một đại diện của lớp trùng cỏ. - Tế bào đã phân hoá thành nhiều bộ phận. a, Cấu tạo và di chuyển. - Trùng giày có hai nhân : Nhân lớn, nhân bé. - Di chuyển nhờ lông bơi, lông bơi ở vùng miệng tạo thành một vòng xoắn để quấn thức ăn vào miệng. b, Dinh dưỡng. - Không bào tiêu hoá vận chuyển thức ăn theo một đường nhất định, chất cạn bã được thải ra ngoài qua lỗ huyệt. - Không bào co bóp có 2 và thay nhau co bóp nhịp nhàng bơm nước thừa ra khỏi cơ thể. Mỗi không bào có hình hoa thị, giữa là túi chứa, xung quanh là rãnh dẫn nước. - Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng cơ thể. c, Sinh sản. - Bằng cách phân đôi theo chiều ngang. - Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học. H/s đọc ghi nhớ SGK trang 22. + Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình ở điểm nào ? IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 6, trả lời câu hỏi SGK. Kẻ bảng trang 24, đọc mục em có biết ? _____________________________________________ NS : Tiết 6 trùng kiết lỵ và trùng sốt rét. NG : A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh thấy được trong số các ĐVNS có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong đó có trùng kiết lỵ và trùng sốt rét. - Nhận xét được nơi ký sinh, cách gây hại từ đó rút ra được các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét và bệnh kiết lỵ. - Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét gây bệnh sốt rét đến nay vẫn tái phát do muỗi Anôphen truyền bệnh. Cần phân biệt muỗi thường, muỗi Anôphen và các biện pháp phòng bệnh ở nước ta. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, tranh trùng kiết lỵ, trùng sốt rét. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Nêu hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trùng kiết lỵ. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H6.1 và H6.2. - Thảo luận nhóm bài tập trang 23. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. + Người bị bệnh kiết lỵ có những biểu hiện gì ? + Cần làm gì để phòng bệnh kiết lỵ ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Trùng kiết lỵ. - Sống ký sinh ở ruột. - Giống TBH là có chân giả, có hình thành bào xác. - Khác TBH ở chỗ có chân giả rất ngắn, chỉ ăn hồng cầu. - Sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp cơ thể. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trùng sốt rét. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H6.3. - Thảo luận lớp. + Có thể gặp trùng sốt rét ở đâu ? + Trùng sốt rét có cấu tạo cơ thể và di chuyển như thế nào ? + Trùng sốt rét dinh dưỡng như thế nào ? - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H6.3 và H6.4. - Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng trang 24. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. - H/s nghiên cứu thông tin. + Vì sao bệnh sốt rét lại hay xẩy ra ở vùng núi ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 2 Trùng sốt rét. a, Cấu tạo và dinh dưỡng. - Sống ký sinh ở máu người - Kích thước nhỏ, không có cơ quan di chuyển và các bào quan. - Dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào. b, Vòng đời. - Trung sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. - Chúng sinh sản rất nhanh theo chu kỳ 48 giờ chúng phá huỷ hồng cầu gây sốt cách nhật. c, Bệnh sốt rét ở nước ta. - Thường xẩy ra ở miền núi vì có khí hậu thuận lợi, nhiều vũng lầy, cây cối rậm rạp, kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp... III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học. H/s đọc ghi nhớ SGK trang 25. + So sánh dinh dưỡng của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét ? + Nêu tác hại của trùng sốt rét và trùng kiết lỵ ? IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 7, trả lời câu hỏi SGK. Kẻ bảng trang 26, đọc mục em có biết ? _____________________________________________ NS : Tiết 7 đặc điểm chung – vai trò thực tiễn của NG : động vật nguyên sinh. A Mục tiêu. - Qua các đại diện của ĐVNS đã học, học sinh thấy được đặc điểm chung của ĐVNS. - Thấy được vai trò thực tiễn của ĐVNS. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, tranh ĐVNS. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Nêu tác hại của trùng kiết lỵ với đời sống con người ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đặc điểm chung của ĐVNS. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - Thảo luận nhóm điền từ vào bảng trang 26. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. + ĐVNS tự do có đặc điểm gì ? + ĐVNS kí sinh có đặc điểm gì ? + ĐVNS có đặc điểm gì chung ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Đặc điểm chung. - Động vật nguyên sinh tự do có đặc điểm : Có cơ quan di chuyển phát triển, dinh dưỡng kiểu động vật. - Động vật nguyên sinh kí sinh có đặc điểm : Có cơ quan di chuyển tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản vô tính rất nhanh. - Đặc điểm chung của ĐVNS là : Cơ thể có một tế bào, đảm nhận mọi chức năng của cơ thể sống. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò của ĐVNS. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - Thảo luận lớp. + Nêu những vai trò của ĐVNS trong một ao cá ? - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H7.1 và H7.2 thảo luận nhóm bảng 2 trang 28. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. + Qua bảng 2 em hãy nêu vai trò của ĐVNS ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 2 Vai trò thực tiễn. - ĐVNS có ở mọi nơi : nước ngọt, nước mặn. - ĐVNS trong ao cá là thức ăn chủ yếu của giáp xác nhỏ mà giáp xác nhỏ là thức ăn chủ yếu của cá. - Vai trò của ĐVNS : + Là thức ăn của động vật nhỏ và giáp xác. + Gây bệnh cho động vật. + Gây bệnh cho người. + Là vật chỉ thị địa tầng ( Trùng lỗ ). III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học. H/s đọc ghi nhớ SGK trang 28. + Hãy kể tên ĐVNS có lợi trong ao cá ? + Hãy kể tên ĐVNS gây bệnh cho người và động vật ? IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 8, trả lời câu hỏi SGK. Kẻ bảng trang 30, đọc mục em có biết ? _____________________________________________ Chương II : Ngành ruột khoang NS : Tiết 8 thuỷ tức. NG : A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh thấy được hình dạng ngoài, cách di chuển của thuỷ tức. - Phân biệt được cấu tạo, chức năng của một số tế bào của thành cơ thể thuỷ tức, để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, tranh thuỷ tức. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Nêu đặc điểm chung của ngành ĐVNS ? - Hãy kể tên ĐVNS gây bệnh cho người và động vật ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về hình dạng ngoài và di chuyển. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H8.1. - Thảo luận lớp. + Thuỷ tức có hình dạng như thế nào ? - Quan sát H8.2. + Mô tả bằng lời quá trình di chuyển của thuỷ tức ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Hình dạng ngoài và di chuyển. - Hình trụ dài, phần dưới gọi là đế, phần trên có lỗ miệng và các tua miệng. - Cơ thể có đối xứng toả tròn. - Di chuyển có hai cách : Sâu đo và lộn đầu. + Khi di chuyển từ trái sang phải chúng đã phối hợp giữa tua miệng với sự uấn nặn nhào lộn của cơ thể. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cấu tạo trong. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin. - Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng trang 30. - G/v gọi các nhóm báo cáo. - G/v gọi các nhóm khác bổ sung. - G/v chốt lại. + Nêu cấu tạo trong của thuỷ tức ? - G/v chốt lại. 2 Cấu tạo trong. - Thành cơ thể có hai lớp tế bào là lớp ngoài và lớp trong, giữa hai lớp là tầng keo mỏng. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H8.1. + Diễn đạt quá trình bắt mồi của thuỷ tức ? + Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào ? + Nhờ loại tế bào nào của cơ thể mà mồi được tiêu hoá ? + Thuỷ tức thải bã bằng cách nào ? - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin trang 31. + Thuỷ tức sinh sản vô tính như thế nào ? + Khi nào thuỷ tức mọc chồi ? + Thuỷ tức sinh sản hữu tính như thế nào ? + Thuỷ tức tái sinh như thế nào ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 3 Dinh dưỡng. - Thuỷ tức giết mồi bằng tế bào gai độc, đưa mồi vào miệng bằng tua miệng. - Tế bào mô cơ- tiêu hoá gúp tiêu hoá mồi. - Chất thải qua miệng ra ngoài. 4 Sinh sản. a, Mọc chồi. - Sinh sản vô tính bằng mọc chồi. - Chồi non khi tự kiếm được mồi sẽ tách ra và sống độc lập. b, Sinh sản hữu tính. - Tế bào trứng được thụ tinh sau đó phân cắt nhiều lần phát triển thành thuỷ tức con. c, Tái sinh. - Từ một phần cơ thể phát triển thành thuỷ tức con. III Củng cố - luyện tập. - Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản của bài học. H/s đọc ghi nhớ SGK trang 32. + Trình bày cấu tạo trong và sinh sản của thuỷ tức ? IV Hướng dẫn về nhà. - Học bài, đọc bài 9, trả lời câu hỏi SGK. Kẻ bảng trang 33, 35, đọc mục em có biết ? _____________________________________________ NS : Tiết 9 đa dạng của ngành ruột khoang. NG : A Mục tiêu. - Qua bài học học sinh thấy được Ruột khoang sống chủ yếu ở biển rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể nhất là ở vùng biển nhiệt đới. Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống tự do bơi lội ở biển. Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm. B Phương tiện. + Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, tranh sứa, hải quỳ. + Học sinh : Phiếu học tập, bút dạ. C Hoạt động dạy học. I Mở đầu. + Tổ chức : 7A 7B + Kiểm tra. - Nêu hình dạng, cấu tạo và di chuyển của thuỷ tức ? II Phát triển bài. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sứa. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H9.1. - Thảo luận nhóm điền dấu vào bảng 1 trang 33. - H/s báo cáo. G/v chốt lại. + So sánh đặc điểm cấu tạo của sứa với thuỷ tức ? + Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với đời sống bơi lội tự do ? - G/v chốt lại và liên hệ thực tế. 1 Sứa. - Sứa và thuỷ tức có cấu tạo chung giống nhau. - Sứa thích nghi với đời sống tự do ở biển - Di chuyển bằng dù. - Tua miệng một số loài sứa có độc gây ngứa, có khi bỏng da. - Đặc điểm thích nghi của sứa với đời sống tự do bơi lội : Cơ thể hình dù, tua miệng ở dưới, di chuyển bằng cách co bóp dù. Nhưng vẫn giữ đặc điểm của ngành Ruột khoang : Có đối xứng toả tròn, tự vệ bằng tế bào gai. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hải quỳ. - G/v yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin, quan sát H9.2. + Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển của hải quỳ, so sánh với sứa ? - G/v chốt lại. 2 Hải quỳ. - Cơ thể hình trụ, kích thước nhỏ, có nhiều tua miệng xếp đối xứng.
File đính kèm:
- Giáo án sinh hoc 7.doc