Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết

doc14 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Sinh học 7
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các nagnhf giun.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận biết.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức làm bài độc lập, tự giác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nội dung câu hỏi kiểm tra.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về động vật nguyên sinh, ruột khoang, các ngành giun.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp: 	7A 	7B 	7C 	7D
2. Bài mới:
A. Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Ngành động vật nguyên sinh
2
0, 5
2
0, 5
1
2,25
5
3,5
Ngành ruột khoang
2
0,5
1
0,25
1
0,25
4
1
Các ngành giun
2
1,5
1
3,5
2
0,5
5
5,5
Tổng
4
1
6
5,75
4
3,25
14
10
B. Nội dung câu hỏi.
I- Trắc nghiệm khách quan. (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu chỉ ý trả lời đúng trong các câu sau.
Câu1: (0,25 điểm). Môi trường sống của trùng roi xanh là:
A. Ao, hồ, ruộng 	C. ở cơ thể động vật và người
B. Biển 	D. Cả A, B và C
Câu 2: (0,25 điểm). Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào ?
A. Tự dưỡng 	C. Tự dưỡng và dị dưỡng
B. Dị dưỡng 	D. Ký sinh
Câu 3: (0,25 điểm). Trùng roi xanh sinh sản bằng cách nào ?
A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.
B. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
C. Tiếp hợp.
D. Cả A, B, C
Câu 4: (0,25 điểm). Động vật nguyên sinh nào sau đây di chuyển bằng chân giả:
A. Trùng roi xanh. 	C. Trùng đế giày
B. Trùng biến hình 	D. Cả A, B, C
Câu 5: (0,25 điểm). Thuỷ tức di chuyển bằng cách nào ?
A. Roi bơi 	C. Kiểu lộn đầu
B. Kiểu sâu đo 	D. Cả B và C
Câu 6: (0,25 điểm). Thành cơ thể thuỷ tức có mấy lớp tế bào ?
A. 1 lớp tế bào 	C. 3 lớp tế bào
B. 2 lớp tế bào 	D. 4 lớp tế bào
Câu 7: (0,25 điểm). Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển ?
A. San hô 	C. Hải quỳ
B. Sứa 	D. San hô và hải quỳ
Câu 8: (0,25 điểm). Hải quỳ sống bám trên vỏ ốc của tôm kí cư, đó là lối sống gì ?
A. Kí sinh 	C. Cộng Sinh
B. Hoại sinh 	D. Cả A, B và C
Câu 9: (0,25 điểm). Trong cơ thể trâu bò sán lá gan nằm ở đâu ?
A. Bắp cơ 	C. Mật
B. Gan 	D. Cả B vàC
Câu 10: (0,25 điểm). Trâu bò bị nhiễm sán lá gan có những biểu hiện gì ?
A. Người nổi nốt 	C. Chậm lớn
B. Gầy rạc 	D. Cả A và B
Câu 11: (0,25 điểm). Nguyên nhân bị mắc bệnh sán dây là gì ?
A. Do ăn uống không vệ sinh. 	C. ăn thịt sống có nhiễm nang sán.
B. Hay ăn thịt sống (gỏi, tái)	D. Cả A và C
Câu 12: (1,25 điểm). Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ chấm ..... thay cho các số 1, 2, 3 .... để hoàn chỉnh các câu sau:
Giun đũa (1).................................................. ở ruột non người. Chúng bắt đầu có (2) .............................................. chưa chính thức, ống tiêu hoá có thêm ruột sau và hậu môn. Giun đũa (3) ...................................... và tuyến sinh dục có dạng ống phát triển.
Giun đũa thích nghị với ký sinh. Có (4) ........................................., dinh dưỡng khoẻ, đẻ nhiều trứng và chúng có khả năng (5) ........................................ rất rộng.
II. Trắc nghiệm tự luận. (6 điểm)
Câu 13: (2,5 điểm). Nêu vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh.
Câu 14: (3,5 điểm). Trình bày đặc điểm chung của ngành giun đốt.
C. Đáp án và biểu điểm.
Mỗi câu có ý đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
a
c
b
b
d
b
b
c
d
d
d
Câu 12: (1,25 điểm)
1. Ký sinh
2. Khoang cơ thể
3. Phân tính
4. Vỏ cuticun
5. phát tán
Câu 13: (2,5 điểm)
* Lợi ích: 
Trong tự nhiên: 	(1 điểm)
- Làm sạch môi trường nước: 	 
- Làm thức ăn cho động vật nước, giáp xác nhỏ, cá biển.
Đối với con người: 	(1 điểm)
- Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mỏ dầu.
- Nguyên liệu chế giấy giáp.
* Tác hại: Gây bệnh cho động vật, người. (0,5 điểm)
Câu 14: (3,5 điểm)
Giun đốt có đặc điểm:
+ Cơ thể dài phân đôi. 	(0,5 điểm)
+ Có xoang cơ thể. 	(0,5 điểm)
+ Hô hấp qua da hay mang. 	(0,5 điểm)
+ Hệ tuần hoàn kín, màu máu đỏ. 	(0,5 điểm)
+ Hệ tiêu hoá phân hoá. 	(0,5 điểm)
+ Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển. 	(0,5 điểm)
+ Di chuyển nhờ chi trên, tơ hoặc thành cơ thể. 	(0,5 điểm)
Tiết 36
Kiểm tra học kì i
Môn: Sinh học 7
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Nhằm kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh qua một kì học.
- Giúp đỡ các em học giỏi, khá, trung bình, yếu.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo, độc lập suy nghĩ làm bài.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nội dung câu hỏi kiểm tra.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp: 	7A: 	7C:
 	7B:	7D:	
2. Bài mới:
A. Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Lớp giáp xác
1
0,2 5
2
0, 5
1
0,25
1
3
5
4
Lớp hình nhện
2
0,25
1
0,25
2
0,5
Lớp sâu bọ
4
1
1
0,25
1
0,25
6
1,5
Lớp cá
1
1
1
1
1
2
3
4
Tổng
7
2,5
4
1,75
5
5,75
16
10
B.Nội dung câu hỏi
I- Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D trước ý trả lời mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 12).
Câu 1: (0,25 điểm). Đặc điểm thích nghi với đời sống dưới nước của tôm là gì ?
A. Thở bằng mang.	C. Có tấm lái.
B. Có những đôi chân bơi.	D. Cả A, B, C đều đúng.	
Câu 2: (0,25 điểm). Khi di chuyển tôm có thể bơi giật lùi bằng cách nào ?
A. Xoè tấm lái, gập mạnh về phía bụng.	
B. Dùng các đôi chân bụng để đẩy nước.
C. Dùng các đôi chân ngực để đẩy nước.
D. Cả B và C.
Câu 3: (0,25 điểm). Chức năng chính của phần đầu ngực tôm là gì ?
A. Định hướng và phát hiện mồi.	C. Bắt mồi và bò.
B. Giữ và xử lí mồi.	D. Cả A, B, và C.
Câu 4: (0,25 điểm). Chân bụng ở tôm có chức năng gì ?
A. Bơi.	C. Ôm trứng.
B. Giữ thăng bằng.	D. Cả A, B và C.
Câu 5: (0,25 điểm). Thức ăn của nhện là gì ?
A. Thực vật.	C. Vụn hữu cơ.
B. Sâu bọ.	D. Mùn đất.
Câu 6: (0,25 điểm). ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào có chức phận bắt mồi và tự vệ ?
A. Đôi chân xúc giác.	C. Núm tuyến tơ.
B. Đôi kìm có tuyến độc.	D. 4 đôi chân bò dài.
Câu 7: (0,25 điểm). Châu chấu di chuyển bằng cách nào ?
A. Bò bằng cả 3 đôi chân.	C. Nhảy và bay.
B. Nhảy bằng đôi chân sau.	D. Cả A, B và C.
Câu 8: (0,25 điểm). Cơ quan nào của Châu chấu thực hiện chức năng hô hấp ?
A. Mang.	C. Hệ thống túi khí.
B. Hệ thống ống khí.	D. Cả A, B và C.
Câu 9: (0,25 điểm). Hệ tuần hoàn của Châu chấu thuộc dạng nào?
A. Hệ tuần hoàn hở.	C. Tim hình ống dài có 2 ngăn.
B. Hệ tuần hoàn kín.	D. Cả A và C.
Câu 10: (0,25 điểm). Hệ thần kinh Châu chấu ở dạng nào?
A. Lưới.	C. Chuỗi hạch.
B. Tế bào rải rác.	D. Cả A, B và C.
Câu 11: (0,25 điểm). Cơ thể Châu chấu gồm những phần nào ?
A. Đầu.	C. Bụng.
C. Ngực.	D. Cả A, B và C.
Câu 12: (0,25 điểm). Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào ?
A. Giai đoạn bướm.	C. Giai đoạn sâu non.
B. Giai đoạn nhộng.	D. Cả A, B và C sai.
Câu 13: (1 điểm). Hãy chọn cụm từ trong các cụm từ (tầng nước, 2 lớp, chất xương, chất sụn) điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2),... để hoàn chỉnh các câu sau:
Cá gồm (1)........................................ lớp cá sụn và lớp cá xương. Chúng có số loài lớn nhất so với các loài khác trong ngành động vật có xương sống. Cá sụn có xương bằng (2)................................. , cá xương có bộ xương bằng (3)....................................... Cá sống trong các môi trường ở những (4)....................................... khác nhau.
II. Trắc nghiệm tự luận: (6 điểm)
Câu 14: (3 điểm). Nêu vai trò của lớp giáp xác đối với đời sống con người ?
Câu 15: (1 điểm). Các cơ quan bên trong nào của cá chép thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước ?
Câu 16: (2 điểm). Muốn biết được các đại diện thuộc lớp cá ta phải dựa vào đặc điểm chung nào ?
..........................................................................................................................................
Kiểm tra chất lượng học kỳ i
Môn: Sinh học lớp 7
(Thời gian 45 phút)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức ở các chương: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy lô gíc, độc lập cho học sinh.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức làm bài độc lập, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Giấy, bút 
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức: 
	Lớp 7A:	Lớp 7B:	Lớp 7C: 	
2. Bài kiểm tra:
Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Ngành động vật nguyên sinh
2
0,5
1
0,25
3
1,75
Ngành ruột khoang
2
0,5
1
3
3
3,5
Các ngành giun
2
0,5
1
0,25
3
0,75
Ngành thân mềm
1
0,25
1
0,25
1
1
3
1,5
Ngành chân khớp
1
0,25
1
2
1
0,25
3
2,5
Tổng
9
4
4
2,75
2
3,25
15
10
3. Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất trong các câu sau. (Từ câu 1 đến câu 11)
Câu 1: (0,25 điểm). Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. Trùng giày, trùng kiết lị. 	B. Trùng biến hình, trùng sốt rét.
C. Trùng sốt rét, trùng kiết lị. 	D. Trùng roi xanh, trùng giày
Câu 2: (0,25 điểm). Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng.
A. Trùng giày. 	B. Trùng biến hình
C. Trùng sốt rét. 	D. Trùng roi xanh
Câu 3: (0,25 điểm). Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá, bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá dài tự miệng đến hậu môn.
C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
Câu 4: (0,25 điểm). Đặc điểm không có ở san hô là:
A. Cơ thể đối xứng toả tròn.	B. Sống di chuyển thường xuyên.
C. Kiểu ruột hình túi. 	D. Sống tập đoàn.
Câu 5: (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở sán lông mà không có ở sán lá gan và sán dây ?
A. Giác bám phát triển. 	B. Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển. 	D. Ruột phân nhánh chưa hậu môn.
Câu 6: (0,25 điểm). Đặc điểm không có ở sán lá gan là:
A. Giác bám phát triển. 	B. Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển. 	D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
Câu 7: (0,25 điểm). Nơi ký sinh của giun đũa là:
A. Ruột non. 	B. Ruột già. 	C. Ruột thẳng. 	D. Tá tràng.
Câu 8: (0,25 điểm). Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt.
A. Trai, sò. 	B. Trai, ốc sên. 	C. Sò, mực. 	D. Trai, ốc vặn.
Câu 9: (0,25 điểm). Những đặc điểm chỉ có ở mực là:
A. Bò chậm chạp, có mai. 	B. Bò nhanh, có 2 mảnh vỏ.
C. Bơi nhanh, có mai. 	D. Bơi chậm, có 1 mảnh vỏ.
Câu 10: (0,25 điểm). Các phần phụ có chức năng giữ và xử lý mồi của tôm sống là:
A. Các chân hàm. 	B. Các chân ngực (càng, chân bò)
C. Các chân bơi (chân bụng) 	D. Tấm lái.
Câu 11: (0,25 điểm). Người ta thường câu tôm sống vào thời gian nào trong ngày.
A. Sáng sớm. 	B. Buổi trưa. 	C. Chập tối. 	D. Ban chiều.
Câu 12: (1,25 điểm). Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B cho phù hợp với các thông tin ở cột A.
A. Động vật nguyên sinh
Nối
B. Đặc điểm
1. Trùng roi
2. Trùng biến hình
3. Trùng giây
4. Trùng kiết lị
5. Trùng sốt rét
1 + ..
2 + ..
3 + ..
4 + ..
5 + ..
a) Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, ký sinh ở thành ruột
b) Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiểu phân đôi và tiếp hợp
c) Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi
d) Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi
e) Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi.
g) Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển.
II. Trắc nghiệm tự luận: (6 điểm)
Câu 13: (3 điểm). Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì ?
Câu 14: (1 điểm). Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả ?
Câu 15: (2 điểm). Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông.
Đáp án - biểu điểm
I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1 - 11 mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
c
d
b
b
c
c
a
d
c
a
c
Câu 12: (1,25 đ).
1 + e	2 + c	3 + b	4 + a	5 + d	
II. Trắc nghiệm tự luận.
Câu 13: (3 điểm). 
- San hô chủ yếu có lợi. (2 đ)
+ ấu trùng của san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loài động vật biển.
+ Các loài san hô tạo thành các dạng bờ biển, bờ chắn, đảo san hô  là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương.
- Người ta bẻ cành san hô ngân vào nước vôi nhằm huỷ hoại phần thịt của san hô, còn lại là bộ xương bằng đá vôi chính lầ vật tring trí. (1 đ)
Câu 14: (1 điểm). 
+ Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ.
+ Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững trắc nên kẻ thù không bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 15: (2 điểm). 
- Sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể gồm 2 phần.
+ Phần đầu, ngực có giác quan, miệng với các chân hàm xung quanh và chân bò.
+ Phần bụng phân đốt rõ, phần phụ là những chân bơi.
- Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
Kiểm tra chất lượng học kỳ i
Năm học 2008 - 2009
Môn: Sinh học 7
(Thời gian: 45 phút)
I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất trong các câu sau. (Từ câu 1 đến câu 11)
Câu 1: (0,25 điểm). Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. Trùng giày, trùng kiết lị. 	B. Trùng biến hình, trùng sốt rét.
C. Trùng sốt rét, trùng kiết lị. 	D. Trùng roi xanh, trùng giày.
Câu 2: (0,25 điểm). Động vật nguyên sinh nào có khả nănng sống tự dưỡng và dị dưỡng.
A. Trùng giày. 	B. Trùng biến hình
C. Trùng sốt rét. 	D. Trùng roi xanh.
Câu 3: (0,25 điểm). Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá, bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá dài tự miệng đến hậu môn.
C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
Câu 4: (0,25 điểm). Đặc điểm không có ở san hô là:
A. Cơ thể đối xứng toả tròn.	B. Sống di chuyển thường xuyên.
C. Kiểu ruột hình túi. 	D. Sống tập đoàn.
Câu 5: (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở sán lông mà không có ở sán lá gan và sán dây ?
A. Giác bám phát triển. 	B. Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển. 	D. Ruột phân nhánh chưa hậu môn.
Câu 6: (0,25 điểm). Đặc điểm không có ở sán lá gan là:
A. Giác bám phát triển. 	B. Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển. 	D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
Câu 7: (0,25 điểm). Nơi ký sinh của giun đũa là:
A. Ruột non. 	B. Ruột già. 	C. Ruột thẳng. 	D. Tá tràng.
Câu 8: (0,25 điểm). Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt.
A. Trai, sò. 	B. Trai, ốc sên. 	C. Sò, mực. 	D. Trai, ốc vặn.
Câu 9: (0,25 điểm). Những đặc điểm chỉ có ở mực là:
A. Bò chậm chạp, có mai. 	B. Bò nhanh, có 2 mảnh vỏ.
C. Bơi nhanh, có mai. 	D. Bơi chậm, có 1 mảnh vỏ.
Câu 10: (0,25 điểm). Các phần phụ có chức năng giữ và xử lý mồi của tôm sông là:
A. Các chân hàm. 	B. Các chân ngực (càng, chân bò)
C. Các chân bơi (chân bụng) 	D. Tấm lái.
Câu 11: (0,25 điểm). Người ta thường câu tôm sống vào thời gian nào trong ngày.
A. Sáng sớm. 	B. Buổi trưa. 	C. Chập tối. 	D. Ban chiều.
Câu 12: (1,25 điểm). Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B cho phù hợp với các thông tin ở cột A.
A. Động vật nguyên sinh
Nối
B. Đặc điểm
1. Trùng roi
2. Trùng biến hình
3. Trùng giây
4. Trùng kiết lị
5. Trùng sốt rét
1 + ..
2 + ..
3 + ..
4 + ..
5 + ..
a) Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, ký sinh ở thành ruột
b) Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiểu phân đôi và tiếp hợp
c) Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi
d) Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi
e) Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi.
g) Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển.
II. Trắc nghiệm tự luận: (6 điểm)
Câu 13: (3 điểm). Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì ?
Câu 14: (1 điểm). Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả ?
Câu 15: (2 điểm). Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông.
.
Kiểm tra cuối học kì iI
Môn: Sinh học 7
I- Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
* Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: (0,25 điểm). Hoạt động sống của thằn lằn bóng đuôi dài ? 
a. Chúng ưa sống ở nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất.
b. Chúng bắt mồi (chủ yếu là sâu bọ ) về ban ngày.
c. Chúng trú đông trong hang đất khô.
d. Cả a, b và c.
Câu 2 : (0,25 điểm) Cấu tạo tim thằn thằn gồm những phần nào ?	
a. Một tâm nhĩ và một tâm thất 	b. Hai tâm nhĩ và một tâm thất có vách hụt
c. Một tâm nhĩ và hai tâm thất 	d. Hai tâm nhĩ và một tâm thất
Câu 3 : (0,25 điểm). Vai trò của lớp bò sát đối với đời sống con người là ?
a. Phần lớn bò sát có ích cho nông nghiệp (thằn lằn tiêu diệt sâu bọ, rắn tiêu diệt chuột..)
b. Chúng được dùng làm thực phẩm (ba ba), dược phẩm (nọc rắn, mật trăn, yếm rùa)
c. Chúng được dùng làm sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn)
d. Cả a, b và c.
Câu 4 : (0,25 điểm). Cơ quan nào tham gia vào quá trình hô hấp của thằn lằn ?
a. Da 	b. Mang 	c. Phổi 	d. ống khí
Câu 5 : (0,25 điểm). ở bồ câu, máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì ?
a. Đỏ tươi 	b. Đỏ tươi và máu pha 	c. Đỏ thẫm 	d. Đỏ tươi, đỏ thẫm và máu pha
Câu 6: (0,25 điểm). Đặc điểm của nhóm Chim bơi là gì ?
a. Không biết bay, đi lại vụng về, thích nghi với đời sống bơi lội.
b. Cánh dài khỏe, có lông nhỏ ngắn và dày, không thấm nước .
c. Chim có dáng đi thẳng, chân ngắn, bốn ngón có màng bơi.
d. Cả a, b và c.
Câu 7: (0,25 điểm). Động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính cao nhất ?
a. Thân mềm b. Sâu bọ 	c. Thú 	d. Chim
Câu 8: (1 điểm). Tìm cụm từ trong các cụm từ: hằng nhiệt, thành cánh, đời sống bay, lông vũ, biến nhiệt điền vào chỗ trống (.....) để hoàn chỉnh các câu sau:
Chim bồ câu là động vật .(1), có cấu tạo ngoài thích nghi với...(2) thể hiện ở những đặc điểm: Thân hình thoi được phủ bằng ..(3) nhẹ xốp, hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc; chi trước biến đổi.......(4); chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau. 
Câu 9: (1,25 điểm). Em hãy lựa chọn những ý nghĩa thích nghi ở cột B sao cho tương ứng vói các đặc điểm ở cột A. 
Cột A : đặc điểm cấu tạo
Cột B : ý nghĩa thích nghi
1. Bộ lông mao dày và xốp
a. Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm, gai. 
2. Chi trước ngắn có vuốt .
b. Giúp thỏ thăm dò thức ăn và tìm môi trường. 
3. Chi sau dài có vuốt.
c. Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy khi bị săn đuổi. 
4. Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén 
d. Giúp thỏ định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù.
5. Tai thính, có vành tai dài, cử động được.
e. Tạo điều kiện cho thỏ đào hanh dễ dàng. 
g. Giữ nước mắtlàm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ cho mắt.
1 + .....	2 + .....	3 + .....	4 + ..... 	5 + .....
II. Trắc nghiệm tự luận.
Câu 10: (2 điểm) Hãy cho biết vai trò của chim đối với đời sống con người ?
................................................................................................................................
Câu11:(2 điểm) Hãy chứng minh rằng cấu tạo ngoài của Dơi thích nghi với đời sống bay ?
Câu 12: (2 điểm). Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản của giới động vật được thể hiện như thế nào?

File đính kèm:

  • docDKT Sinh 7.doc