Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 2 đến bài 11

doc16 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 2 đến bài 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ N NGƯỜI
BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
A NỘI DUNG KIẾN THỨC
Các phần cơ thể:
Cở thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân
Đầu gồm hộp sọ chứa não và các giác quan: thị giác, thính giác, khưu giác, vị giác
Phân thân chia làm 2 khoang được ngăn cách bời cơ hoành. Khoang ngực gồm : tim, phổi thực quan và khí quản. phần bụng gồm gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái, ống đái
Các hệ cơ quan: 
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ Vận động
Cơ và xương 
Nâng đơ và vận động cơ thể
Hệ Hô hấp
Mũi, khí quan, phế quản và hai lá phổi
Thực hiện trao đổi khí Ô xi và CO2 giữa cơ thể và mội trường
Hệ Tiêu hóa 
Miệng, ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
Tiếp nhận, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ thức ăn
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng và Ôxi đến các tế bào. Vận chuyển chất thải và CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết
Hệ bà tiết
Thận, ống dẫn tiểu và bóng đái
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh
Nãi, tũy sóng, dây thần kinh và hạch thần kinh
Tiếp nhận và trả lời kích thích của mội trường, điều hòa hoạt động của các cơ quan
3. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
Hệ thần kinh và nội tiết
Hệ bài tiết
Hệ tuần hoàn 
Hệ vận động
Hệ tiêu hóa
Hệ hô hấp
.
0
- Các hệ cơ quan trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động.
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên một thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ TK và hệ nội tiết.
Bài 3: TẾ BÀO 
Cấu Tạo :
Màng sinh chất
Trung thể
Bộ máy Gôngi
Lưới nội chất
Ti thể
Ribôxôm
Nhân
Nhiễm sắc thể
Nhân con
Chất tế bào
Tế bào
Chức năng của các bào quan trong tế bào 
Các bộ phận
Các bào quan
Chức năng
Màng sinh chất
Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
Chất tế bào 
1.Lưới nội chất
2.Riboxôm
3.Ti thể
4.Bộ máy Gôngi
5.Trung thể
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
1’ Tổng hợp và vận chuyển các chất
2’ Nơi tổng hợp protein
3’ Tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng
4’ Thu nhận hoàn thiện, phân phối sản phẩm
5’. Tham gia quá trình phân chia tế bào 
Nhân
1.Nhiễm sắc thể
2. Nhân con
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào 
1’.Là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền
2’ Chứa ARN cấu tạo nên protein
thành phần hóa học : 
Protein (C,H,O,N,S,P
(N là đặc trưng)
CHẤT HỮU CƠ
Lipit (C,H,O. tỉ lệ 
H : O thay đổi tùy loại
Gluxit (C,H, O. trong đó H,O luôn có tỉ lệ 2H:1O
TPHH
Axit nucleic gồm AND và ARN
Ca, Na, K, Fe, Cu..
CHẤT VÔ CƠ
IV Hoạt động sống của tế bào 
CO2 và chất bài tiết
Nước và muối khoáng
CƠ THỂ
TẾ BÀO
Ôxi
Trao đổi chất
Năng lương cho cơ thể hoạt động
Chất hữu cơ 
Cơ thể lớn lên và sinh sản
Lớn lên 
Phân chia
.
Kích thích
Cơ thể phản ứng lại kích thích
Cảm ứng 
Sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường
Câu 1: Hãy xác định thành phần của tế bào qua các số sau : 
2
4
5
6
7
1
3
Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? 
Trả lời:
Trong tế bào có các thành phần thực hiện các chức năng khác nhau như:
Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào như: 
Lưới nội: chất Tổng hợp và vận chuyển các chất
Riboxôm: Nơi tổng hợp protein
Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng
Bộ máy Gôngi :Thu nhận hoàn thiện, phân phối sản phẩm
Trung thể : Tham gia quá trình phân chia tế bào 
Nhân :Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong hân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất. 
 Tất cả các hoạt động sống nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho sự sống, sự lớm lên, và sinh sản của cơ thể. Đồng thời giúp cho cơ thể phản ứng chính xác với tác động của môi trường sống
 Vì vậy tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 3: Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể ?
Trả lời :
Khi bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, tùy theo tổn thương ở phần nào mà bệnh nhân có thể bi: tim ngừng đập ( hệ tuần hoàn)ngừng thở ( hệ hô hấp), liệt chi( hệ vận động, hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ ( hệ bài tiết, hệ tiêu hóa).. điều này chứng tỏ hệ thần kinh điều hóa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể . 
Câu 4: So sánh tế bào người, động vật và thực vật ? 
Trả lời :
Giống nhau: điều có cấu tạo cơ bàn gồm màng sinh chất, chất tế bào ( có các bào quan) và nhân
Khác nhau: 
Tế bào người
Tế bào động vật
Tế bào thực vật
Màng sinh chất không có vách xenlulo
Màng sinh chất không có vách xenlulo
Màng sinh chất có vách xenlulo
Không có lục lạp
Không có lục lạp
Có lục lạp
Có trung thể
Có trung thể
Không có trung thể
Tế bào có nhiều hình dạng 
Tế bào có nhiều hình dạng 
Tế bào có ít hình dạng
Bài 4: MÔ
I. Khái niện mô: 
Mô: Là một tập hợp tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau đảm nhiệm chức năng nhất định. * Mô gồm: Tế bào và phi bào (yếu tố không có cấu trúc tế bào)
II). Các loại Mô.
1/. Mô biểu bì: 
* Cấu tạo: Chủ yếu là tế bào, không có phi bào, các tế bào xếp sát nhau thành lớp dày. Gồm biểu bì da và biểu bì tuyến
* Chức năng: 
- Bảo vệ, hấp thụ và tiết các chất.
 -Tiếp nhận kích thích từ môi trường
2/. Mô liên kết
* Cấu tạo:
- Gồm tế bào và phi bào (nước, sợi đàn hồi, canxi, sụn)
- Có các loại như mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô máu
* Chức năng:
- Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
- Thực hiện chức năng dinh dưỡng, chức năng đệm.
3/. Mô cơ.
* Cấu tạo:
- Chủ yếu là tế bào, phi bào rất ít, các tế bào xếp thành lớp hoặc thành bó
- Gồm cơ tim, cơ trơn và cơ vân.
* Chức năng: Co giãn tạo nên sự vận động của cơ quan và cơ thể
4/. Mô thần kinh.
* Cấu tạo: Gồm các tế bào thần kinh và thần kinh đệm.
* Chức năng.
- Tiếp nhận kích thích.
- Xử lí thông tin.
- Điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.
Câu 1: Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố ( chức năng) và khả năng co giản ? 
Nội dung
Cơ vân
Cơ trơn
Cơ tim
Số nhân
Có nhiều nhân trong tế bào cơ
Chỉ có một nhân trong tế bào cơ
Có nhiều nhân trong tế bào cơ
Vị trí nhân
ở phía ngoài sát màng
ở giữa
ở giữa
Các vân ngang
Tế bào cơ có vân ngan
Tế tế cơ không có vân ngan
Tế bào cơ có vân ngang
Phân bố 
(chức năn)
Gắng với xương tạo thành hệ cơ xương
Tham gia cấu tạo các nội quan, thực hiện chức năng tiêu hóa, dinh dưỡng, bài tiết
Tham gia cấu tạo tim 
Khả năng co giản
Co giản tốt nhất
Co giản kém
Co giản tốt sau cơ vân
So sanh mô biểu bì. Mô liên kết mô cơ và mô thần kinh
Giống nhau cấu tạo gồm Tế bào và phi bào 
 Khác nhau:
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
TB xếp xít nhau
 TB nằm trong chất cơ bản
TB dài, xếp thành lớp, thành bó.
Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh.
Chức năng
Bảo vệ, hấp thụ, tiết
Nâng đỡ 
(Máu vận chuyển các chất
Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể.
-Tiếp nhận kích thích
-Dẫn truyền xung thần kinh
-xử lí thông tin
-Điều hòa hoạt động các cơ quan
Bài 6 : PHẢN XẠ
1. Cấu tạo của nơron: gồm
- Thân: Chứa nhân, xung quanh có nhiều tua ngắn gọi là sợi ngắn.
- Tua dài là sợi trục thường có bao miêlin bao phủ.
- Nơi tiếp nối các nơron gọi là xinap
2. Chức năng của noron.
- Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại bằng hình thức sinh xung TK.
- Dẫn truyền xung TK: Là khả năng lan truyền xung TK theo chiều nhất định
3. Các loại nơron.
- Nơron hướng tâm ( cảm giác).
- Nơron trung gian ( liên lạc).
- Nơron li tâm ( vận động)
II). Cung phản xạ.
1/. Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ TK.
2/. Cung phản xạ.
* Cung phản xạ: Là con đường xung TK truyền đến cơ quan thụ cảm qua ntrung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
* Cung phản xạ có 5 thành phần:
- Cơ quan thụ cảm.
- Nơron hướng tâm.
- Trung ương TK.
- Nơron li tâm
- Cơ quan phản ứng
3/. Vòng phản xạ.
- Vòng phản xạ: là luồng TK bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi về trung ương TK để điều chỉnh phản xạ.
- Vòng phản xạ giúp cơ thể thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường.
 Câu 1: Hãy xác định thành phần của nơron qua hình bên ( vẽ hình)
Câu 2: Hãy xác định thành phần của cung phản xạ qua các số ( vẽ hình )
Câu 3: (ví dụ)Phân tích đường đi của xung thần kinh ở phản xạ lạnh ð nổi da gà ?
Trả lời :
Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cản ở da làm phát sinh xung thần kinh, xunh thần kinh này theo dây thần kinh hướng tâm truyền về trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát sinh xung thần kinh theo dây thần kinh li tâm truyền đến cơ quan phản ứng ( cơ chân lông) làm cho cơ này co giúp da săm lại nổi da gà giúp cơ thể chống được lạnh
CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG 
Bài 7 Bộ Xương
1. Vai trò của bộ xương:
- Bộ xương tạo nên bộ khung nâng đỡ và giúp cơ thể có hình dạng nhất định.
- Nơi bám cho các cơ.
- Tạo thành khoang cơ thể chứa đựng và bảo vệ nội quan.
- Sinh ra hồng cầu. 
2. Cấu tạo của bộ xương
Bộ xương người được chia làm 3 phần : xương đầu, xương thân và xương chi
Xương đầu : gồm xương sọ và xương mặt
Xương sọ: gồm xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương 
Xương mặt : xương gò má, xương hàm trên, xương hàm dưới
Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực
+ Cột sống cong hình chữ S gồm: 
 7 đốt sống cổ
12 đốt sống ngực
5 đốt thắt lưng
5 đốt cùng
1 đốt cụt 
+ Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn: 10 đôi sườn thật ( một đầu gắng vào cột sống một đầu gắng vào xương ức) 02 đôi sườn giã ( một đầu gắng vào cột sống , đầu kia tự do)
Xương chi : Gồm chi trên và chi dưới
+ Xương chi trên : Xương đai vai ( xương đòn, xương bã) xương cánh tay, xương cẳng tay ( xương trụ, xương quay) các xương bàn tay và xương ngón tay
+ Xương chi dưới : Xương đai hông ( xương chậu, xương hán, xương ngồn) xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân ( xương chày và xương mác) các xương bàn chân và xương ngón chân
Các loại xương: có 3 loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt
Các loại khớp : có 3 loại : 
Khớp động: có vai trò giúp cơ thể cử đông dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động chấn tay
Khớp bán động: có vai trò giúp cơ thể củ động hạn chế tạo dáng đứng thẳng ( cột sống)
Khớp bất động : có vai trò cố định, tạo khung vảo vệ các phần bên trong ( hộp sọ)
Câu 1: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giưa xương tay và xương chân ?
Giống nhau : Đều có các phần tương ứng:
Xương tay: xương đai vai , xương cáng tay, xương cẳng tay, các xương bàn tay và xương ngón tay.
Xương chân : Xương đai hông, xương đùi, xương cẳng chân , các xương bàn chân và xương ngón chân.
Khác nhau:
Xương tay
Xương không to
Không có 
Phù hợp với chức năng lao động 
Khớp cẳng tay linh hoạt hơn
Không có
Xương chân
Xương to
Có thêm xương bánh chè
Phù hợp với chức năng nâng đở cơ thể, tạo dáng đứng thẳng
Khớp đầu gối không linh hoạt 
Xương bàn chân có gót phát triển về phía sau, hình vòm
1
2
3
4
5
1
Câu 2: Ghi tên các bộ phận của xương khớp gối theo thứ tự các số sau: 
4
3
2
5
6
Bài 8 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
Cấu tạo của xương dài: Xương dài gồm 2 phần: Đầu xương và thân xương.
7
6
5
4
3
2
1
Các phần của xương
Cấu tạo
Chức năng
Đầu xương 
Sụn bọc đầu xương
Mô xương xốp gồm các nan xương 
Giảm ma sát trong các khớp
Phân tán lực tác động
Tạo các ô chứa tủy đỏ 
Thân xương 
Màng xương 
Mô xương cứng
Khoang xương 
Giúp xương to ra về bề ngang
Chịu lực, đảm bào vững chắc
Chức tủy đỏ ở tre em sinh hồng cầu, chứ tủy vàng ở người lớn. 
 Câu 1: Xương to ra là do đâu? ở lứa tuổi nào xương phát triển nhanh, tại sao ? ở lứa tuổi nào xương bị giòn gãy? Tại sao ? 
Trả lời :
+ Xương to ra về bề ngang là do các tế bào màng xương phân chia tao ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương
+ Ở tuổi thanh thiếu niên và nhất là tuổi dậy thì xương phát triển rất nhanh. Đến 18-20 tuổi ( với nữ) và 20-25 tuổi ( với nam) thì xương phát triển chặm lại. ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hóa nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lê cốt giao ( chất hữu cơ) giảm vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi diễn ra chặm, không chắc chắn
(Xương dài ra do sự phân chia các tế bào lớp sụn tăng trưởng.)
Câu 2: Trình bài thí nghiệm để chứng minh chất hữu cơ quy định tính mềm dẽo của xương còn chất vô cơ quy định tính rắn chắc của xương ? giải thích tại sao ? 
Trả lời :
+ Lấy một xương dùi ếch ngăm trong cốc đựng dung dịch axit clohidric 10% sau 10 đến 15 phút lấy ra , uốn lại thấy xương cong và mếm dẽo
Tại vì : Axit HCl đã tác dụng với chất vô cơ của xương làm chất vô cơ bị phân hủy, chỉ còn lại chất hữu cơ đó đó xương dẽo
+ Đốt xương đùi ếch trên ngọ lữa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khối bay, để nguội, bốp xương ta thấy xương cứng nhưng vở ra từng mãnh nhỏ
Tại vì khi đốt xương chất hữu cơ đã cháy hết chỉ còn lại chất vô cơ nên xương có đọ rắn chắc. Chất vô cơ quy định tính rắn của xương. 
Bài 9 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤ CỦA CƠ
1
I). Cấu tạo bắp cơ và TB cơ.
1. Cấu tạo bắp cơ: 
7
2
- Bên ngoài là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to. Bên trong bắp cơ có các bó cơ với nhiều sợi cơ.
3
2. Cấu tạo TB cơ ( sợi cơ).
4
- TB cơ có nhiều tơ cơ. Tơ cơ được chia thành tơ cơ dầy và tơ cơ mảnh.
+ Tơ cơ dày (có mấu sinh chất) nằm ở đĩa tối.
9
8
+ Tơ cơ mảnh (trơn) nằm ở đĩa sáng.
5
* Đơn vị cấu trúc: Là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày (đĩa tối ở giữa, 2 nữa đĩa sáng ở hai đầu
 Tính chất của cơ. 
6
- Tính chất của cơ là sự co và dãn
- Sự co cơ: Là quá trình tơ cơ mảnh của đĩa sáng xuyên sâu vào tơ cơ dày ở đĩa tối làm cho TB cơ ngắn lại
- Co cơ khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ TK.
Điền từ thích hợp vào chổ trống?
	- Bắp cơ gồm nhiều_____(1)________ mỗi______(2)__________gồm nhiều_____(3)_______, bọc trong các màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có________(4)_________ bám vào các xương qua khớp. Phần giữa phình to là_______(5)__________ .
	- Khi co cơ_____(6)__________xuyên sâu vào vùng phân bố của______(7)____________ 
	- Cơ____(8)______________Khi có kích thích________(9)____________ và chịu ảnh hưởng của________(10)____________.
Bài 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
I). Công cơ:
- Khi cơ co sinh ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công.
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:
Trạng thái thần kinh.
Nhịp độ lao động.
Khối lượng của vật.
- Cách tính công của cơ:
 A = F. s ( F = m . 10 )
A : Công của cơ ( N.m = J )
F : Lực tác động (N).
s : Quãng đường di chuyển vật (m).
II). Sự mỏi cơ 
* Mỏi cơ: Là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu dẫn đến giãm biên độ co cơ rồi từ từ ngừng hẳn.
1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
+ Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu.
+ Năng lượng cung cấp ít.
+ Sản phẩm tạo ra là axítlactic, tích tụ đầu độc cơ làm cơ mỏi.
2. Biện pháp chống mỏi cơ:
 - Hít thở sâu.
 - Uống nước đường.
 - Xoa bóp cơ. 
 - Cần có chế độ học tập làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
* Để tăng khả năng làm việc của cơ cần:
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, lao động chân tay
Trạng thái thần kinh sảng khoái
Khối lượng và nhịp co cơ phù hợp. 
Bài 11: TIẾN HOÁ HỆ VẬN ĐỘNG
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I). Sự tiến hoá của bộ xương nguời so với bộ xương thú.
2’
2
1’
1
6
Xương đùi người
5
Xương chậu người
4’
4
3
3’
8’
8
7’
7
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
1. Tỉ lệ sọ não/mặt
2. Lồi cằm xương mặt
Lớn
Phát triển
Nhỏ
Không có
3. Cột sống
4. Lồng ngực
Cong ở 4 chỗ
Nở rộng sang 2 bên
Cong hình cung
Nở theo chiều lưng-bụng
5. Xương chậu
6. Xương đùi
7. Xương bàn chân
8. Xương gót chân
Nở rộng
Phát triển, khỏe
Xương gót ngắn, bàn chân hình vòm
Lớn, phát triển về phía sau
Hẹp
Bình thường
Xương gót dài, bàn chân phẳng
Nhỏ
Câu 1: Tìm những đặc điểm chứng minh bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động bằng tay.
Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động bằng tay.
- Hộp sọ lớn.
- Lồi cằm ở xương mặt phát triển.
- Cột sống có 4 chỗ cong.
- Lồng ngực mở rộng sang 2 bên.
- Xương chậu mở rộng.
- Bàn chân hình vòm, xương ngón ngắn. Xương gót lớn phát triển về phía sau.
III). Vệ sinh hệ vận động.
* Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần chú ý:
- Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sáng
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
* Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý.
- Mang vác đều ở hai vai.
- Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiên vẹo.

File đính kèm:

  • docchuong I.doc
Đề thi liên quan