Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43 đến bài 51

doc16 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43 đến bài 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX:
THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Bài 43
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THẦN KINH
Nêu cấu tạo của hệ thần kinh:
Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
+Bô phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống
Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên; có các dây thàn kinh do các bó sợi vận động và bó sợi cảm giác tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên có các hạch thần kinh.
Nêu chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
Hệ thần kinh vận động liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có ý thức
Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ( các cơ quan nội tạng). Đó là những hoạt động không có ý thức.
Hoàn thành sơ đồ sau.
	Tuỷ sống
Hệ TK 
	Bộ phận ngoại biên
 Hạch thần kinh
BÀI 44: THỰC HÀNH
 TÌM HIỂU CHỨC NĂNG LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO TỦY SỐNG)
Thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống
Điều kiện thí nghiệm
Thí nhiệm
Cường độ và vị trí kích thích
Kết quả quan sát
ếch đã hũy não để nguyên tủy
1
Kích thích nhẹ chi sau bên phãi bằng axit HCl 0,3%
Chi sau bên phải co
2
Kích thích mạch chi sau bên phải bằng axit HCl 1%
Cả hai chi sau co
3
Kích thích rất mạnh chi sau bên phải bằng axit HCl 3%
Cả 4 chi và cơ thể ếch co giật
Cắt ngang tủy (ở đôi dây giữa lưng 1 và 2)
4
Kích thích rất mạnh chi sau bên trái bằng axit HCl 3%
Chỉ có 2 chi sau co
5
Kích thích rất mạnh chi trước bên trái bằng axit HCl 3%
Chỉ có 2 chi trước co
Hủy tùy phần trên vết cắt ngang
6
Kích thích rất mạnh chi trước bằng HCl 3%
Cả hai chi trước không co
7
Kích thích rất mạnh chi sau bằng HCl 3%
Cả hai chi sau co 
2. Cấu tạo của tủy sống ( xem hình 44.1 và 44.2 SGK trang 141)
* Cấu tạo ngoài: 
- Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I (C1) -> đốt thắt lưng II .
- Hình dạng: Hình trụ, dài 50cm, có 2 phần phình: phình cổ 4 phình thắt lưng.
- Màu sắc: Trắng bóng.
- Màng tuỷ: Gồm 3 lớp: Màng cứng, màng nhện và màng nuôi. -> bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống.
* Cấu tạo trong: tuỷ sống gồm chất xám và chất trắng
- Chất xám: Nằm trong, có hình cánh buớm, là căn cứ phản xạ không điều kiện.
- Chất trắng: Nằm ngoài, bao quanh chất xám là các đường dẫn truyền thần kinh nối các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau và nối với não
Bài 45: DÂY THẦN KINH TỦY
I). Cấu tạo của dây TK tuỷ:
Có 31 đôi dây TK tuỷ 
- Mỗi dây TK tuỷ gồm:
+ Nhóm sợi TK cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau.
+ Nhóm sợi TK vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước.
- Các nhóm sợi cảm giác và vận động sau khi đi ra khỏi lổ liên đốt đã nhập lại thành dây TK tuỷ. Nên gọi dây thần kinh tủy là dây pha.
II). Chức năng của dây TK tuỷ.
Rễ sau dẫn truyền xung TK cảm giác (rễ hướng tâm).
Rễ trước dẫn truyền xung TK vận động (rễ ly tâm).
Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và vó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước.. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.Bài 46
TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
Nêu vị trí và các thành phần của não bộ:
Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não.não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
Phía sau trụ não là tiểu não
Vị trí, chức năng của tủy sống và trụ não:
Tủy
sống
Trụ
não
Vị trí
chức năng
Vị trí
chức năng
Bộ phận
chất xám
Ở giữa tủy sống, thành dải liên tục
Căn cứ thần kinh( trung khu)
Phân thành các nhân xám
Căn cứ thần kinh
trung ương
chất trắng
Bao xung quanh chất xám
Dẫn truyền dọc
Bao phía ngoài các nhân xám
Dẫn truyền dọc và nối 2 bán cầu tiểu não
Bộ phận
ngoại biên
Dây thần kinh pha
( 31 đôi)
3 loại: dây
cảm giác
( dây thần
kinh)
 - dây vận động
- dây pha thuộc dây thần kinh não 
Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian:
Não trung gian nằm giữa đại não và trụ não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi
Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
Các nhân xám ở vùng dưới đồi là trung uong điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
Nếu cấu tạo và chức năng của tiểu não:
Tiểu não gồm 2 thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám
Chất xám là thành lớp vỏ tiểu não và các nhân
Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh ( tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não)
Chức năng: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não:
Trụ não
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo
Gồm: Hành não, cầu não và não giữa
Chất trắng bao ngoài.
Chất xám ở trong là các nhân xám
Gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị 
Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám
Vỏ chất xám nằm ngoài
Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh
Chức năng
Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp. 
Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp
Nếu cấu tạo và chức năng của trụ não:
Trụ não gồm chất trắng ( ngoài) và chất xám (trong)
Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám
Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là trung khu, nơi xuất phát các dây thần kinh não
Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại:dây cảm giác, dây vận động, dây pha.
Chức năng:
điều khiển, điều hòa các hoạt động của nội quan
Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên và các đường dẫn truyền xuông
Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi?
Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.
Bài 47
ĐẠI NÃO
Nêu cấu tạo của đại não:
Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa
Bề mặt của đại não được phủ bởi 1 lớp chất xám làm thành vỏ não
Bề mặt của đại não có rất nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ não nơi chứa thân noron lên tới 2300-2500cm2
Hơn 2/3 diện tích bề mặt của não nằm trong các rãnh và khe.
Vỏ não chỉ dày khoảng 2-3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp
Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy.
Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh
Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương
Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền
Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau
Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống
Hầu hết các đường này đều bắt chéo nhau hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống
Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các dộng vật khác trong lớp thú.
Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các noron ( khối lượng chất xám lớn hơn)
Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ
Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?
Đều nằm trong chất xám nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sừng bên tủy sống và trong trụ não
Bài 48
HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động
Giống nhau:
Trung khu đều nằm trong chất xám.
Đường hướng tâm của 2 phản xạ đều gồm 1 noron lien hệ với trung khu ở sừng sau chất xám.
Khác nhau:
Đặc điểm so sánh
Cung phản xạ vận động:
Cung phản xạ sinh dưỡng
Noron trung gian
Tiếp xúc với noron vận động ở sừng trước
Tiếp xúc với noron trước hạch sừng bên 
Đường li tâm 
Chỉ có 1 noron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan phản ứng
Gồm 2 noron tiếp giáp nhau trong hạch giao cảm của hệ thần kinh sinh dưỡng.
Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng:
Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: Phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm
Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phần trung ương nằm trong trụ não, tủy sống, phần ngoại biên là các dây thần kinh, hạch thần kinh
So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm:
Cấu tạo
Phân hệ giao cảm
Phân hệ đối giao cảm
Trung ương
Các nhân xám ở sừng bên tủy sống
Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống
Ngoại biên gồm:
Hạch thần kinh
Chuỗi hạch nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách
Hạch nằm gần cơ quan phụ trách
Noron trước hạch( sợi trục có bao mielin)
Sợi trục ngắn
Sợi trục dài
Noron sau hạch ( không có bao mielin)
Sợi trục dài
Sợi trục ngắn
So sánh chức năng phân hệ giao cảm và đối giao cảm
 Các phân hệ 
Tác động lên
Giao cảm
Đối giao cảm
Tim
Tăng lực và nhịp co
Giảm lực và nhịp co
Ruột
Giảm nhu động
Tăng lực giao động 
Phổi
Dãn phế quản nhỏ
Co phế quản nhỏ
Mạch máu ruột
Co 
Dãn
Mạch máu da
Co 
Dãn
Đồng tử 
Co 
Dãn
Mạch máu đến cơ quan
Dãn 
Co 
Cơ bóng đái 
Dãn 
Co 
Tuyến nước bọt
Giảm tiết 
Tăng tiết 
So sánh hức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?
2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hòa được hoạt động của chúng phù hợp với nhu cầu của cơ thể từng lúc, từng nơi.
Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I). Cơ quan phân tích: Gồm
Cơ quan thụ cảm
Dây TK hướng tâm.
Bộ phận tích ở trung ương.
* Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường
II). Cơ quan phân tích thị giác.
 Cơ quan phân tích thị giác gồm:
TB thụ cảm thị giác.
Dây TK thị giác(dây II).
Vùng thị giác ở thuỳ chẩm.
Cấu tạo của cầu mắt.
- Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày, lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô
Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt
Cầu mắt gồm 
a). Màng bọc: Gồm 3 lớp.
Màng cứng: Với phần trước trong suốt là màng giác. trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
 - Màng mạch: Phía trước là màng đen, giữa lòng đen là lỗ đồng tử
Màng Lưới: Ở trong cùng. Trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que
b). Môi trường trong suốt gồm: Thuỷ tinh thể, thuỷ dịch và dịch thuỷ tinh.
Cấu tạo của màng lưới.
Màng lưới có chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que
Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm
Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. Càng xa điểm vàng, số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực. Tuy nhiên, nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.
Do đó, khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng.
Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy.
Như vậy, sự phân tích ảnh cũng xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm
Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ
 trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác
Nêu sự tạo ảnh ở màng lưới:
Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh đến màng lưới ( tạo nên một ảnh nhỏ lộn ngược) sẽ kích thích các tế bào thụ cảm thị giác. Các tế bào này sẽ phát sinh một xung thần kinh truyền về vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật/
Nêu vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:
- Thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng phồng lên hay xẹp xuống giúp ta nhìn rỏ vật.
Khi vật tiến lại gần, mắt phải điều tiết để thể thủy tinh phồng lên kéo ảnh về phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới và ngược lại
Đồng tử sẽ ntn khi đèn phin dọi vào mắt?
Khi dọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi dọi đèn. Đó là phản xạ của đồng tử.Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm lóa mắt.
Ngược lại nếu ta từ sáng vào tối thì đồng tử sẽ dãn ra để có đủ lượng ánh sáng mới có thể nhìn rỏ vật. sự co dãn của đồng tử nhằm điều tiết lượng ánh sáng tác động lên màng lưới
VỆ SINH MẮT
Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục:
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Các khắc phục
Cận thị
Bẩm sinh: cầu mắt dài
Đeo kinh cận
Thể thủy tinh quá phồng
Kính phân kì ( Kính mặt lõm) 
Viễn thị
Bẩm sinh: cầu mắt ngắn
Đeo kính viễn
Do thủy tinh thể bị lão hóa : 
Kính hội tụ ( Kính mặt lồi)
Bệnh đau mắt hột:
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách lây lan
Cách phòng chống
Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù lòa
do virus gây nên
Dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm
Không được dụi tay bẩn vào mắt, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt theo hướng dẫn của Bác sĩ
Ngoài đau mắt hột còn có thể bị đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời
Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
- Vì ảnh của vật hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đẩy vật ra xa do thùy tinh thể bị lão hóa ( già) mất khả năng điều tiết
Bài 51
CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I). Cấu tạo của tai.
Cơ quan phân tích thích giác:
Tế bào thụ cảm thích giác.
Dây TK thích giác (dây VIII).
Vùng thích giác (Thuỳ thái dương).
2. Cấu tạo của tai:
a). Tai ngoài: Gồm có vành tai, ống tai và màng nhỉ.
Vành tai: Hứng sống âm.
Ống tai: Hướng sóng âm.
Màng nhỉ: Khếch đại âm.
b). Tai giữa.
Chuỗi xương tai ( xương búa, xương bàn đạp). có chức năng truyền sóng âm.
Vòi nhỉ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhỉ.
c). Tai trong:
Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm
3. Cấu tạo của ốc tai.
Ốc tai xoán 2,5 vòng cấu tạo gồm ốc tai xương ở ngoài và ốc màng ở trong.
Ốc tai màng gồm 3 loại: Màng tiền đình ở trên, màng cơ sở ở dưới và màng bên.
Trên màng cơ sở có cơ sở có cơ quan Coocti chứa các TB thụ cảm thính giác
II. Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh.
 Sóng âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai làm rung màng nhĩ, rối truyền qua chuỗi xương tai làm rung cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti xuất hiện xung TK truyền về vùng thính giác cho chúng ta nhận biết về âm thanh.
III). Vệ sinh tai.
Giữ vệ sinh tai.
Bảo vệ tai:
+ Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai.
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
+ Có biện pháp phòng chống, giảm tiếng ồn.
Thông tin thêm: 
Tai người nghe được âm thanh từ 20-20 000 Hz, 
Tai cừu có thể nghe được âm thanh dưới 20Hz. 
Trong khi đó tai dơi và cá heo có thể nghe được siêu âm với tần số : 100.000Hz
Tổng số tế bào thụ cảm thính giác ở tai người khoảng 23500 tế bào thính giác

File đính kèm:

  • docÔn HSG 8 chuong IX.doc