Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 37 đến tiết 50

doc54 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 37 đến tiết 50, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01-1-2012
Tiết: 37
 Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
I-Mục tiêu :
 1-Kiến thức:
-Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng 
-Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến món ăn.
 2-Kì năng:
-Rèn kĩ năng phân tích, quan sát.
-Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống
 3-Thái độ:
- Giáo dục ý thức an toàn, vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức 
ăn khoa học.
II-Chuẩn bị:
 1- Chuẩn bị của GV:
-Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng 
-Tranh trẻ em bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu iốt.
 2-Chuẩn bị của HS:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về những bệnh do thiếu vitamin A, D, thiếu iốt.
III-Hoạt động dạy học:
 1- Ổn định tình hình lớp:(1’)- Kiểm tra sĩ số 
 2-Kiểm tra bài cũ:
 3-Giảng bài mới:
a-Giới thiệu bài:
Năm 19536 đoàn thám hiểm của Cactiê đi Canađa bị bệnh xcobut trầm trọng (chảy máu lợi, chảy máu dưới da, viêm khớp...) vì thức ăn không có rau tươi, thịt tươi...và đã được chữa bằng thứ nướcthông theo kinh nghiệm của người Da Đỏ. Mãi đến năm 1912 các nhà bác học mới xác định được rằng người và động vật không thể sống với khẩu phần chỉ gồm các chất prôtêin, gluxit, lipit mà cần phải có những yếu tố phụ thêm mặc dù chúng chỉ cần một lượng rất nhỏ và không có năng lượng. Cũng năm này nhà bác học người Hà lan là Frank đã chiếc ra từ cám một chất chữa bệnh phù. Công thức hóa học của nó có nhóm amin và vì nó rất cần cho sự sống nên được đặt tên là vitamin ( vitamin = sự sống).
b- Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của vitamin đối với đời sống
I-Vitamin
-Yêu cầu HS đọc £ mục 1 ’ hoàn thành bài tập mục s.
-HS đọc £ mục 1 ’ hoàn thành bài tập mục s theo cá nhân.
-Một HS đọc kết quả bài tập, lớp bổ sung để có đáp án đúng: 1,3,5,6.
-Yêu cầu HS đọc £ mục 2 và bảng 34.1 ’ thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
-HS đọc £ mục 2 và bảng vai trò của vitamin thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
H:+Em hiểu vitamin là gì?
+Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản
+Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản
H:+Vitamin có vai trò gì đối với cơ thể?
+Tham gia nhiều cấu trúc , nhiều thế hệ enzim, thiếu vitamin dẫn đến rối loạn hoạt động của cơ thể.
+Tham gia nhiều cấu trúc , nhiều thế hệ enzim ’ đảm bảo hoạt động sinh lí bình thường
H:+Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin?
+Thực đơn cần phối hợp thức ăn có ng uồn gốc từ ĐV và TV.
+Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
*Lưu ý HS: Vitamin được xếp vào hai nhóm
+Tan trong dầu mỡ
+Tan trong nước
’ chế biến món ăn cho phù hợp.
-Cho HS quan sát tranh ảnh nhóm thức ăn chứa vitamin trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D,
18’
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò muối khoáng đối với cơ thể.
II-Muối khoáng:
-Yêu cầu HS đọc £ mục 2 và bảng 34.2 ’ thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
-Cá nhân HS đọc £ mục 2 và bảng 34.2 ’ thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
H: +Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ bị còi xương?
+Vì cơ thể chỉ hấp thu canxi khi có mặt của vitamin D
H:+ Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt?
+Cần sử dụng muối iốt để phòng tránh bệnh bướu cổ
+Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp nhửng thực phẩm nào và được chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin muối khoáng?
+Phối hợp các loại thức ăn động thực vật một cách hợp lí, chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin
-GV tổng kết lại nội dung đã thảo luận và cho HS rút ra kết luận qua câu hỏi:
-HS dự vào kiến thức trong £ và bảng 31.2 đển trả lời
H:+Em hiểu gì về muối khoáng?
-GV tiểu kết ghi bảng.
GD: Trong quá trình ăn uống cần phối hợp nhiều loại thức ăn, đảm bảo các thành phần cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên phải cân đối và hợp lý. 
-Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào việc cân bằng áp suất thẩm thấu, lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu trúc của nhiều enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
-Phối hợp nhiều loại thức ăn động thực vật.
-Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào việc cân bằng áp suất thẩm thấu, lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu trúc của nhiều enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
-Phối hợp nhiều loại thức ăn động thực vật.
4’
Hoạt động 3: Củng cố bài
-Cho HS trả lời các câu hỏi sau:
-HS trả lời các câu hỏi sau
1) Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
HS dựa vào kiến thức mục 1 để trả lời.
2) Em hãy kể những điều em biết về các loại vitamin và vai trò của nó.
Dặn HS về nhà trả lời 2 câu hỏi còn lại trong SGK
 4-Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo:(1’)
-Học bài cũ theo kiến thức đã học
-Đọc bài “Tiêu chuẩn ăn uống.Nguyên tắc lập khẩu phần”
-Tìm hiểu chế độ ăn , thành phần dinh dưỡng của người Việt Nam và của gia đình mình.
-Đọc phần “ Em có biết”
IV- Rút kinh nghiệm- Bổ sung:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn:03-01-2012
Tiết: 38
Bài 35:
TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG – NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
I-Mục tiêu :
 1-Kiến thức:
-Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau và nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau.
-Phân biệt được giá trị dinh dưỡng khác nhau ở các loại thực phẩm chính.
-Xác định được nguyên tắc lập khẩu phần
 2-Kĩ năng:
-Phát triển khả năng năng phân tích, quan sát kênh hình.
-Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống
 3-Thái độ:
- Giáo dục ý thức tiết kiệm, nâng cao chất lượng cuộc sống, BVMT.
II-Chuẩn bị:
 1- Chuẩn bị của GV:
-Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính
-Tranh tháp dinh dưỡng.
- Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn.
 2-Chuẩn bị của HS:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các nhóm thực phẩm.
III-Hoạt động dạy học:
 1- Ổn định tình hình lớp:(1’) -Kiểm tra sĩ số
 2-Kiểm tra bài cũ:(5’)
H: 1-Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
(Tham gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim xúc tác. Thiếu vitamin gây rối loạn các hoạt động sinh lí, gây bệnh nguy hiểm)
2-Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
(Sắt cần cho sự tạo hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa)
 3-Giảng bài mới:
a-Giới thiệu bài:
Các chất dinh dưỡng (thức ăn) cung cấp cho cơ thể hằng ngày theo các tiêu chuẩn qui định, gọi là tiêu chuẩn ăn uống, Vậy dựa tên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí? ’ bài mới.
b- Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
12’
Hoạt động 1:Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
I-Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
-Yêu cầu HS đọc £ , bảng nhu cầu dinh dưỡng trang 120 ’ trả lời câu hỏi:
-HS đọc £ , bảng nhu cầu dinh dưỡng trang 120 ’ thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
H:+Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em, người già và trưởng thành khác nhau như thế nào?
+Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành vì cần tích lũy cho cơ thể phát triển.Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sự vận động của cơ thể ít.
-Nhu cầu dinh dưỡng ở người không giống nhau
+Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
+Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, lao động.
-Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, lao động.
-Cho HS báo cáo kết quả thảo luận ’ bổ sung
-Các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận ’ nhóm khác bổ sung
-GV tổng kết ’ ghi bảng
-GV bổ sung thêm: Ở các nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp ’ trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao.
12’
Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
II-Giá trị dinh dưỡng của thức ăn:
-GV cung cấp £ như SGK trang 113-114. Cho HS trả lời các câu hỏi ở phần s trang 114
-Cá nhân HS trả lời các câu hỏi ở phần s dưới sự hướng dẫn của GV.
Yêu cầu nêu được.
+Lúa, gạo, khoai, sắn, ngô,...
+Mỡ động vật (gà, lợn, bò,...) và dầu thực vật.
+Thịt động vật (gà, lợn, bò,...), prôtêin trong cây họ đậu, trong trứng, sữa.
+Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể
-GV dùng tranh minh họa và giới thiệu các nhóm thực phẩm ’ kết luận: Do tỉ lệ các chất có trong thực phẩm không giống nhau, tỉ lệ các loại vitamin trong thực phẩm khác nhau nên cần có sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể. Mặt khác sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn còn giúp ta căn ngon miệng hơn ’ hấp thu thức ăn của cơ thể tốt hơn.
10’
Hoạt động 3:Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần
III-Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần:
 Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
-GV cho HS nêu khái niệm khẩu phần
-Cho HS thảo luận các câu hỏi trong phầns SGK mục III
-HS nêu khái niệm khẩu phần
 -HS thảo luận các câu hỏi trong phầns SGK mục III ’ trả lời như sau:
H:+Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác với người bình thường?
+Cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe
+Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, hoa quả tươi?
+Tăng cường vitamin và tăng cường chất xơ ’ dễ tiêu hóa
+Để xây dựng một khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào? 
-GV tiểu kết và ghi bảng.
- GD liên hệ: Chất lượng thức ăn rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống à HS cĩ ý thức BVMT nước, đất bằng cách sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và phân hĩa học để cĩ thức ăn sạch.
+Dựa vào nguyên tắc lập khẩu phần:
.Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.
. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
.Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
-Cần cung cấp một khẩu phần ăn uống hợp lí (dựa vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn) để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.
-Nguyên tắc lập khẩu phần là:
+Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
+Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
4’
Hoạt động 4: Củng cố bài
-Cho HS trả lời các câu hỏi sau:
-HS trả lời các câu hỏi sau
H:1) Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người?
-Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, lao động
2) Thế nào là khẩu phần ăn hợp lí?
(trả lời theo ý 1 của mục III)
3) Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?
-Cần lập khẩu phần ăn uống dựa vào nguyên tắc lập khẩu phần là:
(trả lời theo ý 2 của mục III)
 4-Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo:(1’)
-Học thuộc bài cũ theo các câu hỏi cuối bài
-Đọc phần “ Em có biết”
-Đọc trước bài “Thực hành: phân tích một khẩu phần cho trước”
-xem kĩ bảng 37.1. Ghi tên các thực phẩm cần tính toán ở bảng 37.2
IV- Rút kinh nghiệm- Bổ sung:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn:07-01-2012
Tiết: 39 
Bài 37: Thực hành:
PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC
I-Mục tiêu :
 1-Kiến thức:
-Nắm vững các bước thành lập khẩu phần
-Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu.
-Biết cách xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân.
 2-Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng tính toán.
 3-Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, béo phì.
II-Chuẩn bị:
 1- Chuẩn bị của GV:
-Bảng phụ kẻ bảng 37.1, 37.3
 2-Chuẩn bị của HS:
-HS chép bảng 37.2 vào vở bài tập
III-Hoạt động dạy học:
 1- Ổn định tình hình lớp:(1’)-Kiểm tra sĩ số
-Ổn định trật tự
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2-Kiểm tra bài cũ:(5’)
H: Khẩu phần là gì? Nêu nguyên tắc thành lập khẩu phần.
TL:
 - Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
 - Nguyên tắc lập khẩu phần: 
	+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng
	+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, vitamin và muối khống
	+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
 3-Giảng bài mới:
a-Giới thiệu bài:
Chúng ta đã biết nguyên tắc thành lập khẩu phần. Vậy hãy vận dụng những hiểu biêùt đó để tập xây dựng khẩu phần một cách hợp lí cho bản thân.
b- Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1:Hướng dẫn phương pháp lập khẩu phần
-GV giới thiệu lần lượt các bước tiến hành:
+ Các bước tiến hành:
-Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu 37.1
I. Phương pháp lập khẩu phần:
* Các bước tiến hành:(SGK)
+GV hướng dẫn nội dung bảng 37.1
+Phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ chín theo hai bước như SGK
- Lượng cung cấp A
- Lượng thải bỏ A1
- Lượng lượng thực phẩm ăn được A2
-Bước 2:
+Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A. 
+Xác định lượng thải bỏ A1. +Xác định lượng thực phẩm ăn được A2 :
 A2 = A- A1
+GV dùng bảng 2. Lấy một ví dụ để nêu cách tính
-Thành phần dinh dưỡng
-Năng lượng
-Muối khoáng, vitamin
-Bước 3: Tính giá trị từng loại thực phẩm đã kê trong bảng.
-Bước 4: 
+Cộng các số liệu đã liệt kê.
+Đối chiếu với bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho ngưởi Việt Nam”’ có kế hoạch điều chỉnh hợp lí
GV nêu chú ý cho HS: 
- Hệ số hấp thụ prôtêin là 60%
- Lượng vitamin C thất thoát là 50%
25’
Hoạt động 2: Tập đánh giá một khẩu phần
II. Tập lập khẩu phần và đánh giá khẩu phần:
-GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 để lập một khẩu phần hợp lí
-HS đọc kĩ bảng 2 ’ lập một khẩu phần hợp lí
-GV yêu cầu vài nhóm HS lên bảng giới thiệu bảng khẩu phần của mình
-Đại diện nhóm lên bảng giới thiệu bảng khẩu phần của mình. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
4’
Hoạt động 3:Nhận xét – Đánh giá
-GV nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành
-Kết quả các nhóm báo cáo là nội dung để GV đánh giá một số nhóm.
 4-Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo:(1’)
Bài tập về nhà: Tập xây dựng một khẩu phần ăn cho bản thân dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam và bảng phụ lục dinh dưỡng thức ăn.
-Xem trước bài: “Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu”
Soạn các phần lệnh của bài vào vở bài tập. Chú ý phần cấu tạo của quản cầu thận.
IV- Rút kinh nghiệm- Bổ sung:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn:09-01-2012
Tiết: 40
CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT
Bài 38:
BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I-Mục tiêu:
 1-Kiến thức:
-Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể. 
-Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
 2-Kĩ năng:
-Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
 3-Thái độ:
- Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
II-Chuẩn bị:
 1- Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to H-38.1
 2-Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài mới và soạn phần lệnh của bài vào vở bài tập
III-Hoạt động dạy học:
 1- Ổn định tình hình lớp:(1’) -Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:(Khơng kiểm tra)
 3- Giảng bài mới:
a-Giới thiệu bài:
GV đặt câu hỏi: Hằng ngày cơ thể chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm thải nào?
HS: Mồ hôi, CO2 , nứơc tiểu, phân
GV điều chỉnh: phân không được coi là sản phẩm bài tiết.
Vào bài bằng câu hỏi dẫn:
+Thực chất của quá trình này là gì?
+Vai trò của hoạt động bài tiết với cơ thể sống như thế nào?
+ Hoạt động bài tiết tiết nào đóng vai trò quan trọng?
 b- Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
12’
Hoạt động 1: Bài tiết
I-Bài tiết
-GV yêu cầu HS đọc o’ thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
HS thu nhận và xử lí thông tin mục I, thảo luận nhóm trả lời, nhĩm khác bổ sung: 
H: +Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu? 
+Từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.
+Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?
+Bài tiết CO2 của hệ hô hấp.
+Bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu
GV chốt lại đáp án đúng. Tiếp tục yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi
-Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
H: +Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
-GV nhận xét , bổ sung và tiểu kết ghi bảng
+Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường bên ngoài
+Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
+Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại chất cặn bã và các chất độc hại ra môi trường ngoài
+Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường
22’
Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
II-Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
-Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
-Thận gồm 2 triệu 
-GV yêu cầu HS quan sát H-38.1, đọc kĩ chú thích ’ thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục s
-Cá nhân HS quan sát H-38.1, đọc kĩ chú thích ’ ghi nhớ cấu tạo:
+Cơ quan bài tiết nước tiểu
+Thận
-HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục s ’ thống nhất đáp án
-GV công bố đáp án đúng 1d, 2a, 3d, 4d
-GV yêu cầu HS trình bày trên tranh cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Đại diện nhóm trình bày đáp án
-Một HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
-Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
4’
Hoạt động 3:Củng cố bài
Cho HS trả lời các câu hỏi sau
HS trả lời 
H:+Bài tiết có vai trò quan trọng như thếnào đối với cơ thể sống?
+Bài tiết ở cơ thể người do các cơ quan nào đảm nhiệm?
+Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
(Nội dung phần I)
+Bài tiết CO2 của hệ hô hấp.
+Bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu
(Nội dung phần II)
 4-Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo:(3’)
-Học thuộc nội dung phần kiến thức
-Đọc phần “Em có biết” 
-Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập.
Gợi ý trả lời: -
Câu 1: Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu,...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. 
 -Câu 2 ,Câu 3: (Tham khảo mụcI, II để trả lời)
-Xem trước bài: “Bài tiết nước tiểu”
Soạn các phần lệnh của bài vào vở bài tập. 
HS kẻ phiếu học tập sau vào vở
Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
-Nồng độ các chất hòa tan
-Chất độc, chất cặn bã
-Chất dinh dưỡng.
IV- Rút kinh nghiệm- Bổ sung:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn:10-01-2012
Tiết: 41
Bài 39:
BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I-Mục tiêu:
 1-Kiến thức:
-Trình bày được các quá trình tạo thành nước tiểu 
 	 + Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu
 	 + Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
 	 + Quá trình thải nước tiểu
- Chỉ ra sự khác biệt giữa: +Nước tiểu đầu và huyết tương
 	 +Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
 2-Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
 3-Thái độ:
- Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu
II-Chuẩn bị:
 1- Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to H-39.1
 2-Chuẩn bị của HS:
- Ôn kiến thức bài cũ
III-Hoạt động dạy học:
 1- Ổn định tình hình lớp:(1’)
-Kiểm tra sĩ số
 2-Kiểm tra bài cũ:(5’)
H:1- Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm trách.
(Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2 , mồ hôi, nước tiểu.
Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên: hệ hô hấp, da, 

File đính kèm:

  • docGiáo án 37 đến 50 Sinh 8.doc
Đề thi liên quan