Giáo án môn Sinh khối 7 - Tiết 18: Kiểm tra một tiết

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh khối 7 - Tiết 18: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2012
Ngày dạy: 7A:17/10/2012
	 7B:17/10/2012
Tiết 18 	KIỂM TRA MỘT TIẾT
Xác định mục tiêu bài kiểm tra:
Giáo viên:
- Đánh giá khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo của học sinh.
- Biết được khả năng tiếp thu của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp.
- Đánh giá, phân hóa được học sinh.
2. Học sinh:
- Tự đánh giá được kết quả học tập của mình.
- Nhận ra những phần kiến thức chưa vững.
- Tự lập kế hoạch học tập, phấn đấu phù hợp cho bản thân.
 II. 	 Xác định hình thức đề kiểm tra:
Trắc nghiệm: 50%; tự luận: 50%
Đối tượng: Hs khá- trung bình.
 III. Xác định nội dung lập ma trận:
Tổng số câu hỏi: 13 câu 
Tổng điểm : 10 điểm.
Trong đó: nhận biết:6 điểm; thông hiểu: 2 điểm; vận dụng: 2 điểm. 
 IV. Ma trận 
Chủ đề
(nội dung,
chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Phần:Mở đầu 
- Lựa chọn ra lợi ích của động vật với con người.
- Phân biệt được động vật và thực vật.
Số câu: 2 câu
Số điểm:1đ(10%)
1 câu = 0.5 điểm
( 50%)
1 câu = 0.5 điểm
(50 %)
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh 
- Trình bày được đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Động vật nguyên sinh. ( TL)
- Biết được trùng roi xanh sinh sản bằng hình thức nào
- Hiểu được các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.
Số câu: 3 câu
Số điểm:3đ(30%)
2 câu = 2.5 điểm
( 83%)
1 câu = 0.5 điểm
( 16.7%)
Chương 2: Ngành ruột khoang
- Biết được thủy tức di chuyển bằng cách nào.
- Nhận ra đặc điểm chung của Ruột khoang.
- Giải thích được đặc điểm giúp sứa thích nghi với việc di chuyển tự do. 
- So sánh được hình thức sinh sản vô tính của san hô và thủy tức.
Số câu: 4 câu
Số điểm:2đ(20%)
2 câu = 1 điểm
( 50%)
1 câu = 0.5 điểm
( 25%)
1 câu = 0.5 điểm
( 25%)
Chương 3: Các ngành giun
- Biết được các đại diện của ngành giun đốt.
- Mô tả được vòng đời kí sinh của sán lá gan. (TL)
- Phân biệt được nơi sống của các đại diện giun tròn kí sinh.
- Áp dụng để nêu một số biện pháp phòng chống bệnh giun sán kí sinh. (TL)
Số câu: 4 câu
Số điểm:4đ(40%)
2 câu = 2.5 điểm
( 60%)
1 câu = 0.5 điểm
( 20%)
1 câu = 1 điểm
( 20%)
Tổng số câu: 13
Tổng số tiết: 18
100% = 10 điểm
Số câu: 6 câu
6.0điểm = 60%
Số câu: 4 câu
2.0 điểm = 20%
Số câu : 3 câu
2.0 điểm = 20%
Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
:Trắc nghiệm: (5điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau:
Câu 1. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
Cơ thể có nhiều tua.
Ruột dạng túi.
Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.
Màu sắc cơ thể sặc sỡ.
Câu 2. Thủy tức di chuyển theo những kiểu nào?
Bằng lông bơi và roi bơi.
Theo kiểu sâu đo và lộn đầu.
Theo kiểu sâu đo và roi bơi.
Theo kiểu lộn đầu và lông bơi.
Câu 3. Vì sao nói động vật đem lại lợi ích cho con người?
Vì động vật cung cấp nguyên liệu và truyền bệnh cho con người.
Vì động vật cung cấp nguyên liệu, dùng cho học tập, nghiên cứu, các hỗ trợ khác và truyền bệnh cho con người
Vì động vật rất đa dạng và phong phú.
Vì động vật gần gũi với con người.
Câu 4. Đặc điểm chung của Ruột khoang là:
Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Ruột dạng túi.
Thành cơ thể có hai lớp, có tế bào gai.
Gồm cả 3 ý nêu trên.
Câu 5. Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét là:
Ăn uống phải hợp vệ sinh.
Tiêu diệt muỗi, nằm màn, diệt muỗi và ấu trùng muỗi.
Vệ sinh thân thể, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Không cần làm gì cả vì bệnh sốt rét không lây qua người.
Câu 6. Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở san hô khác thủy tức ở điểm:
Khi sinh sản cơ thể con dính liền với cơ thể mẹ.
Hình thành tế bào trứng và tinh trùng.
Sinh sản mọc chồi, cơ thể con không dính liền cơ thể mẹ.
Cơ thể phân đôi hình thành hai cơ thể mới.
Câu 7. Đặc điểm phân biệt động vật và thực vật là:
Có hệ thần kinh và giác quan 	b. Có khả năng di chuyển
c. Dị dưỡng 	d. Tất cả các ý trên.
Câu 8. Các đại diện thuộc ngành Giun đốt là:
Giun đất, đỉa, giun rễ lúa	b. Giun đỏ, giun móc câu
c. Rươi, giun đỏ, giun đất	d. Cả a,b,c
Câu 9. Trong các Giun tròn sau giun nào kí sinh ở thực vật? 
Giun kim
Giun móc câu.
Giun rễ lúa.
Giun đũa
Câu 10. Trùng roi xanh sinh sản bằng hình thức :
Nhân đôi theo chiều ngang	b. Phân đôi theo chiều dọc 
c. Tiếp hợp 	d. Mọc chồi 	
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Động vật Nguyên sinh? (2 đ)
Câu 2. Mô tả vòng đời kí sinh của sán lá gan? (2 đ)
Câu 3. Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người?(1 đ)
Hướng dẫn chấm và thang điểm:
I: Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi ý đúng cho 0.5đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
c
b
b
d
b
a
d
c
c
b
II: Tự luận: (5đ)
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh: (2đ)
* Đặc điểm chung:
Cơ thể có kích thước hiển vi.
Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng của cơ thể sống.
Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi hoặc tiêu giảm. sinh sản cô tính bằng phân đôi.
 * Vai trò:
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ. Ví dụ: trùng biến hình,
Có ý nghĩa về địa chất. Ví dụ: trùng lỗ,
Chỉ thị cho môi trường. Ví dụ: trùng roi,
Một số gây bệnh cho động vật và con người. Ví dụ: trùng sốt rét,
Câu 2. Vòng đời kí sinh của sán lá gan: (2 đ)
Trứng nở Ấu trùng có lông chui vào ốc Ấu trùng trong ốc
	Đẻ	 Chui ra ngoài
	 Mọc đuôi
Sán lá gan rau, cỏ, trâu bò ăn Kén sán rụng đuôi, kết vỏ Ấu trùng có đuôi
Câu 3. Các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người: (1đ)
Vệ sinh thân thể như: rửa tay trước khi ăn, tắm giặc hằng ngày, không đi chân đất,
Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, hạn chế ăn rau sống,
Vệ sinh môi trường: quét dọn nhà cửa, khơi thông nước đọng,
Uống thuốc tẩy giun định kì: 6 tháng 1 lần.

File đính kèm:

  • docma tran va bieu diem Kiem tra 1 tiet sinh hoc 7 ky 1.doc
Đề thi liên quan