Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Thứ Tiết Bài dạy Hai Ba Tư Năm Sáu 116 117 118 119 120 - Luyện tập chung - Luyện tập chung - Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu - Luyện tập chung - Luyện tập chung Ngày soạn : 21/02/2010 Ngày dạy :22/02/2010 Bài 116 Luyện tập chung Mục tiêu : - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp. - GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin. Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ - HS : SGK, vở nháp, vở, thẻ Các hoạt động dạy học : Thầy Trò Điều chỉnh HĐKĐ : - Ổn định - Kiểm tra : - Nêu quy tắc và viết công thức tính diện một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - Nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích xung quanh, diện tích một mặt, thể tích của hình hộp chữ nhật. * Nhận xét-Ghi điểm-Tuyên dương. - Bài mới : Giới thiệu bài HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập MT : Giúp HS làm đúng các bài tập đạt mục tiêu bài học. CTH : Bài 1 : Gọi HS đọc bài - Bài toán yêu cầu làm gì ? - Muốn tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương, ta phải biết gì ? - Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương để thực hiện bài toán. - Nhận xét, sửa bài. Bài 2 : Đính bảng phụ gọi HS đọc yêu cầu. - Bài tập yêu cầu làm gì ? - Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhật để thực hiện vào vở. - Chấm, chữa bài. Bài 3 : Gọi HS đọc bài toán. - Hãy suy nghĩ để tìm cách tính thể tích phần gỗ còn lại. * Chốt lại : Để tính phần gỗ còn lại ta tính thể tích khối gỗ ban đầu và thể tích phần gỗ bị cắt đi, sau đó tính hiệu của hai thể tích này. - Yêu cầu HS thực hiện vở nháp. - Nhận xét, sửa bài. HĐNT : Tổng kết-Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : Thuộc các quy tắc, công thức tính, - 6 HS - Lắng nghe - 1 HS đọc, cả lớp chú ý - số đo của cạnh. - 1 HS thực hiện bảng lớp, cả lớp thực hiện nháp. Bài giải Diện tích một mặt hình lập phương : 2,5 x 2,5 = 6,25 ( cm2 ) Diện tích toàn phần hình lập phương : 2,5 x 2,5 x 6 = 37,5 ( cm2 ) Thể tích hình lập phương : 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 ( cm3 ) Đáp số : 6,25 cm2 ; 37,5 cm2 15,625 cm3. - 1 HS đọc, cả lớp chú ý. - Tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhật. - 1 HS thực hiện bảng phụ Bài giải Diện tích mặt đáy hình hộp : 11 x 10 = 110 ( cm2 ) Diện tích xung quanh hình hộp : ( 11 + 10 ) x 2 x 6 = 252 ( cm2 ) Thể tích hình hộp : 11 x 10 x 6 = 660 ( cm3 ) Đáp số : 110 cm2; 252 cm2 660cm3 . - 1 HS đọc, cả lớp chú ý kết hợp quan sát hình vẽ SGK/123. - Trao đổi theo cặp, trình bày, nhận xét. - Lắng nghe. - 2 HS thực hiện bảng lớp Bài giải Thể tích khối gỗ ban đầu : 9 x 6 x 5 = 270 ( cm3 ) Thể tích phần gỗ bị cắt đi : 4 x 4 x 4 = 64 ( cm3 ) Thể tích phần gỗ còn lại : 270 – 64 = 206 ( cm3 ) Đáp số : 206 cm3. Phát triển HS KG Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 21/02/2010 Ngày dạy : 23/02/2010 Bài 117 Luyện tập chung Mục tiêu : Giúp HS biết : - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác. - GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin. Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ - HS : SGK, vở nháp, vở Các hoạt động dạy học : Thầy Trò Điều chỉnh HĐKĐ : - Ổn định - Kiểm tra : Câu 1 :Muốn tìm một số phần trăm của một số, ta làm như thế nào ? Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng : Để tìm 60% của 45 ta làm như sau : a. Nhân 45 với 100 rồi lấy tích chia cho 60. b. Nhân 45 với 60 rồi lấy tích chia cho 100. * Nhận xét-Tuyên dương. - Bài mới : Giới thiệu bài HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm đúng các bài tập đạt mục tiêu bài học. CTH : Bài 1 : Đính yêu cầu lên bảng, gọi HS đọc. - Để tính 15% của 120, bạn Dung đã làm như thế nào ? - 10% , 5% , 15% của 120 có mối quan hệ với nhau như thế nào ? - 10% của 120 là bao nhiêu ? - Làm thế nào để tính nhẩm 5% của 120 ? - Vậy 15% của 120 là bao nhiêu ? - Gọi HS nêu lại cách tính nhẩm 15% của 120. Bài 1a : Gọi HS đọc yêu cầu - Có thể phân tích 17,5% thành tổng của các tỉ số phần trăm nào ? - Yêu cầu HS làm bài SGK bằng bút chì. - Nhận xét-Tuyên dương. Bài 1b : Yêu cầu HS nêu cách tính và tính 35% của 520. - Nhận xét-Tuyên dương. Bài 2 : Gọi HS đọc nội dung bài. - Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu ? - Tỉ số thể tích của hai hình lập phương là bao nhiêu ? - Em hiểu tỉ số thể tích của hai hình lập phương là 2 : 3 là thế nào ? - Làm thế nào để tính được thể tích hình lập phương lớn ? - Gọi HS nêu lại cách làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chấm, chữa bài. Bài 3a : Gọi HS nội dung bài - Yêu cầu HS trao đổi xem hình bên có bao nhiêu hình lập phương nhỏ ? * Nhận xét-Tuyên dương. HĐNT : Tổng kết-Dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò : Thuộc các quy tắc tính, - 2 HS - HS chọn thẻ ứng với ý đúng. - Lắng nghe - 1HS đọc, cả lớp chú ý - Bạn đã tính 10%, 5% của 120 rồi tính tổng 15% của 120. - 10% gấp đôi 5% , 15% gấp ba lần 5%. - 10% của 120 là 12. - Lấy 12 chia cho 2 ( 5% của 120 là 6 ). - 15% của 120 là 18 ( Lấy 12 + 6 ) - 3 HS nêu. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - 10% + 5% + 2,5% - 1 HS làm bài bảng nhóm. 10% của 240 là 24 5% của 240 là 12 2,5% của 240 là 6 Vậy 17,5% của 240 là 42. - Trao đổi theo cặp, trình bày trước lớp. 10 % của 520 là 52 20% của 520 là 104 5% của 520 là 26 Vậy 35% của 520 là 182. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm kết hợp quan sát hình vẽ SGK/124. - 64 cm3 - 2 : 3 - Trao đổi theo cặp, trình bày : Thể tích hình lập phương bé bằng thể tích hình lập phương lớn. - Lấy thể tích hình lập phương bé nhân với ( hoặc chia 3 nhân với 2) - 1 HS nêu, cả lớp chú ý. - 1 HS làm bài bảng phụ Bài giải a. Tỉ số phần trăm của hình lập phương lớn và thể tích hình lập phương bé là : 3 : 2 x 100 = 150% b. Thể tích hình lập phương lớn là : 64 : 2 x 3 = 96 ( cm3 ) Đáp số : 150% ; 96cm3. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm kết hợp quan sát hình vẽ. - Trao đổi theo cặp, trình bày kết quả. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 21/02/2010 Ngày dạy : 24/02/2010 Bài 118 Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu Mục tiêu : Giúp HS : - Nhận biết được hình trụ, hình cầu. - Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - Yêu thích, say mê học toán. Đồ dùng dạy học : - GV : Đồ dùng học toán, các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu, bảng nhóm. - HS : SGK, đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. Các hoạt động dạy học : Thầy Trò Điều chỉnh HĐKĐ : - Ổn định - Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. * Nhận xét-Tuyên dương. - Bài mới : Giới thiệu bài HĐ 1 : Giới thiệu hình trụ, hình cầu MT : HS nhận biết được hình trụ, hình cầu, biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. CTH : * Giới thiệu hình trụ : - Cho HS xem đồ vật có dạng hình trụ - Đính hình vẽ lên bảng, yêu cầu HS quan sát hộp sữa, hộp chè, hình vẽ hãy tìm điểm chung của chúng. * Chốt lại : Hình trụ có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau, có một mặt xung quanh. - Yêu cầu HS mở SGK/126 quan sát các hình vẽ trong bài và cho biết hình nào là hình trụ, hình nào không phải là hình trụ ? * Nhận xét-Tuyên dương. * Giới thiệu hình cầu : - Yêu cầu HS quan sát quả bóng, quả địa cầu, viên bi,hỏi : Các đồ vật này có dạng hình gì ? - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ bài 2 SGK/126 và cho biết tên các đồ vật có dạng hình cầu. * Nhận xét-Tuyên dương * Thi kể tên các vật có dạng hình cầu - Chia 5 nhóm mỗi nhóm 6HS. - Phát mỗi nhóm 1 bảng nhóm, phấn yêu cầu thảo luận, ghi tên những đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - Kết túc trò chơi nhóm nào kể được nhiều đồ vật đúng yêu cầu sẽ được thắng cuộc. * Tổng kết-Tuyên dương. HĐNT : Tổng kết-Dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò : Ôn các quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn, - Tổ trưởng báo cáo - Lắng nghe - Quan sát - Quan sát, trao đổi, trình bày. - Thực hiện, trình bày cá nhân + Hình A, E là hình trụ. + Hình B, C, D, G không phải là hình trụ. - Quan sát, nêu + Qua bóng bàn, viên bi + Hộp chè, quả trứng, bánh xe đạp không phải hình cầu. - Làm việc theo nhóm. Rút kinh nghiệm : . Ngày soạn : 21/02/2010 Ngày dạy : 25/02/2010 Bài 119 Luyện tập chung Mục tiêu : - HS nắm vững và biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. - GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin. Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ, hình minh hoạ SGK - HS : SGK, vở nháp, vở. Các hoạt động dạy học : Thầy Trò Điều chỉnh HĐKĐ : - Ổn định - Kiểm tra : Nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích : + Hình tam giác + Hình thang + Hình bình hành + Hình tròn. * Nhận xét-Tuyên dương. - Bài mới : Giới thiệu bài HĐ 1 : Hướng dẫn làm bài tập MT : Giúp HS làm đúng các bài tập đạt mục tiêu bài học. CTH : Bài 2 : Gọi HS đọc bài toán - Yêu cầu HS trao đổi làm thế nào để so sánh được diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP. - Đính hình vẽ, chốt lại : + Trước hết tính diện tích hình bình hành, tính diện tích hình tam giác KQP. + Tổng diện tích hai hình tam giác MKQ và KNP chính là hiệu của hình bình hành MNPQ và hình tam giác KQP. - Yêu cầu HS làm bài vở nháp. - Nhận xét, sửa bài, tuyên dương. Bài 3 : Gọi HS đọc bài - Yêu cầu HS trao đổi tìm cách tính phần tô màu của hình tròn. - Đính hình vẽ chốt lại : + Trước hết ta tính bán kính của hình tròn , diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác vuông ABC. + Diện tích phần tô màu chính là hiệu của hình tròn và hình tam giác ABC. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chấm, chữa bài. Bài 1a : Đính hình vẽ yêu cầu HS quan sát và nêu cách tính diện tích hình tam giác ABD, BDC. A B 3 cm D 5 cm C * Nhận xét-Tuyên dương. HĐNT : Tổng kết-Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : Thuộc quy tắc tính Sxp, Smặt đáy, Stp, thể tích hình hộp chữ nhật, Sxq, Stp hình lập phương. - 8 HS - Lắng nghe - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm kết hợp quan sát hình vẽ - Thực hiện, trình bày, nhận xét, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe. - 1 HS làm bài bảng lớp Bài giải Diện tích hình bình hành MNPQ là : 12 x 6 = 72 ( cm2 ) Diện tích hình tam giác KQP là : 12 x 6 : 2 = 36 ( cm2 ) Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là : 72 – 36 = 36 ( cm2 ) Vậy: diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm kết hợp quan sát hình vẽ. - Thực hiện, trình bày, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 1 HS làm bài bãng phụ Bài giải Bán kính hình tròn là : 5 : 2 = 2,5 ( cm ) Diện tích hình tròn là ; 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 ( cm2 ) Diện tích hình tam giác ABC là : 4 x 3 : 2 = 6 ( cm2 ) Diện tích phần tô màu của hình tròn là : 19,625 – 6 = 13, 625 ( cm2 ) Đáp số : 13,625 cm2. - Thực hiện, trình bày , nhận xét, bổ sung ý kiến. Phát triển HS KG. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 21/02/2010 Ngày dạy : 26/02/2010 Bài 120 Luyện tập chung Mục tiêu : - Nhớ quy tắc và biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin. Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ - HS : SGK, vở, nháp, vở Các hoạt động dạy học : Thầy Trò Điều chỉnh HĐKĐ : - Ổn định - Kiểm tra : Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích : + Hình hộp chữ nhật + Hình lập phương. * Nhận xét-Ghi điểm-tuyên dương. - Bài mới : Giới thiệu bài HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập MT : Giúp HS làm đúng các bài tập đạt mục tiêu bài học. CTH : Bài 1a-b : Gọi HS đọc bài - Nêu các kích thước của bể cá - Diện tích kính dùng để làm bể là diện tích của những mặt nào ? - Nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán * Chốt lại yêu cầu HS làm bài vở nháp. - Nhận xét, sửa bài. Bài 2 : Gọi HS đọc bài - Nêu các tắc vận dụng để giải bài toán. - Nhận xét, yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chấm, chữa bài. HĐNT : Tổng kết-Dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò : Ôn bài chuẩn bị kiểm tra - 6 HS - Lắng nghe - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm kết hợp quan sát hình vẽ. - HS nêu - Sxq và S mặt đáy - HS nêu - Nối tiếp nhau nêu - 1 HS làm bài bảng lớp Bài giải 1m = 10dm 50cm = 5 dm 60cm = 6 dm Diện tích xung quanh bể cá : ( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 ( dm2 ) Diện tích đáy bể : 10 x 5 = 50 ( dm2 ) Diện tích kính dùng làm bể : 180 + 50 = 230 ( dm2 ) Thể tích bể cá : 10 x 5 x 6 = 300 ( dm3 ) Đáp số : 230 dm2 ; 300 dm3. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS nêu - 1 HS làm bài bảng phụ Bài giải Diện tích xung quanh hình lập phương : 1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2 ) Diện tích toàn phần hình lập phương : 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 ( m2 ) Thể tích hình lập phương : 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 ( m3 ) Đáp số : 9 m2; 13,5 m2; 3,375 m3. Rút kinh nghiệm : Duyệt của TT
File đính kèm:
- TUẦN 24-toán.doc