Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 26
Thứ
Tiết
Bài dạy
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
126
127
128
129
130
- Nhân số đo thời gian với một số
- Chia số đo thời gian cho một số
- Luyện tập
- Luyện tập chung
- Vận tốc
Ngày soạn : 07/3/2010
Ngày dạy : 08/3/2010
Bài 126
Nhân số đo thời gian với một số
Mục tiêu :
Giúp HS biết :
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin.
Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ
- HS : SGK, vở nháp, vở, thẻ
Các hoạt động dạy học :
Thầy
Trò
Điều chỉnh
HĐKĐ : - Ổn định
 - Kiểm tra :
+ Đọc bảng đơn vị đo thời gian.
+ 4,6 x 4 = . . .
+ 72 phút = . . . giờ . . . phút
* Nhận xét-Ghi điểm-Tuyên dương.
 - Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: HD thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
MT : HS biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
CTH : 
* Ví dụ 1 : Đính bảng phụ gọi HS đọc bài toán.
- Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm mất bao nhiêu thời gian ?
- Muốn biết làm 3 sản phẩm như thế mất bao nhiêu thời gian, ta làm gì ?
- HD HS thực hiện :
 1 giờ 10 phút
 x
 3 
 3 giờ 30 phút
- Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều tên đơn vị với một số, ta thực hiện như thế nào ? 
- Nhận xét-Tuyên dương.
* Ví dụ 2 : Đính bảng phụ gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài vở nháp.
- Cùng HS nhận xét, sửa bài.
HĐ2 : Luyện tập-Thực hành
MT : HS biết thực hiện nhân số đo thời gian với một số và vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
CTH :
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu cả lớp làm bài vở nháp 
- Cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán 
- Gọi HS nêu cách làm 
-Chốt lại, yêu cầu HS làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài 
HĐ3: Củng cố
MT: Kiểm tra lại kiến thức
CTH: 
- Nêu lại cách nhân số đo thời gian với một số.
- Kết của phép tính 3 giờ 12 phút x 3 là :
a. 6 phút 15 giây
b. 9 phút 36 giây
- Nhận xét-Tuyên dương-LHGD
HĐNT : Tổng kết-Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Xem và lại các bài tập đã thực hiện.
- 6 HS
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý
- 1 giờ 10 phút
- Thực hiện phép nhân
- Theo dõi, nêu lại cách thực hiện
- Ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng tên đơn vị với số đó từ phải sang trái.
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý.
- Nối tiếp nhau phát biểu
- 1 HS thực hiện bảng lớp
 3 giờ 15 phút
 x
 5
 15 giờ 75 phút
hay 16 giờ 15 phút
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý.
- 6 HS làm bảng lớp ( làm và sửa từng bài )
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu
- Phát biểu
- 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
 Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay :
 1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây
 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây
Đáp số : 4 phút 15 giây.
- 2 HS nêu
- Suy nghĩ, chọn thẻ ứng với ý đúng.
Phát triển HS KG
Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : 07/3/2010
Ngày dạy : 09/3/2010
Bài 127
Chia số đo thời gian cho một số
Mục tiêu :
Giúp HS biết :
- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin.
Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ
- HS : SGK, vở nháp, vở, thẻ
Các hoạt động dạy học :
Thầy
Trò
Điều chỉnh
HĐKĐ : - Ổn định
 - Kiểm tra :
+ Đọc bảng đơn vị đo thời gian.
+ 14,7 : 2 =  ?
+ 19,2 : 3 = ?
* Nhận xét-Ghi điểm-Tuyên dương.
 - Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: HD thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
MT : HS biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
CTH : 
* Ví dụ 1 : Đính bảng phụ gọi HS đọc bài toán.
- Hải thi đấu 3 ván cờ hết bao lâu ?
- Muốn biết trung bình Hải thi đấu 1 ván cờ hết bao nhiêu thời gian, ta làm như thế nào ?
- HD HS thực hiện :
 42 phút 30 giây 3 
 12 
 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 00
- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian có nhiều tên đơn vị với một số, ta thực hiện như thế nào ? 
- Nhận xét-Tuyên dương.
* Ví dụ 2 : Đính bảng phụ gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- HD HS đặt tính rồi tính như sau :
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20
 0
- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác 0 thì ta làm gì để chia tiếp?
- Kết luận-LHGD.
HĐ2 : Luyện tập-Thực hành
MT : HS biết thực hiện chia số đo thời gian cho một số và vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
CTH :
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu cả lớp làm bài vở nháp 
- Cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán 
- Gọi HS nêu cách làm 
-Chốt lại, yêu cầu HS làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài 
HĐ3: Củng cố
MT: Kiểm tra lại kiến thức
CTH: 
- Nêu lại cách chia số đo thời gian cho một số.
- Kết của phép tính 6 giờ 12 phút : 2 là :
a. 12 giờ 24 phút 
b. 3 giờ 6 phút 
- Nhận xét-Tuyên dương-LHGD.
HĐNT : Tổng kết-Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Xem và lại các bài tập đã thực hiện.
- 6 HS
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý
- 42 phút 30 giây
- Thực hiện phép chia
- Theo dõi, nêu lại cách thực hiện
- Ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng tên đơn vị cho số chia
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý.
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Chú ý 
- ta chuyển đổi phần dư sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề để gộp vào đơn vị của hàng ấy và tiếp tục thực hiện phép chia cho đến hết.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý.
- 4 HS làm bảng lớp ( làm và sửa từng bài )
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu
- Phát biểu
- 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
 Thời gian người thợ làm 3 dụng cụ :
 12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
 Thời gian người thợ làm một dụng cụ :
 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
Đáp số : 1 giờ 30 phút.
- 2 HS nêu
- Suy nghĩ, chọn thẻ ứng với ý đúng.
Phát triển HS KG
Rút kinh nghiệm :
..
Ngày soạn : 07/3/2010
Ngày dạy : 10/3/2010
Bài 128
Luyện tập
Mục tiêu :
Giúp HS biết :
- Nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
- GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin.
Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ, thẻ hình
- HS : SGK, vở, vở nháp, thẻ
Các hoạt động dạy học :
Thầy
Trò
Điều chỉnh
HĐKĐ : - Ổn định
 - Kiểm tra :
- Nêu cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian.
- Nêu cách tính và tính giá trị của biểu thức :
a. ( 24 + 56 ) : 2
b. 24 + 56 : 2
* Nhận xét-Ghi điểm-Tuyên dương
 - Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1 : HD HSlàm bài tập
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập 
đạt mục tiêu bài học.
CTH :
Bài 1 c-d : Yêu cầu cả lớp làm bài vở 
nháp
- Cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2a-b : Yêu cầu HS nêu thứ tự thực
hiện của biểu thức a và b.
- Chốt lại, yêu cầu HS làm bài vở 
nháp
- Cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 3 : Gọi HS đọc bài toán
- HD HS phân tích bài toán :
+ Người thợ làm một sản phẩm mất 
bao nhiêu thời gian và làm trong mấy 
lần ?
+Làm thế nào để tính được thời gian 
cả hai lần ?
- Chốt lại, yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm, chữa bài.
Bài 4 : Yêu cầu HS tính kết quả vở 
nháp rồi dùng bút chì điền kết quả so
 sánh vào SGK/137.
- Nhận xét, sửa bài.
HĐNT : Tổng kế-Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò : Xem và làm lại các bài tập.
- 6 HS
- Lắng nghe
- 2 HS lần lượt làm bài bảng lớp.
- Nối tiếp nhau nêu
- 2 HS lần lượt làm bài bảng lớp
a.( 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút ) x 3
= 6 giờ 5 phút x 3
= 18 giờ 15 phút
b.3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3
= 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút
= 10 giờ 15 phút
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm 
hiểu nội dung bài.
- 1 sản phẩm : 1 giờ 8 phút
+ Lần ( 1 ) : 7 sản phẩm
+ Lần ( 2 ) : 8 sản phẩm
- Nối tiếp nhau phát biểu
- 1 HS làm bài bảng phụ
Bài giải
Thời gian người thợ làm 7 sản phẩm :
 1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút
Thời gian người thợ làm 8 sản phẩm :
 1 giờ 8 phút x 8 = 8 giờ 64 phút
Thời gian người thợ làm cả hai lần :
 7 giờ 56 phút + 8 giờ 64 phút =
 15 giờ 120 phút
 15 giờ 120 phút = 17 giờ
Đáp số : 17 giờ.
- 1 HS thực hiện bảng phụ
4,5 giờ > 4 giờ 5 phút
8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút = 2 giờ
17 phút x 3
26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2
giờ 45 phút
Rút kinh nghiệm :
..
Ngày soạn : 07/3/2010
Ngày dạy : 11/3/2010
Bài 129
Luyện tập chung
Mục tiêu :
Giúp HS biết :
- Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
- GD tính cận thận, chính xác, tự tin.
Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ
- HS : SGK, vở, vở nháp
Các hoạt động dạy học :
Thầy
Trò
Điều chỉnh
HĐKĐ : - Ổn định
 - Kiểm tra :
- Nêu thứ tự thực hiện và tính giá trị 
của biểu thức :
a. 78 + 14 : 2
b. ( 78 + 14 ) : 2
* Nhận xét-Ghi điểm-Tuyên dương.
 - Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1 : HD HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập đạt mục tiêu bài học.
CTH :
Bài 1: Yêu cầu HS làm bài vở nháp.
- Đính từng bảng, sửa bài.
Bài 2a : Yêu cầu HS nêu thứ tự thực 
hiện của 2 biểu thức
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- Cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 3 : Gọi HS đọc bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ, chọn thẻ ứng 
với ý đúng.
- Yêu cầu HS chọn thẻ biểu quyết và 
giải thích.
- Nhận xét-kết luận : đáp án B
Bài 4 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Muốn tính thời gian tàu đi từ ga Hà
Nội đến các ga Hải Phòng, Lào Cai, ta 
thực hiện như thế nào ?
- Chốt lại, yêu cầu HS làm bài vở nháp.
- Chia lớp thành 2 đội thi đua giải toán
 tiếp sức.
- Nhận xét-Tuyên dương.
HĐNT : Tổng kết-Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò : Xem và làm lại các bài tập.
- 4 HS
- Lắng nghe
- 2 HS làm bài bảng nhóm.
a.17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút =
 22 giờ 8 phút
b.45 ngày 23 giờ - 24 ngày 17 giờ = 
 21 ngày 6 giờ
c. 6 giờ 15 phút x 6 = 1 ngày 13 giờ 
30 phút
d. 21 phút 15 giây : 5 =
 4 phút 15 giây
- Nối tiếp nhau nêu
- 1 HS làm bảng phụ
( 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút ) x 3
= 5 giờ 45 phút x 3
= 17 giờ 15 phút
2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3
= 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút
= 12 giờ 15 phút
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý.
- Thực hiện.
- Thực hiện
- 1 HS đọc 2 dòng đầu.
- Nối tiếp nhau nêu
- Thực hiện
- Mỗi đội cử 2 bạn
Bài giải
Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến 
Hải Phòng :
8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 
2 giờ 5 phút
Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến 
Lào Cai :
( 24 giờ – 22giờ ) + 6 giờ = 8 giờ
Đáp số : 2 giờ 5 phút
 8 giờ.
Rút kinh nghiệm :
.
Ngày soạn : 07/3/2010
Ngày dạy : 12/3/2010
Bài 130
Vận tốc
Mục tiêu :
Giup1 HS :
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- GD tính cẩn thận, chính xác, tự tin.
Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ
- HS : SGK, vở, vở nháp
Các hoạt động dạy học :
Thầy
Trò
Điều chỉnh
HĐKĐ : - Ổn định
 - Kiểm tra :
- 2 giờ 15 phút =  phút
- 72 phút =  giờ  phút 
* Nhận xét-Ghi điểm-Tuyên dương.
 - Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1 : Giới thiệu khái niệm vận tốc
MT : HS có khái niệm ban đầu về 
vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
CTH :
* Bài toán 1 : Đính bảng phụ gọi HS 
đọc 
- Tóm tắt : 
 170 km
- Để tính trung bình mỗi giờ ô tô đi 
được bao nhiêu km ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tính vở nháp.
- Cùng HS nhận xét, sửa bài
- Em hiểu vận tốc ô tô là 42,5 km/giờ
 là như thế nào ?
- Giới thiệu đơn vị đo vận tốc trong 
bài toán này là km/giờ.
- 170 là gì trong hành trình của ô tô ?
- 4 giờ là gì ?
- 42,5 km/giờ gọi là gì ?
- Để tính vận tốc của ô tô, ta làm như 
thế nào ?
- Gọi s là quãng đường, t là thời gian, 
v là vận tốc. Dựa vào cách tính bài 
toán trên, hãy nêu công thức tính vận 
tốc.
- Gọi HS phát biểu lại cách tính vận 
tốc.
* Bài toán 2 : Đính bảng phụ gọi HS 
đọc bài toán.
- HD HS tóm tắt :
 s = 60 m
 t = 10 giây
 v = m/giây ?
- Yêu cầu HS làm bài vở nháp
- Nhận xét, sửa bài.
- Yêu cầu HS nêu quy tắc tính vận tốc
HĐ2 : Luyện tập-Thực hành
MT : HS biết tính vận tốc của một 
chuyển động đều.
CTH :
Bài 1 : Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS tóm tắt vở nháp
- Gọi HS nêu quy tắ tính
- Yêu cầu HS làm bài vở nháp.
- Cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2 : Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán 
vào vở.
- Chấm, chữa bài.
HĐ3 : Củng cố
MT : Kiểm tra lại kiến thức
CTH :
- Nêu quy tắc và viết công thức
tính vận tốc.
- Nhận xét-Tuyên dương-LHGD.
HĐNT : Tổng kết-Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Thuộc quy tắc và công thức vận dụng.
- 4 HS
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Theo dõi
- Thực hiện phép chia
- 1 HS thực hiện bảng lớp
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được :
 170 : 4 = 42,5 ( km )
 Đáp số : 42,5 km.
- Nghĩa là mỗi giờ ô tô đi được 42,5 
km.
- Lắng nghe, viết vào vở nháp
- Quãng đường
- Thời gian
- Vận tốc
- lấy quãng đường chia cho thời 
gian.
 v = s : t
- HS nêu : 
- 4; 5 HS
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý.
- Chú ý
- 1 HS làm bài bảng lớp
 Bài giải
Vận tốc chạy của người đó :
 60 : 10 = 6 ( m/giây )
 Đáp số : 6 m/giây.
- 3;4 HS.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu
- 1 HS tóm tắt bảng lớp
- 3;4 HS nêu
- 1 HS làm bảng lớp
 Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy :
 105 : 3 = 35 ( km/giờ )
 Đáp số : 35 km/giờ.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
- 1 HS làm bài bảng phụ
 Bài giải
Vận tốc của máy bay :
 1800 : 2,5 = 720 ( km/giờ )
 Đáp số : 720 km/giờ.
Rút kinh nghiệm :
.
DUYỆT CỦA BGH
TT

File đính kèm:

  • docTUẦN 26-T.doc