Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 25: Nhiệt kế - Nhiệt giai

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 25: Nhiệt kế - Nhiệt giai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 25: Ngày soạn:/2/200.
TÊN BÀI: NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI
A:MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
Biết hai loại nhiệt giai xen xiút và nhiệt giai fa ren hai.
Phân biệt được nhiệt giai Xen xi út và nhiệt giai Fa ren hai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
2.Kỹ năng:
- Phân tích
3.Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề,thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên:
- Cho các nhóm: 3 chậu thuỷ tinh, mỗi chậu đựng 1 ít nước.
+ Một ít nước đá. Một phích nước nóng. Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thuỷ ngân, một nhiệt kế y tế.
-Cho cả lớp:
+ Hình vẽ khổ lớn các loại nhiệt kế. Hình vẽ khổ lớn nhiệt kế rượu, trên đó các nhiệt độ được ghi ở cả hai nhiệt giai Xen xi út và Fa ren hai. Bảng 22.1 được kẽ ra bảng phụ.
*Học sinh: 
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV ở cuối tiết trước.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ .
-Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất? Bài tập 21.1
3.Nội dung bài mới:
 a.Đặt vấn đề.
GV :hướng dẫn hs đọc mẫu đối thoại phần mở đầu SGK.
? Phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người đó có sốt hay không.
Nhiệt kế có cấu tạo và hoạt động dựa vào hiện tượng vật lí nào?
b.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a.Hoạt động 1:
GV:Hướng dẫn hs chuẩn bị và thực hiện TN ở hình 22.1 và 22.2
HS: Quan sát 
GV:Hướng dẫn hs pha nước nóng cẫn thận và lần lượt làm các bước theo hd SGK
Hướng dẩn hs thảo luận về kết luận rút ra từ Tn.
HS: làm việc theo nhóm, rút ra kết luận.
GV tóm lại: Qua TN ta thấy cảm giác của tay là không chính xác, vì vậy để biết người đó có sốt hay không phải dùng nhiệt kế.
GV: nêu cách tiến hành TN ở hình vẽ 22.3 và 22.4 và mục đích của TN này.
GV: Treo hình vẽ 22.5, yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi C3 ghi vào vở theo bảng 22.1.
GV: Gọi 1 hs lên thực hiện trên bảng phụ, hs dưới lớp nhận xét, Gv chuẩn lại.
GV: hướng dẫn hs trả lời câu C4.
b.Hoạt động 2:
GV:yêu cầu hs đọc phần 2.
GV: Giới thiệu 2 loại nhiệt giai Xenxiút và Farenhai.
GV: Treo hình vẽ nhiệt kế rượu, trên đó có ghi 2 các loại nhiệt độ được ghi cả hai nhiệt giai Xenxiút và Farenhai.
GV: Hướng dẫn hs tìm nhiệt độ tương ứng của 2 loại nhiệt giai.
 Từ đó rút ra khoảng chia 1oC tương ứng với khoảng chia 1,8F
1. Nhiệt kế:
C1: Cảm giác của tay không chính xác
C2: TN để xác định nhiệt độ của hơi nước đang sôi và của nước đá dang tan.
C3:
C4: ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chổ thắt, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.
2. Nhiệt giai:
 Xenxiút Farenhai
Nước đá đang tan: 00C 320F
Nước đang sôi: 1000C 2120F
- Khoảng chia 10C tương ứng với khoảng chia 1,80F.
4. Cũng cố :
-Yêu cầu hs làm bài tập C5 SGK.
 -Bài tập 22.2 và 22.1 SBT.
 -HS đọc ghi nhớ.
 5. Dặn dò:
-Học thuộc ghi nhớ.
-Trả lời lại các câu hỏi C1 đến C5.
-Làm bài tập 22.3, 22.4, 22.5, 22.6, 22.7.
-Xem bài mới “Thực hành đo nhiệt độ”
..***..

File đính kèm:

  • docTiet25ly6.doc