Giáo án ngữ văn 10 Trường PTTH Nguyễn Chí Thanh
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 10 Trường PTTH Nguyễn Chí Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PTTH NGUYỄN CHÍ THANH ***** o 0 o ***** GV: Nguyễn Thị Bích Thuỷ NINH HOÀ 2009 - 2010 Tiết 1, 2 : Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn hoc Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. Hiểu được những nội dung thể hiện con người việt nam trong văn học. B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định lớp. 2 Bài mới : Giáo viên dẫn vào bài mới. I CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM VHVN có mấy bộ phận cấu thành? 1 Văn học dân gian: − Ai là tác giả? Nó được lưu truyền bằng hình thức chủ yếu nào? Có khi nào người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian không? → Học sinh trả lời dựa trên mục I SGK /5 → Giáo viên nhận xét, chốt ý. − Thể loại đặc trưng của văn học dân gian? 2 Văn học viết: − Tác giả của VHV thuộc tầng lớp nào trong xã hội? Khác gì với tác giả VHDG? − VHV Việt Nam được viết bằng thứ chữ nào? Ví dụ. − Hệ thống những thể loại của VHVN mà em đã học? II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VHVN Quá trình phát triển của VHVN có đặc điểm gì? Chia ra những thời kỳ nào? 1 Văn học trung đại ( X → XIX) Hán, Nôm. Yêu cầu học sinh đọc và trình bày những nét chính của VH trung đại ( Các bộ phận, đặc điểm của các bộ phận) − Chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào những khoảng thời gian nào? Tại sao đến TK XIX VHV mới thực sự hình thành? Vai trò của chữ Hán đối với VHVN trung đại? Kể tên một vài tác giả, tác phẩm lớn? − Chữ Nôm ra đời từ TK nào?Trong VB nào? Đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ nào? Với những tác giả, tác phẩm nào? Việc tạo ra chữ Nôm và dùng chữ Nôm sáng tác văn học chứng tỏ điều gì? 2 Văn học hiện đại: Những nét chính của VH hiện đại? Nêu những nét khác biệt giữa VH hiện đại và VH trung đại? VH hiện đại chia ra các giai đoạn như thế nào? Nêu những nét chính của 3 xu hướng văn học này. III CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC: GV chia 4 nhóm tìm hiểu 4 mục, yêu cầu các nhóm khi trình bày phải có dẫn chứng minh hoạ. Nhóm 1: Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên Nhóm 2: Con người trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhóm 4: Con người Việt Nam và ý thức về bản thân. Sơ đồ hệ thống hoá văn học Việt Nam: VHVN VHDG VHV Tiến trình phát triển VHTĐ VHHĐ Con người Việt Nam qua VHVN Thiên nhiên Quốc gia Xã hội bản thân Đạo lý làm người Chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa nhân đạo Chủ nghĩa hiện thực IV TỔNG KẾT: Giáo viên vẽ sơ đồ hệ thống hoá. I CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM VHVN bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết : VHDG và VHV 1 Văn học dân gian: a. Khái niệm: Là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. b. Các thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. VD : SGK. Truyện cổ dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian c. Đặc trưng:Thể loại: Tính truyền thống Tính tập thể Tính thực hành ( Sự gắn bó các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.) 2 Văn học viết: a. Khái niệm: Là sáng tác cá nhân người trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả. b. Chữ viết của VHV: Chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, 1 bộ phận viết bằng tiếng Pháp. c. Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kỳ văn học (SFK/6) ◊ Từ thế kỷ X TK → XIX : Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu ◊ TK XX → nay : loại hình tự sự, trữ tình, loại kịch. II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VHVN: Gắn với lịch sử, chính trị, văn hoá của đất nước. Chia ra làm 3 thời kỳ: Từ TK X → hết XIX: VH trung đại Từ đầu TK XX → CM tháng 8 năm 1945 : Văn học hiện đại. Từ CM tháng 8 năm 1945 → hết TK XX : Văn học hiện đại. 1 Văn học trung đại ( X → XIX) Hán, Nôm. Văn học chữ Hán: Thời gian: Hình thành từ TK X → cuối TK XIX đầu TK XX. Đặc điểm:Tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông: Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang và hệ thống thể loại thi pháp văn học cổ, trung đại Trung Quốc; có giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. Thành tựu: Thơ văn yêu nước thời Lý, Trần, các thể loại văn xuôi, tiểu thuyết chương hồi. Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…. Văn học chữ Nôm: Thời gian: Phát triển từ TKXV và đạt đến đỉnh cao cuối TK XVIII đầu TK XIX. Đặc điểm: Ảnh hưởng của VHDG gắn liền với những truyền thống của VH trung đại ( yêu nước, nhân đaọ, hiện thực). Phản ánh quá trình dân tộc hoá, dân chủ hoá của VH trung đại. Chứng minh cho ý thức tự cường, ý thức xây dựng nền văn hiến độc lập dân tộc. Tiếp thu chủ động sáng tạo các thể loại VH trung đại, hình thành các thể loại thơ dân tộc. Thành tựu: Thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói có được vai trò quan trọng → dễ dàng đến với nhân dân. Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du… Văn học trung đại là sản phẩm của nền văn hoá phương Đông. 2 Văn học hiện đại: Thời gian:Cuối TK XIX → những năm 30 của TK XX → VHVN bước vào quỹ đạo của VHHĐ. Đặc điểm: −VHHĐVN kế thừa tinh hoa của VH truyền thống. Mặt khác tiếp thu những nền văn hoá lớn trên thế giới để hiện đại hoá, có đặc điểm khác biệt so với văn học trung đại chủ yếu: (SGK/9) Về tác giả Về đời sống văn học Về thể loại Về thi pháp − VH TK XX phản ánh hiện thực XH và chân dung con người Việt Nam với tất cả phương diện phong phú, đa dạng. − Trước CM tháng 8: VH hiện thực: Phản ánh xã hội thực dân, xã hội phong kiến, với dự báo cuộc CM sắp diễn ra. VH lãng mạn: Đề cao cái tôi cá nhân. − Sau CM tháng 8: VHHTXHCN : Phản ánh sự nghiệp đấu trang CM và xây dựng cuộc sống mới. Thành tựu nỗi bật: Thơ văn yêu nước và Cách Mạng Thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực trước CM, thơ kháng chiến chống Pháp. Thơ, tiểu thuyết, bút kí trong kháng chiến chống Mỹ và trong cuộc sống mới. III CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC: 1 Con người Việt Nam trong quan hệ thế giới tự nhiên: VHDG: Kể lại quá trình ông cha ta nhận chức, cải tạo thế giới thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên tươi đẹp như : núi, sông, rừng núi, cánh cò, đồng quê… VHTĐ: Hình tượng thiên nhiên ( Tùng, cúc, trúc, mai, ngư tiều, canh mục,…) gắn với lý tưởng đạo đức và thẩm mỹ. VHHĐ: Hình tượng thiên nhiên( hoa sen, bưởi, dòng sông, sóng biển,…) thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc sống, lứa đôi. 2 Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: VH phản ánh công cuộc bảo vệ xây dựng đất nước của con người Việt Nam → thể hiện tinh thần yêu nước. Cụ thể: VHDG: Tình yêu làng xóm, nơi chôn nhau cắt rốn, căm ghét các thế lực xâm lược. VHTĐ: Thể hiện sâu sắc về ý thức quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến. VHHĐ: Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp, lý tưởng XHCN 3 Con người Việt Nam trong quan hệ với Xã hội: VHDG: Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp. VHTĐ: Đó là ước mơ về XH Nghiêu - Thuấn. VHHĐ: Đó là lý tưởng XHCN, ước mơ xây dựng cuộc sống mới. 4 Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Trong hoàn cảnh khác như cuối TK XVIII đầu TK XIX, gai đoạn 30 – 45 và văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 → nay đã đề cao quyền sống của con người, cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu. IV TỔNG KẾT: ghi nhớ SGK / 13 4 Củng cố: Trình bày quá trình phát triển của VHVN 5 Dặn dò: Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nắm được các ý chính của bài đã học. Tiết 3: Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS Nắm được kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ: các nhân tố, 2 quá trình trong HĐGT. Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong HĐGT, năng cao năng lực giao tiếp ( nói, viết) Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định, kiểm tra. 2 Bài mới. I THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ: 1 Xét ngữ liệu 1 SGK/14 GV yêu cầu HS đọc văn bản và chia nhóm thảo luận theo hệ thống câu hỏi SGK. → GV nhận xét, đánh giá, sữa chữa. 2 Xét ngữ liệu 2: GV yêu cầu HS dựa vào kết quả đã học ở phần Văn và cách trình bày ở mục 1, trả lời các câu hỏi ở SGK. → Nhận xét, đánh giá. 3 Kết luận: Qua việc xét ngữ liệu, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ? Quá trình của HĐGT? Các nhân tố của HĐGT? → GV chốt ý → ghi nhớ. I THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ: 1 Xét ngữ liệu 1SGK/14 a. HĐGT diễn ra giữa: Nhân vật giao tiếp: Vua nhà Trần và các vị bô lão. Cương vị : Vua đầu triều, bề trên Bô lão thần dân, bề dưới b. Vai của các nhân vật giao tiếp đổi liên tục Lượt lần 1: Vua nói các vị bô lão nghe Lượt lần 2: Các vị bô lão nói, nhà vua nghe. Lượt lần 3: Nhà vu hỏi, các vị bô lão nghe. Lượt lần 4: Các vị bô lão trả lời, nhà vua nghe. c. Hoàn cảnh giao tiếp: Địa điểm: Điện Diên Hồng. Thời điểm: Quân Nguyên xâm lượt nước ta lần thứ 2 (lần 1:1257; lần 2:1285; lần 3: 1288) d. Mục đích: Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào trình trạng khẩn cấp. Đề cập đến vấn đề: nên hoà hay nên đánh ( đầu hàng hay đánh bảo vệ Tổ Quốc) Mục đích của cuộc giao tiếp là nhằm “thống nhất ý chí và hành động” để đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Mục đích ấy đã thành công tốt đẹp bằng quyết tâm “ Muôn miệng một lời: - Đánh! Đánh!” 2 Xét ngữ liệu 2: a. Diễn biến của HĐGT Nhân vật giao tiếp: Người viết: Tác giả Trần Nho Thìn Người đọc: HS lớp 10 nói riêng, những người quan tâm đến VH nói chung. Đặc điểm của nhân vật giao tiếp: Tương đương về trình độ hiểu biết ( Những người cùng thế hệ tác giả) Hạn chế hơn về mặt hiểu biết ( Các em HS) b. Hình ảnh giao tiếp: Có tổ chức, có mục đích, có nội dung và được thực hiện theo chương trình mang tính pháp lí trong nhà trường. c. Nội dung giao tiếp: Các vấn đề cơ bản của VHVN. d. Mục đích giao tiếp: Người viết: Cung cấp cái nhìn tổng quát về VHVN. Người đọc: Lĩnh hội 1 cách tổng quát về VHVN. e. Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: ◊ Phương tiện ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ của ngành khoa học XH, chuyên ngành ngữ văn như: VHDG, VHV, thể loại văn xuôi, thơ, lịch sử văn học, VH trung đại, VH hiện đại. ◊ Cách tổ chức văn bản: Có kết cấu rõ ràng thể hiện: Tính mạch lạc: Độc lập tương đối về nội dung. Tính chặt chẽ: Làm chứng tỏ cho tiêu đề. 3 Kết luận : Ghi nhớ SGK/15. 4. Củng cố: Ghi nhớ SGK/15 Bài tập về nhà: “ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tất đất, tất vàng bấy nhiêu” Lời của tác giả nói với mọi người, đặc biệt là người nông dân Nội dung: Khuyên mọi người không bỏ ruộng hoang vì tất đất là tài sản quý giá Mục đích khuyên nhủ, kêu gọi mọi người làm việc Cách nói chân tình qua những từ: ai, chớ, bao nhiêu…. bấy nhiêu 5. Dặn dò Nắm lý thuyết Làm bài tập 1,/20; 3,4,5/21 Soạn bài : “ Khái quát VHDGVN”. Tiết 4: Đọc văn. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp HS Hiểu và nhớ được những giá trị to lớn của VHDG. Đây là cơ sở để HS có thái độ thận trọng đối với di sản văn hoá tinh thần dân tộc. Nắm được khái niệm về các thể loại B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định, kiểm tra. 2 Bài mới I KHÁI NIỆM VỀ VHDG Yêu cầu HS đọc và nêu định nghĩa thế nào là VHDG? II ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VHDG: 1 Tính truyền miệng: Em hiểu như thế nào là tác phẩm ngông từ truyền miệng? Vì sao VHDG lại có tính truyền miệng? VHDG còn gọi là văn học truyền miệng ? Vì sao? 2 Tính tập thể: Vì sao nói VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể? Quá trình sáng tác và hoàn chỉnh một tác phẩm diễn ra như thế nào? Phân biệt với tác phẩm khuyết danh? Em hãy cho biết hệ quả của 2 đặc trưng trên đối với VHDG? II HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM: GV cho HS thảo luận Hệ thống thể loại của VHDG có bao nhiêu thể loại? Đó là những thể loại nào? Hiểu biết của em về những thể loại đó? III NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN: Em hãy cho biết những giá trị cơ bản của VHDG? Tóm tắc các giá trị của VHDG. IV TỔNG KẾT: I KHÁI NIỆM VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN SGK/17 II ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VHDG 1 Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng ( tính truyền miệng) Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nộ dung, ý nghĩa va thế giới của nghệ thuật của tác phẩm VHDG nhằm phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống. Khi chưa có chữ viết, phương thức sáng tác và lưu truyền bằng miệng là duy nhất và tất yếu. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi có chữ viết Truyền miệng thể hiện trong quá trình diễn xướng dân gian: nói, kể, ngâm, hát, diễn… 2 Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể( tính tập thể). VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. VHDG là tài sản chung của tập thể, mỗi người có thể tiếp nhận, sữa chữa, bổ sung thành phần VHDG theo quan niệm và khái niệm của mình. Tính truyền miệng và tính tập thể thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng → tính thực hanh ( gắn bó và phục vụ trực tiếp ). II HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VHDGVN Gồm 12 thể loại SGK/17 III NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VHDGVN 1 VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. (xem SGK/18). 2 VHGDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo đức làm người. ( xem SGK/19) 3 VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc. ( xem SGK/19) IV TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK/19 4 Củng cố: GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/19 5 Dặn dò: Nắm các ý chính của bài đã học. Soạn bài tiếp theo. Tiết 5 Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (T2) A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Củng cố các kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Có kỹ năng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định, kiểm tra. 2 Bài mới. I BÀI TẬP 1: Yêu cầu học sinh đọc bài tập. Gọi 4 HS lên bảng trình bày 4 câu: a, b, c,d. → Cả lớp nhận xét → sữa chữa. II BÀI TẬP 2: GV hướng dẫn HS đọc và thảo luận tại chỗ → trình bày ý kiến. GV nhận xét, chốt lại vấn đề. III BÀI TẬP 3: Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi theo mục a, b. IV BÀI TẬP 4: Chia 4 nhóm để viết → bài hay nhất lấy điểm cho cả nhóm. V BÀI TẬP 5: Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi SGK/( 21 + 22 ) I BÀI TẬP 1: a Nhân vật giao tiếp: Trong độ tuổi thanh xuân - Chàng trai “anh” - Cô gái “nàng” b. Hoàn cảnh giao tiếp: “đêm trăng thanh” thời gian lý tưởng cho những cuộc trò chuyện tâm tình lứa đôi. c. Về giao tiếp: Ý hiển ngôn: Nói về việc “tre non đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”. Ý hàm ngôn: Chàng trai cô gái đã đến tuổi trưởng thành, nên chăng tính đến chuyện kết duyên. c. Cách nói “anh” phù hợp với nội dung và ngôn từ giao tiếp. Đó là cách nói kín đáo, tế nhị mang đậm sắc thái tình cảm. II BÀI TẬP 2: a. Các nhân vật thực hiện hành động - A Cổ : “ Cháu chào ông ạ!” ( Hành động nói có mục đích “chào”) - Ông già: “ A Cổ hả?” ( Chào lại) - A Cổ : Lớp trưởng rồi nhỉ ? (khen) - Bố cháu có…. ông không?( hỏi ) - A Cổ : “ Thưa ông, có ạ! ( đáp lời) b. Mục đích giao tiếp của các câu: Ở câu a. chỉ có câu b là mục đích hỏi cần trả lời c. Các nhân vật có thái độ và tình cảm: Kính mến, yêu quý, tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị III BÀI TẬP 3: a. Vấn đề giao tiếp: Vẻ đẹp thân phận của người phụ nữ, khẳng định phẩm chất trong sáng của họ. sự đồng cảm và thái độ phê phán của tác giả Phương tiện, từ ngữ, hình ảnh: trắng, tròn, bảy nỗi ba chìm, rắn nát, lòng son. b. Căn cứ để lĩnh hội vấn đề giao tiếp: Phương tiện ngôn ngữ Cuộc đời tác giả Năng khiếu cảm nhận vấn đề IV BÀI TẬP 4: HS tự trình bày V BÀI TẬP 5: a. Bác Hồ viết thư cho học sinh toàn quốc. b. Tình huống: đất nước vừa giành được độc lập c. Nội dung: Nói lên niềm vui sướng d. Mục đích: Chúc mừng và xác định nhiệm vụ cho HS. 4 Củng cố: Trình bày lý thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 5 Dặn dò: Làm các bài tập ở sách bài tập Ngữ Văn. Soạn bài tiếp theo. Tiết 6 Làm văn VĂN BẢN A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản Nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định, kiểm tra. 2 Bài mới. I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 1 Xét ngữ liệu: GV yêu cầu HS tìm hiểu các ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi SGK/24 Từ việc phân tích ngữ liệu em hãy cho biết khái niệm và đặc điểm của VB. → Ghi nhớ II CÁC LOẠI VĂN BẢN: GV yêu cầu HS kết quả ở phần ngữ liệu trên để trả lời các câu hỏi SGK /25 → Các loại văn bản. I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1 Xét ngữ liệu SGK/ 23 + 24 Câu 1: Mỗi văn bản tạo ra: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Trao đổi thông tin (VB1), tình cảm (VB2), hướng tới hành động ( VB3) Dung lượng: 1 câu hoặc nhiều câu Câu 2: Vấn đề được nói đến: VB1: Hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người tích cực, tiêu cực VB2: Tiếng nói than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến VB3: Kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp → Các vấn đề được triển khai nhất quán trong toàn văn bản Câu 3: VB2,3 nội dung chặt chẽ, mạch lạc. VB3 trình bày theo trật tự thích hợp: mở bài, thân bài, kết bài. Câu 4: Hình thức ở VB3 Mở đầu: Tiêu ngữ và hô ngữ Kết thúc: Dấu ngắt câuv(!) Câu 5: Mục đích: VB1: Nhắc nhở một kinh nghiệm sống VB2: Nêu một hình tượng trong đời sống để mọi người suy ngẫm VB3: Kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc. 2 Phần kết luận: SGK / 24 Phần ghi nhớ II CÁC LOẠI VĂN BẢN: 1Xét ngữ liệu: Câu 1: a. Vấn đề được nói đến: VB1: Kinh nghiệm sống thuộc lĩnh vực quan hệ giữa con người với hoàn cảnh trong đời sống xã hội. VB2: Thân phận người phụ nữ Lĩnh vực tình cảm trong đời sống xã hội. VB3: Vấn đề chính trị. Lĩnh vực tư tưởng trong đời sống xã hội. b. Từ ngữ: VB1, 2 : Từ ngữ thông thường VB3 : Từ ngữ chính trị, xã hôi. c. Phương thức biểu đạt: VB1,2 : Phương thức miêu tả thông qua hình ảnh, hiện tượng. VB3: Phương thức lập luận. Câu 2: Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn học khác (….) là văn bản khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học. Một đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là văn bản hành chính, nó có mẫu sẵn. So sánh: VB2: VB nghệ thuật VB3: VB chuẩn. VB2 : Dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. VB3: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính chính trị, xã hội. Đơn từ, giấy khai sinh dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính. Mục đích: VB2: Mục đích biểu cảm. VB3: Thuyết phục. Các VB Toán…. : Mở rộng và nâng cao hiểu biết cho con người. Đơn từ, giấy khai sinh trình bày hoặc thừa nhận 1 sự thật nào đó . Từ ngữ: VB2: Lớp từ ngữ giao tiếp xã hôi. VB3: Lớp từ ngữ chính trị, xã hội. Các VB Toán : Dùng thuật ngữ. Đơn từ, giấy khai sinh: Lớp từ ngữ hành chính. VB2: Có kết cấu của ca dao, thể lục bát. VB3: Kết cấu quy phạm theo 3 phần: Mở, thân, kết → rõ ràng, mạch lạc. Các VB Toán: Kết cấu điển hình ( 3 phần) hoặc biến thể ( 2 phần thân, kết) Đơn từ, giấy khai sinh: VB có mẫu in sẵn chỉ cần điền nội dung cụ thể/ 2 Kết luận: Ghi nhớ SGK/25 4 Củng cố: Hỏi: Bài bình luận, lời kêu gọi, tuyên truyền thuộc loại VB nào? Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ. 5 Dặn dò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài viết số 1. Tiết 7 Làm văn VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 *Ở NHÀ* A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm và văn nghị luận. Vận dụng những hiểu biết để viết 1 bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân . Thấy rõ trình độ làm văn của bản thân. B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định, kiểm tra. 2 Ra đề. a. Đề bài: Cảm nghĩ của em khi bước chân vào ngôi trường mới. b. Yêu cầu về nội dung: Nói lên được tâm tư, tình cảm, cảm nghĩ bản thân. c. Yêu cầu về hình thức: Bài văn có bố cục cân đối, hài hoà. Không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ. d. Gợi ý về nội dung, phương pháp. Thể loại : Phát biểu cảm nghĩ. Phương pháp: Trình bày cảm nhận bản thân. 3 Dặn dò: Đúng 1 tuần nộp bài. Về soạn bài tiếp theo. Tíêt 8,9 Đọc văn CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY ( Trích sử thi Đăm Săn _ Tây Nguyên ) A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Nhận thức được : Lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ cso được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đông. Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn định, kiểm tra. 2 Bài mới. I GIỚI THIỆU CHUNG: GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK /30 và trình bày khái quát đôi nét về thể loại và tác phẩm. II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: GV hướng dẫn HS đọc phân vai với giọng điệu phù hợp và tìm hiểu đoạn trích theo hệ thống câu hỏi: 1 Cảnh trận đánh giữa 2 tù trưởng: Những lời nói của ĐS khi chân cầu thang nhà MX nhằm mục đích gì? Tại sao tác giả không tả chân dung của ĐS mà lại tả hình dáng của MX trước? Qua những lời nói và hành động của MX, em thấy hắn là một tù trưởng như thế nào? Cảnh 2 người múa khiên được độc lập như thế nào? Vì sao ĐS không múa trước mà cứ khích để MX múa trước? Theo em tài nghệ của MX có đúng như hắn tự khoe khoang không? Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhị ném cho MX nhưng lại lọt vào miệng của ĐS nói lên điều gì? Mặc dù sức mạnh càng tăng ngưng tại sao ĐS phải nhờ đến thần linh mới chiến thắng được MX? Ý nghĩa của chi tiết này? Nhận xét của em về cuộc chiến đấu và chiến thắng của ĐS? 2 Kết thúc cuộc chiến: Trong lời nói của ĐS với dân làng, ta thấy chàng là 1 tù trưởng như thế nào? Thái độ và tình cảm của dân làng đối với mục đích của cuộc chiến nói chung và đối với người anh hùng sử thi nói riêng qua những hành động và cuộc đối thoại giữa họ. Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tằm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng 3 Nghệ thuật miêu tả nhân vật và không gian sử thi: Trả lời câu hỏi 4 SGK/36 I GIỚI THIỆU CHUNG: Sử thi thàn thoại Sử thi anh hùng 1 Thể loại sử thi : 2 loại Sử thi thần thoại: Kể về sự hình thành thế giới, sự hình thành muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu. Sử thi anh hùng: Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng. 2 Sử thi Đăm Săn: a Tóm tắt tác phẩm: SGK /30 b Đoạn trích: Kể chuyện ĐS đánh Mtao, Mxây cứu vợ về. II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1 Cảnh trận đánh giữa 2 tù trưởng: a. Nhân vật ĐS đến nhà MX khiêu chiến: Nhân vật ĐS: Ý chí quyết liệt, chủ động, tự tin, đường hoàng. Nhân vật MX: Tỏ ra run sợ ( Khoan, đừng, khoan, để ta xuống, ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm. Mặt mũi dữ tợn trang bị đầy người mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo. b Vào cuộc chiến: Trận chiến Đăm Săn MtaoMxây Hiệp 1 Khích, thách MX múa trước → Thái độ bình tĩnh, thản nhiên, mạnh mẽ, bản lĩnh. Múa khiêng trước → bị khích, huyênh hoang, quá tự tin vào bản thân. Hiệp 2 Múa khiêng trước→ Càng múa càng dũng mãnh phi thường. Hốt hoảng trốn chạy. Cầu Hơ Nhí quăng miếng trầu → Yếu sức. Hiệp 3 Múa khiêng vừa khoẻ vừa đẹp ( Nhờ ăn miếng trầu của Hơ Nhí) → Được thần linh giúp đỡ → Chiến thắng MX. Chạy, vừa chạy vừa yếu sức chống đỡ → Bị giết. Nghệ thuật miêu tả song hành → Nỗi bật tài năng và phẩm chất của 2 tù trưởng. 2 Kết thúc cuộc chiến: a. Cuộc đối thoại giữa ĐS với dân làng ( Nô lệ MX) Đối thoại: Qua 3 nhịp hỏi đáp với mức độ tăng dần. → Thể hiện sự mến phục, hưởng ứng và lòng trung thành tuyệt đối đối với ĐS Ý nghĩa: Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi khát vọng của cá nhân anh hùng với cộng đồng; lòng yêu mến tuân phục của tập thể đối với cá nhân anh hùng → Là ý chí thống nhất → Ý thức dân tộc, ước muốn có 1 cuộc sống ổn định đông hơn, giàu mạnh hơn, thịnh vượng hơn. b Cảnh ăn mừng: Mọi người sung sướng, trưng bày, tấp nập. Con người, thiên nhiên chung say trong men rượu và ca ngợi người anh hùng – trung tâm miêu tả. Hướng về cuộc sống no đủ, hoà bình, giàu có cuả cộng đồng. Người anh hùng được cộng đồng tôn vinh tuyệt đối → Sự vận động lịch sử của cả thị tộc qua chiến thắng của mỗi cá nhân. 3 Nghệ thuật miêu tả nhân vật và không gian sử thi: Sử dụng ngôn từ so sánh. Hình ảnh lấy từ thế giới thiên nhiên vũ trụ,
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 10 tron bo.doc