Giáo án Ngữ Văn 6: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 04 Ngày soạn : 28/08/2008 
 Tiết : 15 - 16 Ngày dạy: 10/09/2008 
 Bài 4:TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

Tập làm văn 
 





I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 	Giúp HS : Nắm được các kĩ năng tìm hiểu đề và cách phát âm một bài văn tự sự, các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và cách viết thành bài văn.
LT tìm hiểu đề và làm dàn ý trên một đề văn cụ thể.
II. CHUẨN BỊ :
 	- GV : Bài văn mẫu.
- HS : Tìm hiểu bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định lớp: 
-KTSS- nề nếp HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
	-Cho biết cách lập chủ đề và dàn bài của bài thơ tự sự?
3. Bài mới.

Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 :
Tìm hiểu đề mục I.
GV treo bảng phụ ghi các đề trong SGK và nêu câu hỏi cho Hs trả lời.
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời kể của em.
(2)Kể về một người bạn tốt.
(3)Kỉ niệm ngày thơ ấu.
(4)Ngày sinh nhật của em.
(5)Quê em đổi mới.
(6) Em đã lớn rồi.
Hỏi :Lời văn đề 1 nêu ra yêu cầu gì? Gọi cá nhân trả lời.
 

Hỏi: Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không?
+ Hoạt động 2: 
- GV ghi lên bảng đề văn kể về một câu chuyện em thích bằng lời kể của em.
Hỏi: hãy tìm hiểu đề lập ý và lập dàn bài theo yêu cầu đề bài trên?



- HS đọc các đề trên bảng và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
(1) Kể chuyện.
Câu chuyện mà em thích 
->bằng lời kể của em.
 








Không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự, vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện.
*Cách làm bài tự sự:
a.TH đề: yêu cầu kể lại một câu chuyện em thích.
b.Lập ý:chọn truyện nào? Thích nhân vật nào? Sự việc nào? Thể hiện chủ đề gì?
c.Lập dàn ý 3 phần:MB, TB, KB.


I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
 1. Đề văn tự sự:
Câu chuyện từng làm em thích.
Những lời nói việc làm chứng tỏ ngừơi bạn ấy là bạn tốt.
Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.
 Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
 Sự đổi mới cụ thể ở quê em.
Những biểu hiện về sự lớn khôn của em thể chất, tinh thần.

2. Cách làm bài văn tự sự:
- Tìm hiểu đề.
- Tìm ý.
-Lập dàn ý.
-Viết thành văn.








II. ghi nhớ:
	-Khi tìm hiểu văn tự sự thì phải tìm hiểu ki lời văncủa chủ đề để nắm vững yêu cầu của đề bài
	-Lập ý là biết xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhâ vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
	-Lập dàn ý và biết sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau. Để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của người viết.
	-Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
4.Củng cố:	-Khi tìm hiểu đề bài ta thực hiện các bước nào?
	-Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần?
5.Dặn dò:	-Học bài –Xem lại bài.
	-Làm bài LT.
	-Chuẩn bị viết bài số 1.
	


Bài học giáo dục:	-Biết xác định đề bài, yêu cầu đề.
	-Cách làm bài văn tự sự. Có bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
	-Làm theo bốn bước: tím hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết thành văn.



















Tuần : 05 Ngày soạn : 28/08/2008 
 Tiết : 17- 18 Ngày dạy: 15/09/2008 
 VIẾT BÀI VIẾT SỐ 1 –VĂN KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)

Tập làm văn 
 




I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Học sinh viết được bài văn kể chuyện có nội dung : nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả. Có 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài, dung lượng không được quá 400 chữ.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu, ra đề.
- HS : Tham khảo một số đề SGK- Lập dàn ý. 
III. ĐỀ BÀI : -Hãy kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
.III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh

 Nội dung Hoạt Động



- Ổn định nề nếp – sĩ số.
 + Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 + Nêu mục tiêu bài học, ghi đề kiểm tra.



- Báo cáo sĩ số.

- Ghi đề.
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu:
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra .
 - Bài mới.
- Đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

- Lưu ý HS đọc kĩ đề.
- Theo dõi HS làm bài.


- Đọc xác định y/c đề.
- Làm bài nghiêm túc. 


 + Hoạt động 2: hướng dẫn và theo dõi HS làm bài.
 
GV thu bài và kiểm tra số bài.

- Nộp bài.

 Hoạt động 3: Thu bài
- Nhận xét tiết kiểm tra
 - Yêu cầu HS : Chuẩn bị soạn bài Thạch Sanh .
 
- Nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.

+ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
- Củng cố:
- Dặn dò: Học bài,soạn bài mới.


:


Bài học giáo dục:	-Củng cố cách làm bài, những lỗi thường mắc phải, hướng khắc phục cho lần KT tiếp theo.




File đính kèm:

  • docb4-15-16TIMHIEUDEVACACHLAMBAITUSU.doc