Giáo án Ngữ Văn 6: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 05 Ngày soạn : 29/08/2008 
 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

Tiếng Việt 
 Tiết : 19 Ngày dạy : 17/09/2008 
 




I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
-HS cần nắm: Khái niệm từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
-Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, ĐDDH.
 -PP: Trực quan. Chia nhóm, thảo luận.
- HS : Chuẩn bị trước bài .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định lớp: -KTSS- nề nếp HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
	1.Nghĩa của rừ là gì? Tìm 1 VD?
	2.Nghĩa của từ được giải thích bằng mấy cách? Cho VD?
3.Bài mới.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề mục I.
-GV cho HS đọc bài thơ “Những cái chân” trong SGK.
-GV tra từ điển để biết nghĩa của từ chân.
Em hãy tìm từ có nhiều nghĩa như từ chân?
Em hãy tìm một số từ chỉ có một nghĩa?
Từ có nhiều nghĩa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đề mục II.
-Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân?
Trong một câu cụ thể, một từ thường đựơc dùng với mấy nghĩa?

-Hai từ “Xuân” trong câu thơ sau có mấy nghĩa?
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước…..càng xuân.
	(HCM)





-HS đọc bài thơ.

-Bộ phận dưới cùng của cơ thể dùng để đi, đứng.
-Bộ phận dưới cùng của đồ vật: chân ghế, giường…
-Bút, Inteơnét, toán học….
-Đường: đường đi, đường ăn…



-Là bộ phận tiếp xúc với mặt đất của cơ thể người hoặc đồ vật.
-Trong một câu cụ thể 1 từ thường chỉ dùng với 1 nghĩa.




-Có 2 nghĩa:
Xuân 1: Chỉ mùa xuân.
Xuân 2: Chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung.
I.Từ nhiều nghĩa:
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
VD: từ có một nghĩa: Bút, toán học….
Từ nhiều nghĩa: Đường(đường ăn, đường đi)





II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

-Nghĩa chuyển là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
-Trong từ nhiều nghĩa có:
+Nghĩa gốc là nghĩa chính xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở để hình thánh nghĩa khác.
+Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.


-Thông thường trong câu, từ chỉ có 1 nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
4.Củng cố:	Nghĩa của từ là gì? Cho VD
	Nêu hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Hoạt động 3: GV HD HS phần LT	HS làm BT	III.Luyện tập
Bài tập 1:
a. Từ Đầu: đau đầu, đầu người, nhức đầu.
Đầu tiên, đầu danh sách, đầu sông.
Đầu bàn, đầu bảng.
b.Từ Mũi: sổ mũi, mũi cao, mũi lõ.
Mũi dao, mũi kim, mũi thuyền.
Đất mũi, cánh quân chia thành 3 mũi.
c.Từ Tay: đau tay, cánh tay.
	Tay ghế, tay vịn cầu thang.
Tay súng, tay anh chị, ……
Bài tập 2:
+ Lá: Lá phổi, lá gan, lá lách, 
+ Quả: Quả tim, quả thận, ……
Bài tập 3:Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
 + Hộp sơn -> Sơn cửa.
+ Cái bào -> Bào gỗ.
+Cân muối -> muối dưa
Chỉ hàng động chuyển thành chì đơn vị
+ Đang bó lúa -> gánh ba bó lúa.
+ Cuộn bức tranh -> cuộn ba cuốn giấy.
+Đang nắm cơm – ba nắm cơm.
5.Dặn dò:	-Học bài – Làm BT 4,5 còn lại.
	-Chuẩn bị bài tt “ Chữa lỗi dùng từ”
	+Lặp từ là gì?
	+Vì sao lẫn lộn các từ gần âm?


	Bài học giáo dục:	-Hiểu được từ nhiều nghĩa.
	-Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.


File đính kèm:

  • docb6-19-TUNHIEUNGHIAVAHIENTUONGCHUYENNGHIACUATU.doc