Giáo án Ngữ Văn 8 tuần 12
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Tiết 45 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản ôn dịch thuốc lá A. Mục tiêu cần đạt: - HS cần xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng. - HS thấy được sự kết hợp chặt chẽ trong 2 phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản B. Chuẩn bị: - Giáo viên:Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay. -Học sinh: soạn bài, tìm hiểu tác hại của thuốc lá. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Nêu tác hại và việc xử lí đối với bao bì ni lông ? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò ? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì. - GV đọc mấu 1 đoạn. - Gọi học sinh đọc ? Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn (phần) ? Nội dung chính từng phần. ? Ta có thể hiểu như thế nào về đầu đề của văn bản ''Ôn dịch thuốc lá'' ? Có thể sửa thành: Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao ? Hoặc Ôn dịch thuốc lá (bỏ dấu phẩy) ? ở phần đầu văn bản những tin tức nào được thông báo ? Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề văn bản ? Cách thông báo có gì đặc biệt, tác giả dùng nghệ thuật gì, tác dụng biện pháp nghệ thuật đó. * Nghệ thuật so sánh nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của loại dịch này. ? Em đón nhận thông tin này với thái độ như thế nào ? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào ? ? Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ của con người được phân tích trên những chứng cớ nào ? em có nhận xét gì về tác hại của nó * Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể, huỷ hoại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người ? Người hút thuốc lá vô tình làm hại những ai? Nó đe doạ sức khoẻ cộng đồng như thế nào * so sánh thuyết minh kết hợp biểu cảm, lập luận ? Nếu thuốc lá tấn công loài người bằng cách đó việc nhận ra nó sẽ như thế nào. ? Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả ? Không những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hút mà còn ảnh hưởng đến người khác ra sao. * Huỷ hoại lối sống, nhân cách, đạo đức. ? Phần tiếp theo tác giả đưa ra những thông tin gì. *Thuyết minh bằng số liệu, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc. ? Từ việc hút thuốc lá gây ra hiện tượng gì. ? Các nước đã làm gì với thuốc lá. ? Nước ta đã làm được như họ chưa. ?Nhận xét về những lời kiến nghị này * Sử dụng câu cảm thán, câu cầu khiến, phản ánh tấm lòng tha thiết và mong mỏi giữ gìn sức khoẻ ? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản này. ? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào. -Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Em sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay. ? Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân, bạn bè và phân tích nguyên nhân. I. Tìm hiểu chung - Văn bản nhật dụng II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - HS nghe - HS đọc tiếp hết. 2. Bố cục Phần 1: từ đầu đến AIDS: thông báo về nạn dịch thuốc lá. Phần 2: tiếp con đường phạm pháp: Tác hại của thuốc lá - Phần 3: còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá - HS thảo luận nhóm để trả lời. + Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng làm cho người chết hàng loạt. + Là 1 tiếng chửi rủa (Đồ ôn dịch) + Ôn dịch thuốc lá có 2 nghĩa: . Chỉ dịch thuốc lá . Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này. - Không vì nội dung không sai nhưng tính chất biểu cảm không rõ ràng, việc sử dụng dấu phẩy tỏ được thái độ nguyền rủa, đồng thời gây sự chú ý cho người đọc 3. Phân tích (20') a) Thông báo về nạn dịch thuốc lá - Một số ôn dịch đã xuất hiện diệt được. - Một số ôn dịch mới lại xuất hiện - Ôn dịch thuốc lá - Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS - Dùng nhiều từ trong ngành y tế, nghệ thuật so sánh b) Tác hại của thuốc lá - HS tự bộc lộ - Sức khoẻ - Đạo đức cá nhân và cộng đồng - Kinh tế. -Hs liệt kê dựa vào SGK - HS tự bộc lộ - Đầu độc những người xung quanh. - Nó không làm cho người ta lăn đùng ra chết, không dễ nhận biết. - so sánh thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá.- Tằm ăn dâu: ăn đến đâu dù chậm rãi biết đến đó nhiều - Không thấy tác hại của nó ngay. - Bị viêm phế quản ung thư... - Từ nhỏ lớn, từ nhẹ nặng, tỉ mỉ cụ thể. - Nêu gương xấu cho người khác. - Tỉ lệ hút thốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta ngang với thành phố ở châu Âu SS số tiền 1 đô la/ 1 bao (Mĩ) 15000đ / 1 bao (VN) - Ăn cắp nghiện ma tuý lời cảnh báo xuất phát từ thực tiễn. c) Kiến nghị - Chiến dịch chống thuốc lá - Cấm hút thuốc nơi công cộng - Phạt nặng những người vi phạm - Cấm quảng cáo thuốc lá trên ti vi + Chưa làm được 4. Tổng kết (2') - Đây là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, kinh tế, đạo đức. - Cần quyết tâm chống lại nạn dịch này. - Thuyết minh bằng trình bày, giải thích phân tích số liệu , dẫn chứng. III. Luyện tập (5') - Hs tự bộc lộ IV. Củng cố: (2') - Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2 lần. V. Hướng dẫn học ở nhà: (1') - Nẵm vững nội dung văn bản - Làm bài tập 1 (tr122) - Soạn ''Bài toán dân số'' Tuần 12 - Tiết 46 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt Câu ghép A. Mục tiêu cần đạt: - HS nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - Hiểu được dấu hiệu của mối quan hệ - Rèn kĩ năng đặt câu theo các mối quan hệ. Phân tích ý nghĩa các mối quan hệ của các câu đã đặt. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi ví dụ mục I1 - Yêu cầu học sinh xem lại bài ''Câu ghép'' ở tiểu học C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Thế nào là câu ghép ? Cách nối các vế trong câu ghép? Lấy ví dụ. III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Treo bảng phụ ghi ví dụ mục I - Phân tích mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ? Nêu những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu trong những câu sau: (cho học sinh nối hai cột trong bảng phụ) * Quan hệ giả thiết * Quan hệ tương phản * Quan hệ tăng tiến * Quan hệ bổ sung * Quan hệ nối tiếp * Quan hệ đồng thời * Quan hệ lựa chọn * Quan hệ giải thích ? Các mối quan hệ này thường được nhận biết qua dấu hiệu gì. ? Có thể tách được câu ghép thành 2 câu đơn được không? Vì sao ? Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào. ? Dấu hiệu nhận biết . ? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ? Mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì. ? Xác định câu ghép trong các đoạn văn. ? Xác định mối quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu (15') 1. Xét ví dụ 2. Nhận xét - Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi/ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi:/hôm nay tôi đi học. + Vế 1, 2: Quan hệ nguyên nhân + Vế 2, 3: Quan hệ giải thích. 1) Nếu anh đến muộn thì tôi đi trước. 2)Tuy trời mưa nhưng An vẫn đi học đúng giờ. 3) Mưa càng to, gió càng mạnh. 4) Không những Lan học giỏi môn văn mà Lan còn học giỏi cả môn Anh. 5) Hai người giận nhau rồi họ chia tay nhau. 6) Nó vừa đi, nó vừa ăn. 7) Mình đi chơi hay mình đi học. 8) Tôi rất vui: hôm nay tôi đã làm được một việc tốt. - Bằng quan hệ từ (5, 7) - Bằng cặp QH từ (1,2,4) - Cặp từ hô ứng (3,6) - Dựa vào văn cảnh (8) - Tách được: 2 vế quan hệ lỏng, không tách được: 2 vế quan hệ chặt chẽ Tác dụng của việc dùng câu ghép. 3. Kết luận - Hs đọc ghi nhớ SGK II. Luyện tập (20') Bài tập 1 - HS trao đổi, thảo luận a) Vế 1-2: nguyên nhân Vế 2-3: giải thích b) Điều kiện c) Quan hệ tăng tiến d) Tương phản e) Câu 1: nối tiếp Câu 2: nguyên nhân Bài tập 2 a, 4 câu ghép: điều kiện b, 2 câu ghép: nguyên nhân Bài tập 3 - Xét về mặt lập luận, mỗi vế trình bày một sự việc.Không nên tách mỗi vế câu thành câu riêng vì ý nghĩa (.) các vế có quan hệ với nhau, không đảm bảo tính mạch lạc. -Không tách vì tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão Hạc Giá trị biểu hiện của câu ghép. IV. Củng cố: (2') ? Nêu các quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép. V. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Làm bài tập 4 (tr125) - Học ghi nhớ (tr123) - Xem trước ''Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép'' Tuần 12 - Tiết 47 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn phương pháp thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh - Nhận biết các phương pháp thuyết minh - HS biết sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài viết B. Chuẩn bị: -Giáo viên: đọc tài liệu tham khảo. -Học sinh: xem trước bài ở nhà. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò ? Đọc các văn bản thuyết minh vừa học cho biết các văn bản ấy sử dụng loại tri thức gì. ? Làm thế nào để có được các tri thức ấy. ( giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từng văn bản) * Quan sát tìm hiểu, nắm bắt tri thức về đối tượng * Trình bày các biểu hiện không tiêu biểu quan trọng ? Vậy muốn có tri thức viết văn bản thuyết minh người viết phải làm gì? -Đọc các câu văn sau và trả lời câu hỏi ? Trong những câu văn trên ta thường gặp từ gì * Thường gặp từ là ? Sau từ là người ta cung cấp kiến thức như thế nào * Đối tượng + là + tri thức * Tác dụng giúp người đọc hiểu về đối tượng ? Hãy định nghĩa sách là gì. ? Loại câu văn định nghĩa, giải thích có vai trò gì trong văn thuyết minh ? Đọc các câu, đoạn văn sau có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày. * Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó. ? Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày , cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng. ? Đoạn văn đã cung cấp những số liệu nào?Nếu không có những số liệu đó có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không? ? Vậy thế nào là phương pháp dùng số liệu. ? So sánh là gì. ? ở đoạn văn này phương pháp so sánh có tác dụng gì. ? Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm nào của thành phố Huế. ? Vậy thế nào là phương pháp phân loại phân tích. ? Tác dụng của phương pháp này. ? Vậy khi thuyết minh chúng ta thường sử dụng phương pháp nào. Lưu ý : Không nên tách rời từng phương pháp trong thuyết minh mà phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp. ? Trong bài"Ôn dịch, thuốc lá'' đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết (bài viết thể hiện những tri thức nào) ? Các tri thức ấy có đúng đắn và đáng tin cậy không. ? Bài viết ấy đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào. I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh 1. Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm trong văn bản thuyết minh a. Ví dụ b. Nhận xét - Văn bản "Cây dừa" tri thức về sự vật. - Văn bản "tại sao lá cây có màu xanh lục","con giun đất" tri thức KH sinh học - Văn bản "Khởi nghĩa Nông Văn Vân" Tri thức lịch sử -Văn bản ''Huế'' ( Văn hoá) - Quan sát tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chấtTức là nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì ,có mấy bộ phận. - Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tư liệuĐọc sách , học tập tra cứu -Tích luỹ ghi chép những tài liệu cần thiết làm cơ sở để tham khảo chọn lọc chi tiết. c. Ghi nhớ (SGK) - Học sinh dựa ghi nhớ chấm1, trả lời 2. Phương pháp thuyết minh a)Phương pháp nêu đinh nghĩa giải thích. - Sau từ là: chỉ ra những đặc điểm công dụng riêng. sử dụng từ là biểu thị sự phán đoán( cung cấp kiến thức về văn hoá, nguồn gốc, thân thế) -Sách là phương tiện giữ gìn và truyền hoá kiến thức, là đồ dùng cần thiết của học sinh để học tập. - T/d: giúp người đọc hiểu về đối tượng phần lớn là ở vị trí đầu đoạn, đầu bài giữ vai trò giới thiệu b) Phương pháp liệt kê - Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó. - T/d: giúp người đọc hiểu sâu sắc và toàn diện, có ấn tượng về nội dung thuyết minh c) Phương pháp nêu ví dụ - Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung bài thuyết minh -Tác dụng: +Các ví dụ cụ thể có tác dụng thuyết phục người đọc khiến người đọc tin vào những điều người viết đã cung cấp. d) Phương pháp dùng số liệu (con số) - Học sinh tìm trong đoạn vănnếu không có những con số đó không thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố. - Cung cấp các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức. -Tác dụng: Làm cho tri thức có độ tin cậy càng cao. e) Phương pháp so sánh - Là đưa ra hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại so sánh nhằm nổi bật các đặc diểm tính chất của đối tượng. Tác dụng làm tăng sức thuyết phục độ tin cậy cho nội dung cần thuyết minh. g) Phương pháp phân loại, phân tích - VD văn bản ''Huế'' + Huế là sự kết hợp hài hoà của sông biển. +Huế đẹp với cảnh sắc sông núi +Huế còn là nơi những công trình kiến trúc nổi tiếng. - Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề ra phân tích. -Giúp cho ta đọc, hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống. * Kết luận: - Học sinh chốt lại ghi nhớ. II. Luyện tập Bài tập 1 - Học sinh thảo luận - Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ (khói thuốc lá vào phổi tác hại ntn, tác hại tới hồng cầu và động mạch ntn) - Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội( hiểu một nét tâm lí, cho rằng hút thuốc lá là văn minh, hút thuốc lá ảnh hưởng đến người không hút thuốc, kể cả cái thai trong bụng mẹ! Tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao, hút thuốc lá ảnh hưởng tới bữa ăn trong gia đình1 người tâm huyết với vấn đề xã hội bức xúc. Bài tập 2 - Học sinh bộc lộ - So sánh đối chiếu phân loại, phân tích số liệu. Bài tập 3: BTVN IV. Củng cố: (2') ? Các phương pháp thuyết minh V. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Hoàn thiện các BT, BT 3 chú ý kiến thức cụ thể, phương pháp dùngn số liệu sự kiện cụ thể - Xem trước ''Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh'' Tuần 12 - Tiết 48 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn trả bài kiểm tra tập làm văn 2 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh phát hiện được các lỗi trong bài viết của mình, đánh giá nhận xét yêu cầu của đề bài. - So sánh với bài viết trước để nhận thấy được ưu nhược điểm của bài này với bài trước. - Rèn kĩ năng tự chữa bài của mình và của bạn. B. Chuẩn bị: - GV chấm bài, trả trước 1 ngày C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(') - Kiểm tra việc sửa lỗi ở nhà của học sinh III. Tiến trình bài giảng: 1. Trả bài kiểm tra văn a. Đề bài: như tiết 41. b.Dàn ý: (Biểu điểm như tiết 41) c. Nhận xét: *Ưu điểm: -Đa số nắm được bài ,làm phần trắc nghiệm tốt. -Một số nắm chắc kĩ năng tóm tắt văn bản nên tóm tắt đúng theo yêu cầu của đề. -Trình bày tốt phần tự luận: đóng vai bé Hồng kể lại đoạn gặp mẹ. *Nhược điểm: -Một số chưa ôn tập kĩ nên chọn sai đáp án phần tự luận. -Có em chưa nắm chắc kĩ năng tóm tắt văn bản nên tóm tắt như phân tích, đưa cả những phần ngoài đoạn trích vào bài. -Phần phân tích chưa có mở bài, trình bày rườm rà, bỏ sót nhiều ý như Hồng thất vọng to lớn nếu đó không phải là mẹ, Hồng suung sướng khi ở trong lòng mẹ, bình luận vè tình mẹ. 2. Trả bài tập làm văn số 2: *. Ưu điểm: -Biết kết hợp tả, kể, biểu cảm. -Đóng vai cụ Bơ -men kể về việc làm của mình một cách hợp lí:có thể kể lại khi đã nằm trong viện, sung sướng vì đã hoàn thành kiệt tác dù phải chết, cái chết có ý nghĩa - cứu được một con người. -Nói được ý nghĩa của nghệ thuật chân chính. *. Nhược điểm: -Có bài kể chưa hợp lí: nhân vật đã chết kể lại câu chuyện . - Sắp xếp các chi tiết chưa hợp lí , trình bày ý còn lộn xộn. -Chưa có nhiều yếu tố biểu cảm, miêu tả trong bài viết, dựa nhiều vào văn bản. 3.Chữa lỗi trong bài: - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi: Lỗi sai Sửa lại -Gia đình chị Dậu vào loại nhất nhì trong hạng cùng đinh. bỏ , vì không nằm trong đoạn trích. Bọn chúng cầm gầy gộc, dây thừng, chị vồ được và dẩy chúngngã bổ khoè ra cửa. -Chúng cầm dây thừng, gậy gộc xông vào nhà chị. Chị đã thiết tha van xin nhưng chúng vẫn không nghe. Tức quá hoá liều, chị đã đấu lí với chúng rồi sau đó là đấu lực. -... bắt chói ... - ... bắt trói... - Chị dậu... - Chị Dậu... - Tôi là bé Hồng, sau đay tôi sẽ kể cho các bạn nghe... - bỏ, điễn đạt vụng về. - hồng... - Hồng... -...k biết - ...không biết... 4. Đọc và bình những bài văn hay: Trang, Thêm, Yến.... IV. Củng cố: - Kể tên những tác phẩm văn học truyện kí Việt Nam. -Cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. V. Hướng dẫn về nhà: -Tiếp tục ôn tập truyện kí Việt Nam, xem lại cách làm bài văn tự sự . - Xem trước bài phương pháp thuyết minh. Tuần 13 - Tiết 49 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản bài toán dân số (Theo Thái An - Báo GD-TĐ) A. Mục tiêu cần đạt: - Hs nắm được nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường ''tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ (giấy trong-máy chiếu):ghi ba luận điểmmục b,ôbàn cờ, bảng thống kê và dự báo sự phát triển dân số thế giới (sgk) - Đọc tài liệu tham khảo, một số câu tục ngữ, thành ngữ về sinh đẻ, dân số C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Nêu những giải pháp chống ôn dịch thuốc lá. ? Những việc làm của em góp phần chống việc hút thuốc lá của những người xung quanh. III. Tiến trình bài giảng: Sau khi học xong văn bản ''Thông tin........'' và "Ôn dịch, thuốc lá" em thấyloài người hiện nay đang đứng trước những nguy cơ gì?( Ô nhiễm môi trường, bệnh tật do rác thải, khói thuốc lá gây ung thư..) Ngoài những nguy cơ đó ra con người chúng ta còn đang đứng trước nguy cơ nữa đó là sự bùng nổ về dân số. Vậy con người đã nhận thức được điều này từ bao giờ và đã làm gì để điều đó không xảy ra.....(( ghi đầu bài và giải thích xuất từ văn bản) Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Giáo viên hướng dẫn cách đọc: rõ ràng chú ý những câu cảm thán, những số liệu, những phiên âm nước ngoài. - Giáo viên đọc mẫu đoạn: Từ đầu sáng mắt - Gọi hai học sinh đọc đoạn còn lại - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa. - Chú ý chú thích (3) cấp số nhân là ntn. - Nói thêm về 2 nhân vật Ađam và Eva đây là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa sai xuống trần gian hình thành và phát triển loài người ( minh hoạ chú thích 4). ? Văn bản này thuộc loại văn bản nào? phương thức biểu đạt chủ yếu là gì? ? Văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung từng phần là gì? ? Nhận xét về bố cục? - Gọi học sinh đọc mở bài ? Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập đến được giải thích trong phần mở bài này là gì?( ghi đề mục a) ? Điều gì đã làm cho người viết sáng mắt ra ? Em hiểu cụm từ sáng mắt ra là như thế nào - Cụm từ này được đặt trong dấu ngoặc kép, hiểu theo nghĩa bóng 1 công dụng của dấu ngoặc kép sẽ được học trong tiết sau ? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả Tác dụng * Diễn đạt nhẹ nhàng thân mật tình cảm sự gia tăng dân số hiện nay đã được đặt ra từ thời cổ đại ? Phần thân bài để CM-GT vấn đề tác giả đưa ra mấy luận điểm ? Là những luận điểm nào ? Cho học sinh phát biểu giáo viên đưa ra bảng phụ ( máy chiếu) - Gọi học sinh đọc đoạn văn 1( luận điểm 1) - Giáo viên tóm tắt câu chuyện gọi học sinh tóm tắt bài toán cổ. Giáo viên kết luận câu chuyện: Ban đầu tưởng là ít, có gì mà không làm được nhưng rồi không chàng trai nào đủ số thóc theo yêu cầu. ? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nhĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói. * Đưa câu chuyện cổ thú vị làm tiền đề so sánh sự gia tăng dân số. ? Tiếp theo ở luận điểm 2 tác giả đã tiếp tục chứng minh vấn đề: cách lập luận có gì khác trước. - Giáo viên dùng bảng phụ ô bàn cờ để so sánh( Tích hợp với TV về dấu ngoặc đơn) ? Từ cách lập luận như vậy tác giả muốn đưa người đọc đến vấn đề gì? * Bằng giả thiết, số liệu minh hoạ cụ thể mức độ gia tăng dân số của loài người rất nhanh chóng ? ở đoạn văn 3 tác giả đưa ra vấn đề sinh nở của phụ nữ ở một số nước nhằm mục đích gì? * Khả năng sinh của phụ nữ rất cao, khó khăn việc thực hiện sinh để có kế hoạch. ? ở các nước được kể tên ở các châu lục nào? ? Em hiểu gì về tình hình kinh tế, văn hoá các nước này ? Từ đó em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ của dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội * Dân số tăng nhanh đi liền với kinh tế văn hoá kém phát triển. ? Có nhận xét gì về số liệu mà tác giả đưa ra? Tác dụng - Tích hợp văn thuyết minh: số liệu cụ thể thuyết phục người đọc ? Tác giả nêu vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số đến năm 2015 nói lên điều gì Cách lập luận chặt chẽ - GV quay lại bài toán ô bàn cờ - Gọi học sinh đọc kết bài ? Nội dung kết bài * Hãy hạn chế sự gia tăng dân số bằng việc sinh đẻ có kế hoạch. ? Tại sao tác giả cho rằng đó làvấn đề tồn tại hay không tồn tại của chính loài người ? - Liên hệ với VN em biết gì về dân số. Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam hiện nay ? Đảng và nhà nước ta có những biện pháp nào hạn chế sự gia tăng dân số ? Qua việc tìm hiểu văn bản này em biết gì về dân số và kế hoạch hoá gia đình - Cho học sinh tự bộc lộ ghi nhớ giáo viên chốt lại gọi học sinh đọc ghi nhớ - Gọi học sinh đọc phần đọc thêm - Đưa bài tập 1 lên máy chiếu phát phiếu học tập- làm bằng giấy trong ? Vì sao sự gia tăng dân số....nghèo nàn lạc hậu - Đưa bảng phụ thông kê - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 I. Đọc- hiểu văn bản (30') 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - HS nghe -2 Học sinh đọc - Học sinh khác nhận xét - Dãy số trong đó từ số 2 trở đi mỗi số bằng số đứng trước nó nhân với một hằng số (số không đổi) gọi là công bội. 2. Tìm hiểu thể loại và bố cục a. Thể loại - Văn bản nhật dụng, phương thức biểu đạt nghị luận(CM-GT) vấn đề xã hội có sự kết hợp tự sự thuyết minh b. Bố cục -3 phần + Phần mở đầu: Từ đầu sáng mắt ra ( giới thiệu vấn đề ds và KHHGH) + TB tiếp ô thứ 31 của bàn cờ: CM - GT vấn đề đã nêu ở mở bài + KB: lời khuyến cáo của tác giả - Bố cục hợp lí phù hợp với đặc trưng văn bản nghị luận 3. Phân tích (22') a. GT về sự gia tăng dân số (5') - HS đọc - Vấn đề ds và KHHGD sự gia tăng dân số của con người - Đó là vấn đề ds và KHHGD dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại - Sáng về nhận thức không nên hiểu cách thông thường sáng mắt về thể chất: nhìn rõ - Diễn đạt nhẹ nhàng thân mật tình cảm giới thiệu về sự gia tăng dân số hiện nay đã được đặt ra từ thời cổ đại - 3 luận điểm tương ứng với 3 đoạn văn + Kể câu chuyện cổ về bài toán hạt thóc + So sánh sự gia tăng dân số với số thóc tăng trong bài toán +Đưa ra tỉ lệ sinh của người phụ nữ - Có 1 bàn cờ 64 ô - Ô thứ 1 đặt 1 hạt thóc, ô thứ 2 gấp đôi số hạt thóc của ô trước nó - Tổng số thóc thu được nhiều vô kể- phủ khắp bề mặt trái đất - Gây tò mò, hấp dẫn cho người đọc mang lại KL bất ngờ - Là tiền đề so sánh sự gia tăng dân số - Là điểm tựa, đòn bẩy cho người đọc vào vấn đề + Đưa ra giả thiết về sự so sánh các số liệu minh chứng cụ thể - Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người - Nếu mỗi gia đình chỉ có hai con 1995 là 5,63 tỉ ô thứ 30 của bàn cờ - Tác giả đưa ra câu chuyện cổ, đặt giả thiết so sánh, minh hoạ dẫn người đọc thấy được tốc độ gia tăng dân số của loài người quá nhanh. - Để cắt nghĩa vấn đề gia tăng dân số từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ rất cao. Việc thực hiện sinh đẻ kế hoạch từ 1 2 con là rất khó - Châu á : ấn độ, Nêpan,Việt Nam - Châu Phi: Ru an đa, Tadania, Ma-đa gatx ca - Tình trạng lạc hậu, nghèo nàn được xếp vào những nước chậm phát triển - Sự gia tăng dân số gắn liền với đói nghèo, mất cân đối về xã hội. Khi kinh tế, văn hoá giáo dục thấp kém trình độ dân trí thấp không thể chống chế được sự bùng nổ gia tăng dân số - Số liệu chính xác cụ thể thuyết phục người đọc - Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng mặt, cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số. Trái đất có thể nổ tung nếu dân số cứ tăng nhanh như vậy c. Lời kiến nghị của tác giả. - HS đọc - Tác giả khuyến cáo con người hạn chế gia tăng dân số - Vì muốn sống con người phải có đất đai. Đất không thể sinh sôi, con người ngày một nhiều hơn, do đó muốn sống con người phải điều chỉnh hạn chế sự gia tăng dân số, đây là yếu tố sống còn của nhân loại. - Dân số VN 80 triệu người - Tỉ lệ tăng hàng năm là 1,3 % - Kêu gọi mọi người thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình mỗi gia đinh dừng lại ở 2 con - Ban hành pháp lệnh dân số - Sự gia tăng dân số là thực trạng đáng lo ngại của thế giới là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lạc hậu - Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại 4. Ghi nhớ (2') III. Luyện tập Bài tập 1 - 1 học sinh đọc - Học sinh làm bài tập theo nhóm: con đường tốt để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ không thể dùng biện pháp thô bạo, giáo
File đính kèm:
- Van8 1213.doc