Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 105+106: Viết bài tập làm văn số 6

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 105+106: Viết bài tập làm văn số 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ THỊ VIỆT THÀNH

NGỮ VĂN 9
Năm học 2013 - 2014



Tiết 105 + 106
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
(Văn nghị luận)
	
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài văn theo đặc trưng kiểu bài nghị luận.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức cố gắng vươn lên thông qua bài viết. Có ý thức vận dụng lý thuyết văn nghị luận vào bài làm.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: Đề bài, đáp án, biểu điểm chấm.
	2. Trò: Ôn tập phương pháp làm bài văn nghị luận.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1……………………………………………………..
	 	 9A3……………………………………………………...
	2. Kiểm tra bài cũ (0 phút)
	3. Bài mới:

A. MA TRẬN ĐỀ

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Văn 
nghị luận
Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Dàn bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
2
10%

1
7
70%

3
10
100%

B. ĐỀ BÀI
Câu 1 : Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Câu 2 : Dàn bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.	
Câu 3 : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống … Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Trình bày đúng, đủ nội dung khái niệm nghị luận về một SVHT đời sống ( 1 điểm)
	Nghị luận về một SV, HT trong đời sống xã hội là bàn về một SV, HT có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Câu 2: Dàn bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống/ SGK 24 (2 điểm)
- MB: Giới thiệu vấn đè nghị luận.
- TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
- KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Câu 3: 
* Yêu cầu của đề.
- Thể loại : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của một số người.
- Về nội dung: Bài làm cần tập trung làm nổi bật hiện tượng xấu là vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng.
Nêu được những biểu hiện của hiện tượng đó, hậu quả, giải pháp khắc phục, đánh giá nhận xét của bản thân về hiện tượng đó. Học sinh đặt được nhan đề cho bài viết.
 - Về hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động...
* Dàn bài.
a. MB ( 1,5 điểm ).
- Giới thiệu hiện tương: hiện nay ở những nơi công cộng hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra.
b. TB ( 4 điểm ) Phân tích hiện tượng
- Biểu hiện của hiện tượng: vứt, đổ rác không đúng nơi qui định trên đường phố, những nơi công cộng vui chơi giải trí, ở trường học, công sở.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
	+ Người dân thiếu ý thức giữ gìn nơi công cộng.
	+ Các cơ quan quản lí chưa có biện pháp xử lí vi phạm.
	+ Thiếu những thùng rác công cộng...
- Hiện tượng vứt rác ra nơi công cộng có tác hại gì.
	+ Làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
	+ Làm tắc nghẽn nguồn nước, ô nhiễm môi trường...
- Hiện tượng đáng phê phán ở những khía cạnh nào? Vì sao lại phê phán.
	+ Phê phán ở ý thức của mỗi công dân.
	+ Phê phán cách tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của công dân của một số cơ quan đoàn thể.
- Bài học rút ra từ hiện tượng, thói quen vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng là gì?
	+ Mỗi công dân tự nâng cao ý thức giữ gìn vệ sing nơi công cộng.
	+ Cơ quan có chức năng có thêm bện pháp xử lí.
	+ Giáo dục tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn vệc sinh nơi công cộng.
- Kêu gọi hành động.
	+ Mỗi chúng ta hãy giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để cho môi trường sạch đẹp bằng những việc làm cụ thể.
c. KB ( 1,5 điểm )
- Rút ra bài học cho bản thân, không nên tạo cho mình thói quen xấu.

4. Củng cố (3 phút)
	- Thu bài chấm. Nhận xét, đánh giá giờ viết bài.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) 
	- Ôn tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Chuẩn bị bài: Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten.

IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………

File đính kèm:

  • docTiet 105 106 viet bai TLV so 4.doc