Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 134+135: Viết bài tập làm văn số 7

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 3557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 134+135: Viết bài tập làm văn số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ THỊ VIỆT THÀNH

NGỮ VĂN 9
Năm học 2013 - 2014


Tiết 134 + 135 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
	
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài văn theo đặc trưng kiểu bài nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ)
3. Thái độ: Học sinh có ý thức cố gắng vươn lên thông qua bài viết. Có ý thức vận dụng lý thuyết văn nghị luận vào bài làm.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: Đề bài, đáp án và biểu điểm.
	2. Trò: Ôn tập nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ)
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1……………………………………………………..
	 	 9A3……………………………………………………...
	2. Kiểm tra bài cũ ( 1 phút)
	3. Bài mới: 82 phút

MA TRẬN

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Thơ

Trình bày nội dung bài thơ MXNN

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

1
3
30%

1
7
70 %

2
10
100%

ĐỀ BÀI

Câu 1: (3 đ) Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: 
 "Đan lờ cài nan hoa.
 Vách nhà ken câu hát
 Rừng cho hoa
 Con đường cho những tấm lòng
 Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
 Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời".
 ( “Nói với con”- Y Phương)
Câu 2: (7 đ) Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM

Câu 1: (3 điểm)
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt.
+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau.

Câu 2: (7 điểm)
 1. Mở bài: ( 1, 5 điểm)
- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca.
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm súc chân thành tha thiết.
 2. Thân bài
 a. Khổ 1: (1,0 điểm)
- Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi
- Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác.(Tre t­îng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam).
 b. Khổ 2: (1,0 điểm)
- Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi)
- Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân: hình ảnh dòng người nối dài vô tân như kết thành tràng hoa dâng Bác.
 c. Khổ 3: (1,0 điểm)
- Có cảm giác Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên có trăng làm bạn.
- Nhưng trở về với thực tại: Bác đã đi xa, một nỗi đau nhức nhối.
 d. Khổ 4: (1,0 điểm)
- Lưu luyến bịn rịn không muốn xa Bác.
- Muốn làm “chim, hoa, tre” để được gần Bác
- “Cây tre trung hiếu” thực hiện lí tưởng của Bác, và lời dậy của Bác : “trung với nước hiếu với dân”.
 3. Kết bài: (1,5 điểm)
- Nghệ thuật: Bài thơ giàu cảm xúc, âm hưởng trầm lắng, lời thơ tự nhiên.
- Bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, trước hết là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ và của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu. 

4. Củng cố (3 phút)
	- Thu bài chấm. Nhận xét, đánh giá giờ viết bài.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) 
	- Ôn nghị luận về một đoạn thơ (hoặc bài thơ)
	- Chuẩn bị bài: Tổng kết văn bản nhật dụng.

IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………

File đính kèm:

  • docTiet 134 135 Viet bai TLV so 6.doc