Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 68+69: Viết bài tập làm văn số 3

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 3954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 68+69: Viết bài tập làm văn số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ THỊ VIỆT THÀNH

NGỮ VĂN 9
Năm học 2013 - 2014


Tiết 68 + 69
VIẾT BÀI TẬP LÀM SỐ 3
(Văn tự sự)

I. Mục tiêu
	1.Kiến thức: Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập làm văn hoàn chỉnh. HS viết được một văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận , khuyến khích các bài viết sáng tạo.
	2.Kĩ năng : Rèn luyện năng lực viết văn tự sự , đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
	3.Thái độ : Giaó dục hs ý thức làm bài độc lập, sáng tạo.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: Đề bài + Đáp an & biểu điểm chấm
	2. Trò: Ôn tập văn tự sự.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1……………………………………………………..
	 	 9A3……………………………………………………...
	2. Kiểm tra bài cũ (0 phút)
	3. Bài mới:

A. MA TRẬN ĐỀ

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Văn tự sự
Thế nào là độc thoại, độc thoại nội tâm?
Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong bài văn tự sự?

Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ với người lính lái xe trong tác phẩm : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 1
 1
10 %
 1
 2
10 %

1
7
70 %
3
10
100%

B. Đề BÀI
	Câu 1 : Thế nào là độc thoại, độc thoại nội tâm?
	Câu 2 : Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong bài văn tự sự ?
	Câu 3 : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ với người lính lái xe trong tác phẩm : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
C. ĐÁP ÁN & BIỂU DIỂM CHẤM
Câu 1: Trình bày đầy đủ và chính xác về độc thoại và độc thoại nội tâm ( 1đ)
Câu 2: Vai trò của yếu tố nghị luận rất quan trọng trong bài văn tự sự ( 2đ)
Câu 3:
	- Thể loại: Tự sự- Kể chuyện tưởng tượng .
	- Yêu cầu: Kết hợp tự sự với yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Có sử dụng đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong khi kể chuyện.
 * Mở bài: (1 điểm)
	- Giới thiệu về tình huống gặp gỡ – tình huống giả định (Lý do gặp gỡ, thời gian, địa điểm, quang cảnh, ...)
 * Thân bài (5 điểm)
	- Miêu tả hình ảnh những chiếc xe – làm rõ tính chất khốc liệt của cuộc chiến, tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ lái xe
	- Trình bày diễn biến của cuộc gặp gỡ cần thể hiện được các nội dung sau:
	- Hoàn cảnh: trên đường Trường Sơn, lúc nghỉ ngơi hay trên trọng điểm
	- Nhân vật : tuổi, ngoại hình, hành động, suy nghĩ, phẩm chất.
	- Gặp gỡ, trò chuyện về vấn đề gì ? chiến tranh, những mất mát hi sinh, ước mơ về hòa bình, lời nhắn nhủ.
	- Những suy nghĩ , tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe , về cuộc chiến tranh, về tương lai (có kết hợp 1 số yếu tố :đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận ...)
* Kết bài (1 điểm).
	- Nêu kết cục của sự việc,
	- Ấn tượng của em về buổi gặp gỡ, trò chuyện .
( Bài học cho bản thân từ những gương sáng về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước của các chiến sĩ trong binh đoàn vận tải quân sự Trường Sơn,những suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ sau với lịch sử và thế hệ trước ...)

4. Củng cố
	- Thu bài về chấm.
	- Nhận xét, đánh giá giờ viết bài. 
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Ôn lại văn tự sự
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..


File đính kèm:

  • docTiet 68 69 Viet bai TLV so 3.doc
Đề thi liên quan