Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 73: Kiểm tra tiếng Việt

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Lê Thị Việt Thành - Tiết 73: Kiểm tra tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ THỊ VIỆT THÀNH

NGỮ VĂN 9
Năm học 2013 - 2014


Tiết 73
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
	
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương, hệ thống hoá những kiến thức về từ vựng đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. HS tích hợp được với văn bản và tập làm văn đã học.
	2. Kĩ năng: Rèn luyện tổng hợp về kĩ năng sử dụng tiếng việt trong nói và viết.
	3.Thái độ: GD hs ý thức làm bài trung thực, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: Đề bài, đáp án, biểu điểm chấm.
	2. Trò: Ôn tập, chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1……………………………………………………..
	 	 9A3……………………………………………………...
	2. Kiểm tra bài cũ (0 phút)
	3. Bài mới:

A. MA TRẬN

TÊN 
CHỦ ĐỀ
(Nội dung, chương..) 
NHẬN BIẾT 
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG 
TỔNG CỘNG 

TL
TL
THẤP 
CAO 

Chủ đề: 
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội thoại 
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 


- Nêu định nghĩa về các phương châm hội thoại, các biện pháp tu từ.


- Nhận diện ra biện pháp tu từ, các phương châm hội thoại, trường từ vựng 

- Đặt câu 


Viết đoạn văn ngắn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1
2
20%
1
3
30%
1
2
20 %
1
3
30 %
4
10
100 %

ĐỀ BÀI
Câu 1 : ( 2.0 điểm )
 Kể tên các phương chân hội thoại đó học? Cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây? Đọc mẩu chuyện sau: 
	Người con đang học môn Địa lí, hỏi bố:
	- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?
	Người bố đang mải đọc báo, trả lời:
	- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.
( Truyện cười dân gian)
 Trong mẫu chuyện trên, lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại nào? 
Câu 2: ( 3,0 điểm) Thế nào là ẩn dụ ? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? Vận dụng kiến thức đó hoc về một số pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau 
- Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
 ( Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo )
- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
 ( Nguyễn Khoa Điềm- Khút hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Câu 3: ( 2,0 điểm) Tìm trường từ vựng và đặt câu với trường từ vựng đã tìm được? 
 “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
( Hồ Chí Minh- Tuyên ngôn độc lập)
Câu 4: ( 3,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) đề tài tự chọn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp? 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu 1:
	* Có 5 phương châm hội thoại đó học: (Mỗi ý đúng 0,25 điểm à 1,25 điểm)
- Phương châm về chất.
- Phương châm về lượng.
- Phương châm quan hệ. 
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
	* Không tuân thủ phương châm cách thức. (0,75 điểm)
Câu 2:
a) Thế nào là ẩn dụ ? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? 
 - Ẩn dụ là gọi tên sự vật ,hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. (1,0 điểm)
- Có hai kiểu ẩn dụ thường gặp 
	+ Ẩn dụ hình tượng. (0,5 điểm)
	+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (0,5 điểm)
b) Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
 ( Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo )
	+ Nguyễn Trãi đó sử dụng biện pháp nói quá trong 2 câu.
	+ Biện pháp nói quá trên đó nhấn mạnh sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân, đó cũng là ý chí ,nghị lực, quyết tâm của nghĩa quân không gì ngăn cản nổi trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. (0,75 điểm)
 “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
 ( Nguyễn Khoa Điềm- Khút hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) 
	+ Nguyễn Khoa Điềm đó sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ thứ 2
	+ “mặt trời” nhằm chỉ em bé lớn trên lưng mẹ. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ thể hiện sự gắn bó giữa người mẹ với con. Đó là nguồn sống, sự tin yêu, tin tưởng của người mẹ đối với ngày mai. (0,75 điểm)
Câu 3:
	Tìm trường từ vựng ( Tắm, bể) (1,0 điểm)
	Đặt câu với 2 trường từ vựng tìm được. ( học sinh tự làm) (1,0 điểm)
Câu 4 (3,0 điểm)
	- Nội dung : đề tài học sinh tự chọn (1,0 điểm)
	- Hình thức: một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. (2,0 điểm)

4. Củng cố (3 phút)
	- Thu bài chấm. 
	- Gv nhận xét, đánh giá giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) 
	- Ôn lại phần Tiếng Việt à Kiểm tra học kì I
	- Chuẩn bị bài: Những đứa trẻ; ôn tập thơ, truyện hiện đại.

IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………









File đính kèm:

  • docTiet 73 Kiem tra Tieng Viet.doc
Đề thi liên quan