Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15, tiết 75: Kiểm tra văn học 1 tiết (phần thơ và truyện hiện đại)

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15, tiết 75: Kiểm tra văn học 1 tiết (phần thơ và truyện hiện đại), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Tiết 75
Kiểm tra văn học 1 tiết 
( Phần Thơ và truyện hiện đại )
Ngày ra đề : 20/11/ 08
Ngày duyệt đề :
Người ra đề : Nhóm văn THCS Mỹ Bằng 
Ma Trận :

 Mức độ KT
ND kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL

Lặng lẽ Sa Pa
1/2
(0,5đ)






1/2
(0,5đ)
ánh trăng
1/2
(0,5đ)

1/4
(0,25đ)




3/4
(0,75đ)
Bếp lửa 


1/4
(0,25đ)
 


1
 (4 đ)
1.1/4
 (4,25đ)
Làng 


1
 (1 đ)





1
 (1 đ)
Đoàn thuyền đánh cá 
1/4
(0,25đ)







1/4
 (0,25đ)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
1/4
(0,25đ)







1/4
 (0,25đ)
Chi ếc l ư ợc ngà






1
 (3 đ)
1
 (3đ)
Tổng số câu , tổng số điểm
 1.1/2
 (1,5đ) 
 
 1.1/2
 (1,5đ)
 2
 (7 đ)
 5
 (10đ)

 Nội dung đề 
I .Phần TNKQ (3đ)
Câu 1 (1đ)
Đọc kỹ , Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu chỉ ý kiến đúng nhất (mỗi ý đúng được 0,25 điểm )
a/ Hình ảnh “Đầu súng trăng treo’ có ý nghĩa :
 A. Tả thực B. Biểu tượng 
 C. Vừa tả thực vừa biểu tượng D. ý kiến khác 
b/ Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa về hình ảnh bếp lửa qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ?
 A. Hiện diện như tình cảm ấm áp của người bà dành cho cháu .
 B. Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ.
 C. Là sự cưu mang đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu.
 D. cả A,B,C đều đúng .
c/ Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được viết theo thể loại:
 A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn 
 C. Hồi ký D. Tuỳ bút 
d/ Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề về thái độ của con người mà văn bản ánh trăng (Nguyễn Duy) đặt ra ?
 A. Thái độ đối với quá khứ . B. Thái độ với những người đã khuất .
 C. Thái độ với chính mình . D. Kết hợp cả A,B,C .

Câu 2 (1đ) Cho trước các từ : bộc lộ , tâm lí , tình huống, lập tề, tâm trạng . Hãy lựa chọn và điền vào chỗ trống thích hợp . (Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm)
 “ Ngòi bút miêu tả ………………………..của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc hơn khi đặt nhân vật ông Hai vào……………., một thử thách để làm ………………………chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ làng Chợ Dầu của ông theo giặc …………………”
Câu 3 (1đ)
 Nối tên tác phẩm ở cột (A) với tên tác giả ở cột (B) sao cho đúng . (Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm).

A
Nối
B
1. Đồng chí 


a. Phạm Tiến Duật 
2. Đoàn thuyền đánh cá 


b. Nguyễn Thành Long
3. ánh trăng 


c. Huy Cận
4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính 

d. Nguyễn Duy
5. Lặng lẽ Sa Pa




II. Phần TNTL (7đ)
Câu 4 (3đ) Tóm tắt ngắn gọn văn bản trích “ Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng ?
Câu 5 (4đ) Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ?


C. ĐáP án 
I. Phần TNKQ (3đ) ( Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 đ)
Câu 1 . ý đúng là: a/ C ; b/ D ; c/ B ; d/ D 
Câu 2.Thứ tự điền đúng là : tâm lí – tình huống – bộc lộ – lập tề 
Câu 3. Thứ tự nối là : 
 2 - C ; 3 - d ; 4 – a ; 5 – b
II. Phần TNTL (7đ)
* Yêu cầu về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ trình bày rõ ràng , không sai lỗi chính tả , lời văn lưu loát .
* Yêu cầu về nội dung :
Câu 4: Tóm tắt văn bản trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng (3đ)
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu chưa đầy một tuổi . mãi đến khi con lên tám tuổi , ông mới có dịp về thăm nhà . bé thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong ảnh chụp cùng má . Em đối xử như người xa lạ . đến lúc bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông sáu phải lên đường .
 ở khu căn cứ , người cha dồn hết tình cảm yêu quí , nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược ngà bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng . Trong một trận càn ông hy sịnh . Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn ( bác Ba – người đồng chí già - người kể câu chuyện này ) cất giữ trao lại cho bé Thu .
Câu 5 (4đ) Học sinh trình bày cảm nhận của mình về nhân vật người bà trong bài thơ Bếp lửa dưới dạng bài viết ngắn , nội dung đẩm bảo các ý cơ bản sau: 
Bà là người giàu lòng yêu thương 
Bà là người phụ nữ tần tảo , chịu đựng gian khổ khó khăn .
Bà có đức hy sinh cao cả lớn lao.
Bà có niềm tin mãnh liệt vào cách mạnh , kháng chiến …
Bà là chỗ dựa – là điểm tựa tinh thần cho đàn cháu noi theo .
Bài viết có phân tích được một số hình ảnh đặc sắc để toát lên những đức tính quí báu của người bà .


File đính kèm:

  • docTiet 75 KT van 9.doc
Đề thi liên quan