Giáo án Ngữ Văn lớp 11 – Ban Cơ Bản

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 11 – Ban Cơ Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 20/1/08
Tiết 78, Tiếng Việt NGHĨA CỦA CÂU (TT) Ngày dạy: 22/1/08

A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 
Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
Có kỹ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kỹ năng đặt câu thể hiwnj được thành phần nghĩa một cách phù hợp.
B/ Phương tiện dạy học:
SGV, SGK, S bài tập, sách tham khảo
Thiết kế bài giảng.
C/ Phương pháp dạy học:
Kết hợp vấn đáp, thảo luận, giảng giải.
D/ Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số:
Kiểm tra bài cũ 
Có mấy thành phần nghĩa của câu? 
Thế nào là nghĩa sự vịêc? Cho ví dụ minh hoạ.
Bài mới: 
TG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

HĐ1: HD tìm hiểu nghĩa tình thái.
-Em hiểu thế nào là tình thái? 
=>GV: đối với tình cảm và thái độ của con người trong cuộc sống rất phong phú và phức tạp. Trong trượng hợp bài này chỉ tập trung vào hai trường hợp.

GV: Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ. Đó có thể là sự tin chắc hoặc hoài nghi, phỏng đoán, sự đánh giá cao hay thấp, tốt hay xấu, sự nhấn mạnh hoặc coi nhẹ…đối với sự việc.

-Hãy chỉ ra các từ ngữ chỉ tình thái trong các vì dụ trên?













-Qua các ví dụ đó hãy chỉ ra có những nghĩa tình thái nào?








HS làm bài tập 1
(THẢO LUẬN NHÓM)





-Hãy chỉ ra các từ ngữ chỉ tình thái trong các vì dụ trên?









-Qua các ví dụ đó hãy chỉ ra có những nghĩa tình thái thuộc tình cảm, thái độ?

=> Qua các vị dụ đã phân tích trên, em hiểu thế nào là nghĩa tình thái?

HĐ 3 HD Luyện tập
HS Lên bảg làm bài tập.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét cho điểm.


HĐ4 Dặc dò
-Về nhà ôn lại kiến thức về nghĩa của câu.
-Tiết sau học bài “Vội vàng” về nhà soạn bài.
III – Nghĩa Tình Thái:

-Tình Thái Tình Cảm Và Thái Độ.





Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối vơi sự việc được đánh giá trong câu:







Ví dụ:
(1). Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. 
(2). Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
(3). Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
(4). Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao.
(5). Tôi xin thề với ông rắng, tuy chính phủ có cho tôi mẫu đồn điền thật, nhưng tôi mất theo vào cái ây có đến sáu vạn bạc, mà vẫn chaư thu về một xu bạc nào cả!
(6). Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm với gói thuốc là cùng.
(7). Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
(8). Hắn nhặt một hòn gạch vờ, toan đập đầu.
(9). Tao không thể làm người lương thiện.
(10). Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.
* Các nghĩa tình thái:
- Khẳng định tính chất thực của sự việc: (1,2).
- Phỏng đoán sự vịêc với độ tin cậy cao hoặc thấp; (3,4).
- Đánh giá mức độ hay số lượng đối với phương diện nào đó của sự việc: (5,6).
- Đánh giá sự việc thật hay không thật, có xảy ra hay không xảy ra (7,8).
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc (9,10).
Làm bài tập 1 (SGK)
a) Chắc -> Phỏng đoán sự vịêc với độ tin cậy cao.
b) Rõ ràng là -> Khẳng định tính chất thật của sự việc.
c) Thật là -> Khẳng định tính chất thật của sự việc.
d) Chỉ -> Đánh giá về mực độ đối với phương diện của sự việc.
 Thì sao, đã đành -> Đáng giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe:
Xét các ví dụ sau:
(1). Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
(2). Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
(3). Ông Lý cáu mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên đầu, dạm doạ:
 - Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt nhà máy.
(4). Người loong toong đáp:
 - Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách.
Các nghĩa chỉ tình cảm thái độ:
Tình cảm thân mật, gần gũi: (1,2).
Thái độ bực tức, hách dịch: (3).
Thái độ kỉnh cẩn: (4).
 

(Ghi nhớ SGK)

IV . LUYỆN TẬP
Bài tập 2. (tương tự bài tập 1)
Bài tập 3:
Câu (a) – Hình như.
Câu (b) – dễ.
Câu (c) – chả nhẽ, tận.








File đính kèm:

  • docBai Nghia cua cau.doc